[Công nghệ Lớp 6 Kết nối tri thức] Bài 10. Khái quát về đồ dùng điện trong gia đình

Hướng dẫn học bài: Bài 10. Khái quát về đồ dùng điện trong gia đình - Môn Công nghệ lớp 6 Lớp 6. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách 'Công nghệ Lớp 6 Kết nối tri thức Lớp 6' được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Kể tên một số đồ dùng điện trong gia đình em. Cho biết một số thông số kĩ thuật ghi trên những đồ dùng điện đó. 

Lời giải chi tiết:

Một số đồ dùng điện có trong gia đình em là quạt điện, nồi cơm điện, máy sấy tóc.

- Quạt điện có điện áp định mức 220 V, công suất định mức 46 W.

- Nồi cơm điện có điện áp định mức 220 V, công suất định mức 500 W.

- Máy sấy tóc có điện áp định mức 220 V, công suất định mức 1000 W.

Câu 2

Tìm hiểu ý nghĩa của các nhãn năng lượng và cách lựa chọn một số đồ dùng điện sao cho tiết kiệm điện dựa trên nhãn năng lượng.

Phương pháp giải:

Nhãn năng lượng để xác nhận hoặc so sánh khả năng tiết kiệm năng lượng của đồ dùng điện.

Lời giải chi tiết:

- Ý nghĩa của nhãn năng lượng: 

+ Nhãn năng lượng so sánh được hiển thị trên phương tiện, thiết bị lưu thông trên thị trường nhằm cung cấp cho người tiêu dùng biết các thông tin về hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị này so với các phương tiện, thiết bị cùng loại khác trên thị trường, giúp người tiêu dùng lựa chọn được phương tiện, thiết bị có mức tiêu thụ năng lượng tiết kiệm hơn.

+ Mức hiệu suất năng lượng khác nhau ứng với năm cấp hiệu suất năng lượng tương ứng với số sao in trên nhãn, từ một sao đến năm sao, nhãn năm sao là nhãn có hiệu suất tốt nhất.

- Cách lựa chọn một đồ dùng điện sao cho tiết kiệm điện dựa trên nhãn năng lượng:

+ Khi chọn điều hoà: Ở nhãn năng lượng của máy lạnh còn có một chỉ số có thể đánh giá khá chính xác việc tiết kiệm điện của máy, đó là chỉ số hiệu suất sử dụng năng lượng (EER hoặc CSPF) nhưng thường ít được biết đến. Thông số này phản ánh việc chuyển hóa năng lượng tiêu thụ của máy thành công suất làm lạnh và càng cao càng tốt.

+ Khi chọn tủ lạnh, máy giặt: chọn những tủ lạnh trang bị công nghệ Inverter có khả năng tiết kiệm điện, chọn nhãn năng lượng 5 sao sẽ có hiệu suất tốt hơn.

Loigiaihay.com

Đề bài

Tìm hiểu một số tình huống mất an toàn khi sử dụng đồ dùng điện trong gia đình và đề xuất cách phòng tránh.

Lời giải chi tiết

Một số tình huống mất an toàn khi sử dụng đồ dùng điện trong gia đình à đề xuất cách phòng tránh là:

Thứ tự

Tình huống mất an toàn

Cách phòng tránh

1

Cắm chung nhiều đồ dùng điện trên cùng một ổ cắm.

Không cắm chung nhiều đồ dùng điện trên một ổ cắm.

2

Vừa cắm sạc điện thoại vừa sử dụng.

Sạc điện thoại đủ pin mới được sử dụng.

3

Chưa rút phích điện ra khỏi ổ cắm khi không sử dụng.

Rút phích điện ra khỏi ổ cắm khi không sử dụng.

Đề bài

Đọc nội dung mục 2 và cho biết em chưa thực hiện những lưu ý an toàn nào khi sử dụng đồ dùng điện trong gia đình.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

An toàn khi sử dụng đồ dùng điện trong gia đình: An toàn đối với người sử dụng và an toàn đối với đồ dùng điện. 

Lời giải chi tiết

Em chưa thực hiện đúng một số lưu ý an toàn khi sử dụng đồ điện như:

+ Chưa thường xuyên kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế ngay nếu đồ dùng điện bị 

hư hỏng, để tránh cháy nổ, hở điện gây điện giật.

+ Đôi khi chân ướt em vẫn cắm phích điện.

Loigiaihay.com

Đề bài

Sắp xếp thứ tự ưu tiên các lưu ý trong mục 1 khi em muốn mua một đồ dùng điện mới cho gia đình. Giải thích tại sao.

Lời giải chi tiết

- Lựa chọn loại có thông số kĩ thuật và tính năng phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình.

