[Bài tập trắc nghiệm Toán Lớp 3 chân trời sáng tạo] Trắc nghiệm: Phép chia hết và phép chia có dư Toán 3 Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn học bài: Trắc nghiệm: Phép chia hết và phép chia có dư Toán 3 Chân trời sáng tạo - Môn Toán học lớp 3 Lớp 3. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách 'Bài tập trắc nghiệm Toán Lớp 3 chân trời sáng tạo Lớp 3' được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.

Đề bài

Câu 1 :

Điền số thích hợp vào chỗ trống:

Nếu lấy một số có hai chữ số nào đó chia cho $5$ thì số dư lớn nhất có thể là số nào ?

Số dư lớn nhất có thể là số

Câu 2 :

Trong một phép chia có dư, số chia là $6$ thì số dư bé nhất có thể là:

A. \(0\)

B. \(1\)

C. \(2\)

D. \(3\)

Câu 3 :

Có $15$ người khách muốn đi đò sang sông. Mỗi chuyến đò chở được $5$ người, kể cả người lái đò. Cần ít nhất số chuyến đò để chở hết số người đó qua sông là:

A. $3$ chuyến đò 

B. $4$ chuyến đò 

C. $5$ chuyến đò

D. $6$ chuyến đò.

Câu 4 :

Phép chia nào dưới đây có cùng số dư với phép chia $31{\rm{ }}:{\rm{ }}5$ ?

A. \(16:4\)

B. \(19:3\)

C. \(32:6\)

D. \(25:2\)

Câu 5 :

Điền số thích hợp vào chỗ trống:

$38{\rm{ }}:{\rm{ }}4{\rm{ }} = {\rm{ }}9$ (dư

)

Câu 6 :

Một phép chia có số chia là $6$, thương bằng $18$ và số dư là số dư lớn nhất có thể.

Số bị chia của phép chia đó là:

Câu 7 :

Phép chia nào sau đây là phép chia có dư ?

A. \(20:5\)

B. \(13:2\)

C. \(30:3\)

D. \(36:4\)

Câu 8 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

\(31\,\, = \,\,6\,\, \times \)

$+$

Câu 9 :

Biết: $x{\rm{ }}:{\rm{ }}3{\rm{ }} = {\rm{ }}9$ (dư $2$). Giá trị của $x$ là:

A. \(21\)

B. \(33\)

C. $29$

D. \(25\)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Điền số thích hợp vào chỗ trống:

Nếu lấy một số có hai chữ số nào đó chia cho $5$ thì số dư lớn nhất có thể là số nào ?

Số dư lớn nhất có thể là số

Đáp án

Số dư lớn nhất có thể là số

Phương pháp giải :

Trong một phép chia có dư, số dư lớn nhất có thể luôn bé hơn số chia một đơn vị.

Lời giải chi tiết :

Số dư lớn nhất có thể trong phép chia cho $5$ là $4$.

Số cần điền vào chỗ trống là $4$.

Câu 2 :

Trong một phép chia có dư, số chia là $6$ thì số dư bé nhất có thể là:

A. \(0\)

B. \(1\)

C. \(2\)

D. \(3\)

Đáp án

B. \(1\)

Phương pháp giải :

Xác định giá trị của số dư bé nhất trong phép chia có dư rồi chọn đáp án thích hợp.

Lời giải chi tiết :

Trong một phép chia có dư, số chia là $6$ thì số dư bé nhất có thể là: $1$.

Đáp án cần chọn là B.

Câu 3 :

Có $15$ người khách muốn đi đò sang sông. Mỗi chuyến đò chở được $5$ người, kể cả người lái đò. Cần ít nhất số chuyến đò để chở hết số người đó qua sông là:

A. $3$ chuyến đò 

B. $4$ chuyến đò 

C. $5$ chuyến đò

D. $6$ chuyến đò.

Đáp án

B. $4$ chuyến đò 

Phương pháp giải :

- Tìm số khách một chuyến đò chở được.

- Làm phép chia \(15\) với số khách một chuyến đò chở được.

- Nếu còn dư người thì cần thêm một thuyền nữa để chở hết số khách đó.

Lời giải chi tiết :

Mỗi chuyến đò chở được số khách là:

             $5{\rm{ }}-{\rm{ }}1{\rm{ }} = {\rm{ }}4$ (người)

Thực hiện phép chia ta có:

$15{\rm{ }}:{\rm{ }}4{\rm{ }} = {\rm{ }}3$ (dư $3$)

Nếu $3$ chuyến đò, mỗi chuyến đò chở $4$ người khách thì còn $3$ người khách chưa sang sông nên cần thêm $1$ chuyến đò nữa.

Vậy cần ít nhất số chuyến đò là:

             $3{\rm{ }} + {\rm{ }}1{\rm{ }} = {\rm{ }}4$ (chuyến đò)

                                       Đáp số: $4$ chuyến đò.

Câu 4 :

Phép chia nào dưới đây có cùng số dư với phép chia $31{\rm{ }}:{\rm{ }}5$ ?

