[Âm nhạc Lớp 6 Cánh Diều] Thường thức âm nhạc: Đàn tranh và đàn đáy, nghệ sĩ nhân dân Quách Thị Hồ SGK Âm nhạc 6 - Cánh Diều
Hướng dẫn học bài: Thường thức âm nhạc: Đàn tranh và đàn đáy, nghệ sĩ nhân dân Quách Thị Hồ SGK Âm nhạc 6 - Cánh Diều - Môn Âm nhạc lớp 6 Lớp 6. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách 'Âm nhạc Lớp 6 Cánh Diều Lớp 6' được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.
bài 1
âm thanh của đàn tranh thường để thể hiện những giai điệu nào?
phương pháp giải:
quan sát hình dáng và nghe âm thanh của đàn tranh và để trả lời câu hỏi.
lời giải chi tiết:
tiếng đàn tranh trong trẻo, sáng nên thường thể hiện tốt những điệu nhạc vui tươi, nhưng cũng có khi u buồn và hùng tráng.
bài 2
em có nhận xét gì về hình dáng cây đàn đáy?
phương pháp giải:
quan sát hình dáng của đàn đáy và để trả lời câu hỏi.
lời giải chi tiết:
với hình dáng cây đàn đáy, chúng ta có thể thấy khá giống với cây đàn guitar của phương tây và chỉ khác ở chỗ là đàn đáy vuông vức hơn.
bài 3
kể tên một vài nghệ nhân ca trù hoặc nghệ sĩ hát nhạc cổ truyền mà em biết.
phương pháp giải:
tìm hiểu thông tin về nghệ thuật ca trù và trả lời câu hỏi.
lời giải chi tiết:
những nghệ sĩ nổi tiếng như là nghệ nhân ca trù nguyễn thị chúc, nghệ nhân quách thị hồ và nghệ nhân bạch vân...
bài 4
em có biết nghệ thuật ca trù phổ biến ở vùng, miền nào của việt nam không?
phương pháp giải:
tìm hiểu thông tin về nghệ thuật ca trù và trả lời câu hỏi.
lời giải chi tiết:
nghệ thuật ca trù rất phổ biến ở miền bắc và bắc trung bộ.