[Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10] Thế giới mạng và tôi - Nguyễn Thị Hậu
Hướng dẫn học bài: Thế giới mạng và tôi - Nguyễn Thị Hậu - Môn Ngữ văn Lớp 10 Lớp 10. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách 'Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 Lớp 10' được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.
Tác giả
Tác giả Nguyễn Thị Hậu
- Nguyễn Thị Hậu sinh năm 1958 tại Hà Nội, là tiến sĩ khảo cổ học.
- Hiện bà đang giảng dạy tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM và là Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM, Phó Tổng thư ký Hội khoa học lịch sử Việt Nam và Tổng Thư ký Hội Sử học TP HCM.
- Bà có nhiều công trình nghiên cứu về các nền Văn hóa Óc Eo, Đồng Nai, Sa Huỳnh, khảo cổ học đô thị TP Hồ Chí Minh... Bà cũng xuất bản nhiều cuốn sách ở các thể loại như ký, truyện ngắn, tản văn…
- Một số tác phẩm: Thế Giới Mạng Và Tôi, Ngắn & Rất Ngắn (đồng tác giả với Nguyễn Thị Minh Thái),...
Tác phẩm
Thế giới mạng và tôi
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ: trích từ cuốn sách Thế giới mạng và tôi, NXB Văn học, Hà Nội.
b. Phương thức biểu đạt: Nghị luận
c. Tóm tắt: Văn bản trình bày quan điểm và những trải nhiệm cá nhân của tác giả về thế giới mạng. Từ đó khẳng định chúng ta nên biết cách sử dụng mạng xã hội hợp lí và văn minh để mang lại những kết quả tốt.
d. Bố cục
Văn bản chia thành 3 phần
- Đoạn 1: Từ đầu đến “nhạt đi và nhẹ đi”: Thế giới mạng là nơi bày tỏ mọi suy nghĩ, quan điểm của con người.
- Đoạn 2: Tiếp theo đến “của một xã hội”: Cần ứng xử văn minh trên mạng xã hội
- Đoạn 3: Còn lại: Những điều tích cực khi sử dụng mạng xã hội.
2. Tìm hiểu chi tiết
a. Cách nhìn nhận về thế giới mạng
- Cách nhìn nhận về thế giới mạng thông qua trải nghiệm cá nhân của tác giả đem đến cho bạn sự đồng cảm hoặc một cách nghĩ mới về mạng xã hội hiện nay.
- Tác giả đã nhấn mạnh việc con người cần chủ động trước thế giới mạng để biết tận dụng nó một cách hợp lý, có ích, làm chủ được bản thân không chỉ trên mạng mà còn ngoài đời thực.
- Với hình thức tâm sự, thổ lộ, bài nghị luận khiến độc giả cảm thấy gần gũi, dễ dàng tương tác và đón nhận những ý kiến, không cảm thấy đây như một bài dùng để phê phán hay khuyên răn, yêu cầu.
b. Thông điệp văn bản
- Văn bản trình bày quan điểm và những trải nhiệm cá nhân của tác giả về thế giới mạng. Từ đó khẳng định chúng ta nên biết cách sử dụng mạng xã hội hợp lí và văn minh để mang lại những kết quả tốt.
c. Giá trị nội dung
Văn bản nêu ra những lợi ích tích cực từ mạng xã hội và cách sử dụng mạng xã hội văn minh
d. Giá trị nghệ thuật
- Văn bản đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục người đọc
- Lập luận chặt chẽ
- Ngôn từ giản dị, dễ hiểu.