A. \(16:4\)

B. \(19:3\)

C. \(32:6\)

D. \(25:2\)

Đáp án

B. \(19:3\)

D. \(25:2\)

Phương pháp giải :

- Làm phép chia $31{\rm{ }}:{\rm{ }}5$ để xác định số dư.

- Lần lượt tính các phép chia trong 4 đáp án, tích vào các phép chia nào có cùng số dư với số dư em vừa tìm được ở bước trên.

Lời giải chi tiết :

Ta có: $31{\rm{ }}:{\rm{ }}5{\rm{ }} = {\rm{ }}6$ (dư $1$)

Và:

$A.{\rm{ }}16{\rm{ }}:{\rm{ }}4{\rm{ }} = 4$

$B.{\rm{ }}19{\rm{ }}:{\rm{ }}3{\rm{ }} = 6$ (dư $1$)

$C.{\rm{ }}32{\rm{ }}:{\rm{ }}6{\rm{ }} = {\rm{ }}5$ (dư $2$)

$D.{\rm{ }}25{\rm{ }}:{\rm{ }}2{\rm{ }} = {\rm{ }}12$ (dư $1$)

Như vậy có hai phép tính có cùng số dư với phép chia đã cho.

Đáp án cần chọn là B và D.

Câu 5 :

Điền số thích hợp vào chỗ trống:

$38{\rm{ }}:{\rm{ }}4{\rm{ }} = {\rm{ }}9$ (dư

)

Đáp án

$38{\rm{ }}:{\rm{ }}4{\rm{ }} = {\rm{ }}9$ (dư

)

Phương pháp giải :

Thực hiện phép chia và điền số dư thích hợp vào chỗ trống.

Lời giải chi tiết :

Ta có: $38{\rm{ }}:{\rm{ }}4{\rm{ }} = {\rm{ }}9$ (dư $2$)

Số cần điền vào chỗ trống là $2$.

Câu 6 :

Một phép chia có số chia là $6$, thương bằng $18$ và số dư là số dư lớn nhất có thể.

Số bị chia của phép chia đó là:

Đáp án

Số bị chia của phép chia đó là:

Phương pháp giải :

- Tìm số dư của phép chia.

- Trong phép chia có dư, muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư.

Lời giải chi tiết :

Phép chia có số chia là \(6\) nên số dư lớn nhất có thể là $5$.

Số bị chia của phép chia đó là:

            $18{\rm{ }} \times {\rm{ }}6{\rm{ }} + {\rm{ }}5{\rm{ }} = 113$

                                 Đáp số: $113$.

Số cần điền vào chỗ trống là \(113\).

Câu 7 :

Phép chia nào sau đây là phép chia có dư ?

A. \(20:5\)

B. \(13:2\)

C. \(30:3\)

D. \(36:4\)

Đáp án

B. \(13:2\)

Phương pháp giải :

Thực hiện các phép chia đã cho và chọn đáp án có phép chia có dư.

Lời giải chi tiết :

A. ${\rm{ }}20{\rm{ }}:{\rm{ }}5{\rm{ }} = {\rm{ }}4$

B. ${\rm{ }}13{\rm{ }}:{\rm{ }}2{\rm{ }} = {\rm{ }}6$ (dư $1$)

C. ${\rm{ }}30{\rm{ }}:{\rm{ }}3{\rm{ }} = {\rm{ }}10$

D. ${\rm{ }}36{\rm{ }}:{\rm{ }}4{\rm{ }} = {\rm{ }}9$

Vây phép chia có dư là phép chia số $2$.

Đáp án cần chọn là B.

Câu 8 :

Điền số thích hợp vào ô trống:

\(31\,\, = \,\,6\,\, \times \)

$+$

Đáp án

\(31\,\, = \,\,6\,\, \times \)

$+$

Phương pháp giải :

Thực hiện phép chia $31$ cho $6$ để tìm được số cần điền vào hai chỗ trống.

Lời giải chi tiết :

Vì $31:6=5$ (dư $1$) nên có thể viết thành:

\(31=6\times5+1\)

Vậy hai số cần điền vào chỗ trống là $5$ và $1.$

Câu 9 :

Biết: $x{\rm{ }}:{\rm{ }}3{\rm{ }} = {\rm{ }}9$ (dư $2$). Giá trị của $x$ là:

A. \(21\)

B. \(33\)

C. $29$

D. \(25\)

Đáp án

C. $29$

Phương pháp giải :

Trong  phép chia có dư, số bị chia được tìm bằng cách lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư .

Lời giải chi tiết :

$x{\rm{ }}:{\rm{ }}3{\rm{ }} \,\,\,\,= {\rm{ }}9$ (dư $2$).

$\begin{array}{l}x\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = 9 \times 3 + 2\\x\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \,\,\,\,\,27 + 2\\x\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,29\end{array}$

Giải bài tập những môn khác

Môn Tiếng Anh lớp 3

Tài liệu tin học

Tài liệu Lớp 1

Tài liệu Lớp 2

Tài liệu Lớp 3

Tài liệu Lớp 4

Tài liệu Lớp 5

Trò chơi Powerpoint

Sáng kiến kinh nghiệm