- Lựa chọn loại có khả năng tiết kiệm điện (có dán nhãn tiết kiệm năng lượng)

- Lựa chọn các thương hiệu và cửa hàng uy tín để đảm bảo mua được những đồ dùng điện có chất lượng tốt, độ bền cao, an toàn và dịch vụ bảo hành chu đáo.

- Lựa chọn loại có giá phù hợp với điều kiện tài chính của gia đình.

- Lựa chọn các đồ dùng điện thân thiện với môi trường, sử dụng năng lượng từ tự nhiên như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, …

Loigiaihay.com

Đề bài

Nêu tên gọi và cho biết công dụng của những đồ dùng điện trong Hình 10.1

 

Lời giải chi tiết

Tên gọi và công dụng của những đồ dùng điện trong Hình 10.1 được thể hiện trong bảng sau:

Hình

Tên

Công dụng

a

Ấm siêu tốc

Giúp đun nước nhanh sôi hơn 

b

Máy xay sinh tố

Say nhuyễn các loại rau của quả tạo ra các loại thức uống ngon miệng

c

Đèn bàn

Thắp sáng cho chúng ta học tập, làm việc 

d

Bàn là

Giúp là quần áo được phẳng đẹp 

e

Quạt treo tường

Giúp làm mát 

g

Bếp từ

Giúp đun nấu tiện lợi, nhanh chóng, sạch sẽ hơn bếp đun bằng ga 

h

Máy hút bụi

Giúp nhà cửa sạch sẽ hơn 

i

Máy sấy tóc

Giúp tóc nhanh khô hơn 

k

Nồi cơm điện

Giúp nấu cơm nhanh hơn, rút ngắn thời gian nấu nướng. 

Đề bài

Đọc thông số kỹ thuật của các đồ dùng điện cho hình 10.2 cho biết các đại lượng điện định mức và thông số kỹ thuật đặc trưng của chúng. 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Thông số kỹ thuật của đồ dùng điện bao gồm các đại lượng điện định mức chung và các đại lượng đặc trưng riêng cho chức năng của đồ dùng điện, được quy định bởi nhà sản xuất. 

Lời giải chi tiết

Đại lượng điện định mức và thông số kĩ thuật đặc trưng của đồ dùng điện Hình 10.2 là:

Hình

Tên

Điện áp định mức

Công suất định mức

a

Máy sấy tóc

220 – 240 V

900 – 1 100 W

b

Quạt treo tường

220 V

46 W

c

Nồi cơm điện

220V

700W

Đề bài

Đồ dùng điện giúp nâng cao sự tiện ích trong gia đình như thế nào? Làm thế nào để lựa chọn, sử dụng đồ điện trong gia đình an toàn, hiệu quả? 

Lời giải chi tiết

- Đồ dùng điện mang lại tiện ích khi con người

+ Tiết kiệm sức lao động, rút ngắn thời gian làm việc của con người

+ Giúp con người giải trí, mang lại sự thoải mái cho con người.

- Để lựa chọn, sử dụng đồ dùng điện trong gia đình an toàn, hiệu quả, cần:

+ Lựa chọn loại có thông số kĩ thuật và tính năng phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình.

+ Lựa chọn loại có khả năng tiết kiệm điện.

+ Lựa chọn các thương hiệu và cửa hàng uy tín.

+ Lựa chọn loại có giá phù hợp với điều kiện tài chính của gia đình

+ Lựa chọn các đồ dùng điện thân thiện với môi trường, sử dụng năng lượng từ tự nhiên như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, …

Loigiaihay.com

I. ĐỒ DÙNG ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH 

Đồ dùng điện trong gia đình là các sản phẩm công nghệ, hoạt động bằng năng lượng điện, phục vụ sinh hoạt trong gia đình 

II. THÔNG SỐ KĨ THUẬT CỦA ĐỒ DÙNG ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH 

- Thông số kĩ thuật của đồ dùng điện gồm các đại lượng điện định mức chung và các đại lượng đặc trưng riêng cho chức năng của đồ dùng điện, được quy định bởi nhà sản xuất. 

- Các đại lượng định mức chung của đồ dùng điện thông thường gồm có: 

   + Điện áp định mức: là mức điện để đồ dùng điện hoạt động bình thường và an toàn, đơn vị là vôn (kí hiệu V) 

   + Công suất định mức: là mức độ tiêu thụ điện năng của đồ dùng điện khi hoạt động bình thường, đơn vị là oát (kí hiệu W) 

- Thông số kĩ thuật giúp người dùng lựa chọn đồ điện phù hợp và sử dụng đúng yêu cầu. 

III. LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DỤNG ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH 

1. Lựa chọn đồ dùng điện trong gia đình 

- Lựa chọn loại có thông số kĩ thuật và tính năng phù hợp với nhu cầu sử dụng.

- Lựa chọn loại có khả năng tiết kiệm điện 

- Lựa chọn các thương hiệu và cửa hàng có uy tín 

- Lựa chọn loại có giá thành phù hợp với điều kiện tài chính của gia đình 

- Lựa chọn đồ dùng điện thân thiện với môi trường, sử dụng năng lượng từ tự nhiên. 

2. An toàn sử dụng đồ dùng điện trong gia đình 

   a. An toàn sử dụng đồ dùng điện trong gia đình 

- Không chạm vào chỗ đang có điện 

- Không cầm phích điện, đóng cầu dao, bật công tắc điện hay sử dụng đồ dùng điện khi tay hoặc người bị ướt 

- Không vừa dùng vừa nạp điện, khi nạp đầy cần rút nguồn điện ra để tránh cháy nổ 

- Không tiếp xúc trực tiếp với những bộ phận của thiết bị điện có nhiệt độ cao hoặc đang hoạt động 

- Khi sửa các đồ điện trong nhà phải ngắt nguồn điện, sử dụng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện và treo biển cấm cắm điện hoặc cử người giám sát nguồn điện 

- Các đồ dùng điện khi không sử dụng nữa, phải xử lí đúng cách để tránh tác hại ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người 

b. An toàn đối với đồ dùng điện 

- Đặt đồ dùng điện trên bề mặt ổn định hoặc cố định chắc chắn để tránh rơi, đồ trong quá trình vận hành. 

- Hạn chế cắm chung nhiều đồ dùng điện có công suất lớn trên cùng một ổ cắm 

- Vận hành đồ dùng điện theo quy trình hướng dẫn 

- Sử dụng đúng chức năng của đồ dùng điện 

- Tránh đặt đồ dùng điện ở nơi ẩm ướt hoặc gần các nguồn nhiệt 

- Ngắt điện hoặc rút phích cắm khỏi ổ điện khi không sử dụng hoặc trước khi làm vệ sinh  

Giải bài tập những môn khác

Môn Toán học lớp 6

Môn Ngữ văn lớp 6

  • Bài tập trắc nghiệm ngữ văn lớp 6 Cánh diều
  • Bài tập trắc nghiệm văn Lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
  • Bài tập trắc nghiệm văn Lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
  • Bài tập trắc nghiệm Văn Lớp 6 Cánh diều
  • Bài tập trắc nghiệm Văn Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
  • Bài tập trắc nghiệm Văn Lớp 6 Chân trời sáng tạo
  • Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 6 Cánh diều
  • Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 6 Chân trời sáng tạo
  • Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 6 Kết nối tri thức
  • Ôn tập hè Văn lớp 6
  • SBT Văn lớp 6 Cánh diều
  • SBT Văn lớp 6 Chân trời sáng tạo
  • SBT Văn lớp 6 Kết nối tri thức
  • Soạn văn chi tiết lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
  • Soạn văn chi tiết lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
  • Soạn văn chi tiết Lớp 6 sách chân trời sáng tạo
  • Soạn văn chi tiết Lớp 6 sách chân trời sáng tạo
  • Soạn văn chi tiết ngữ văn Lớp 6 Cánh diều
  • Soạn văn siêu ngắn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
  • Soạn văn siêu ngắn Lớp 6 chân trời sáng tạo
  • Soạn văn siêu ngắn Lớp 6 chân trời sáng tạo
  • Soạn văn siêu ngắn Lớp 6 Cánh diều
  • Soạn văn siêu ngắn lớp 6 kết nối tri thức
  • Tác giả, Tác phẩm văn lớp 6
  • Tóm tắt, bố cục Văn lớp 6 Chân trời sáng tạo
  • Tóm tắt, bố cục Văn lớp 6 Kết nối tri thức
  • Tóm tắt, bố cục Văn lớp 6 Cánh diều
  • Văn mẫu lớp 6 Chân trời sáng tạo
  • Văn mẫu lớp 6 Cánh diều
  • Văn mẫu lớp 6 Kết nối tri thức
  • Vở thực hành Ngữ văn Lớp 6
  • Môn Khoa học tự nhiên lớp 6

    Môn Tiếng Anh lớp 6

    Tài liệu tin học

    Tài liệu Lớp 1

    Tài liệu Lớp 2

    Tài liệu Lớp 3

    Tài liệu Lớp 4

    Tài liệu Lớp 5

    Trò chơi Powerpoint

    Sáng kiến kinh nghiệm