[SGK KHTN Lớp 6 Cánh Diều] Lý thuyết Lực và tác dụng lực KHTN 6 Cánh diều
Hướng dẫn học bài: Lý thuyết Lực và tác dụng lực KHTN 6 Cánh diều - Môn Khoa học tự nhiên lớp 6 Lớp 6. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách 'SGK KHTN Lớp 6 Cánh Diều Lớp 6' được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.
lực và tác dụng lực
i. tìm hiểu về lực
- khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, chúng ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia.
- tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác được gọi là lực.
- chúng ta không nhìn thấy lực nhưng có thể nhìn thấy và cảm nhận được kết quả tác dụng của lực:
+ lực làm vật đang đứng yên thì chuyển động
+ lực làm vật đang chuyển động thì dừng lại
+ lực làm thay đổi hướng chuyển động của vật
+ lực làm vật biến dạng
=> lực tác dụng lên một vật có thể làm thay đổi tốc độ, hướng chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng.
ii. đo lực
- độ mạnh, yếu của lực được gọi là độ lớn của lực.
- lực kế là dụng cụ dùng để đo lực.
- đơn vị đo lực là niutơn, kí hiệu là n.
- khi đo lực bằng lực kế, cần:
+ ước lượng lực mạnh hay yếu để chọn lực kế phù hợp.
+ điều chỉnh cho cái chỉ thị của lực kế chỉ đúng số 0
+ cho lực cần đo tác dụng vào lò xo lực kế. treo hoặc giữ cố định phần thân của lực kế sao cho lực kế dọc theo phương của lực cần đo.
+ đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với chỗ đánh dấu ở cái chỉ thị.
iii. biểu diễn lực
- người ta biểu diễn lực bằng một mũi tên có:
+ gốc của mũi tên có điểm đặt vào vật chịu tác dụng lực
+ hướng của mũi tên theo hướng kéo hoặc đẩy (phương và chiều của mũi tên là phương và chiều của lực)
+ độ lớn của lực được biểu diễn qua độ dài mũi tên hoặc ghi bằng số bên cạnh mũi tên.
- ví dụ:
=> vật chịu tác dụng của lực theo phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, có độ lớn là 30 n.
sơ đồ tư duy về lực và tác dụng của lực - khtn 6 - cánh diều