[Mĩ thuật Lớp 6 Kết nối tri thức] Trả lời Vận dụng - trang 17 - SGK Mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Hướng dẫn học bài: Trả lời Vận dụng - trang 17 - SGK Mĩ thuật 6 kết nối tri thức - Môn Mỹ thuật lớp 6 Lớp 6. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách 'Mĩ thuật Lớp 6 Kết nối tri thức Lớp 6' được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.

Đề bài

Mô tả tạo hình ngôi nhà trong tranh của danh họa Vincent Vangogh.

Gợi ý:

- Ngôi nhà có kiểu dáng như thế nào?

- Tạo hình ngôi nhà sử dụng những đường nét, màu sắc như thế nào?

- Hãy chỉ màu đậm, màu nhạt và phân tích nguyên lí tương phản trong hai tác phẩm này.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Quan sát và mô tả hình dáng của ngôi nhà

Lời giải chi tiết

- Ngôi nhà trong 2 bức tranh trên có kiểu dáng như những ngôi nhà ta thường thấy: mái nhà với ống khói nhô lên, có 1 điểm khác biệt là trong bức tranh “Con đường ở vùng Oise”, ngôi nhà có mái màu cam và tường nhà được làm bằng đá

- Tạo hình ngôi nhà được sử dụng đường nét, màu sắc:

+ Về màu sắc: Bức tranh "Con đường ở vùng Oise": cam, xanh dương, xanh lá cây, vàng. Bức còn lại: vàng, xanh lá, xanh rêu xanh dương…

+ Về đường nét: Các nét cọ của Van Gogh luôn ngắn, nối tiếp, chất chồng lên nhau. Điều đó cho thấy trong quá trình thực hiện tác phẩm, ông tập trung cao độ, cảm xúc mạnh, năng lượng dồn vào cây cọ rất lớn, tốc độ đưa cọ nhanh.

Màu đậm, màu nhạt và nguyên lý tương phản qua 2 bức tranh:

+ Bức “Con đường ở cùng Oise”: sử dụng cả gam màu đậm và nhạt. (đậm: cam, xanh dương, xanh lá, vàng; nhạt: trắng, vàng). Bức tranh này có sự tương phản khá mạnh, điển hình là cam - xanh dương đặt cạnh nhau, đối lập nhau mạnh mẽ. Van Gogh đã sử dụng 2 màu tương phản để làm màu sắc chính cho bức tranh, có tác dụng làm nổi bật thị giác mạnh

+ Bức “Nhà tranh ở làng Codeville”: sử dụng gam màu đậm lẫn nhạt (đậm: xanh rêu, xanh lá; nhạt: trải dài từ vàng đến xanh rêu, sắc độ đậm tăng dần). Bức tranh này có sự tương phản lẫn đồng điệu. Trước hết, sự đồng điệu được thể hiện ở cách phối màu theo sắc độ đậm dần từ dưới lên trên (vàng -> xanh rêu). Sau đó, sự tương phản được thể hiện ở từ màu xanh rêu chuyển sang xanh dương, nhưng không quá mạnh mẽ như ở bức trên vì giữa chúng là màu trắng đặt cạnh, trông hài hòa, dịu mắt hơn.

Giải bài tập những môn khác

Môn Toán học lớp 6

Môn Ngữ văn lớp 6

  • Bài tập trắc nghiệm ngữ văn lớp 6 Cánh diều
  • Bài tập trắc nghiệm văn Lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
  • Bài tập trắc nghiệm văn Lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
  • Bài tập trắc nghiệm Văn Lớp 6 Cánh diều
  • Bài tập trắc nghiệm Văn Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
  • Bài tập trắc nghiệm Văn Lớp 6 Chân trời sáng tạo
  • Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 6 Cánh diều
  • Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 6 Chân trời sáng tạo
  • Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 6 Kết nối tri thức
  • Ôn tập hè Văn lớp 6
  • SBT Văn lớp 6 Cánh diều
  • SBT Văn lớp 6 Chân trời sáng tạo
  • SBT Văn lớp 6 Kết nối tri thức
  • Soạn văn chi tiết lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
  • Soạn văn chi tiết lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
  • Soạn văn chi tiết Lớp 6 sách chân trời sáng tạo
  • Soạn văn chi tiết Lớp 6 sách chân trời sáng tạo
  • Soạn văn chi tiết ngữ văn Lớp 6 Cánh diều
  • Soạn văn siêu ngắn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
  • Soạn văn siêu ngắn Lớp 6 chân trời sáng tạo
  • Soạn văn siêu ngắn Lớp 6 chân trời sáng tạo
  • Soạn văn siêu ngắn Lớp 6 Cánh diều
  • Soạn văn siêu ngắn lớp 6 kết nối tri thức
  • Tác giả, Tác phẩm văn lớp 6
  • Tóm tắt, bố cục Văn lớp 6 Chân trời sáng tạo
  • Tóm tắt, bố cục Văn lớp 6 Kết nối tri thức
  • Tóm tắt, bố cục Văn lớp 6 Cánh diều
  • Văn mẫu lớp 6 Chân trời sáng tạo
  • Văn mẫu lớp 6 Cánh diều
  • Văn mẫu lớp 6 Kết nối tri thức
  • Vở thực hành Ngữ văn Lớp 6
  • Môn Khoa học tự nhiên lớp 6

    Môn Tiếng Anh lớp 6

    Tài liệu tin học

    Tài liệu Lớp 1

    Tài liệu Lớp 2

    Tài liệu Lớp 3

    Tài liệu Lớp 4

    Tài liệu Lớp 5

    Trò chơi Powerpoint

    Sáng kiến kinh nghiệm