[SGK GDCD Lớp 7 chân trời sáng tạo] Lý thuyết Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng GDCD 7 Chân trời sáng tạo
Hướng dẫn học bài: Lý thuyết Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng GDCD 7 Chân trời sáng tạo - Môn GDCD Lớp 7 Lớp 7. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách 'SGK GDCD Lớp 7 chân trời sáng tạo Lớp 7' được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.
1. Khái niệm.
Căng thẳng là phản ứng của cơ thể trước những áp lực cuộc sống hay một yếu tố tác động nào đó gây ảnh hưởng đến thể chất lẫn tinh thần của con người.
2. Biểu hiện của căng thẳng.
- Thường xuyên đau đầu, đau cơ bắp, đau bụng, đổ mồ hôi, chóng mặt,…
- Đảo lộn các sinh hoạt hằng ngày như ăn uống, giấc ngủ;…
- Mất tập trung, hay quên hoặc trở nên vụng về;
- Cảm thấy chán nản, lo lắng, khó chịu, buồn bã, thờ ơ;
- Dễ nổi cái, bực bội hoặc nóng tính,…
3. Nguyên nhân gây ra căng thẳng
- Nguyên nhân chủ quan: Do suy nghĩ tiêu cực, thiếu kĩ năng ứng phó với căng thẳng trong cuộc sống, tự tạo áp lực cho bản thân, mất ngủ, sử dụng chất kích thích,…
- Nguyên nhân khách quan: Do môi trường sống như thời tiết, tiếng ồn, ô nhiễm,…, do kì vọng của bố mẹ, áp lực học tập, thi cư, bạo lực gia đình, bạo lực học đường,…
4. Tác hại.
- Căng thẳng gây ra những tác động xấu đến sức khỏe như ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ cơ, hệ tim mạch,…
- Gây nên những rối loạn về mặt tinh thần
- Làm ảnh hưởng đến mối quan hệ với mọi người xung quanh và đến việc học tập, lao động.