[Bài Tập Trắc Nghiệm Văn Lớp 7 Cánh Diều] Trắc nghiệm văn 7 lý thuyết Nói giảm nói tránh cánh diều có đáp án
Hướng dẫn học bài: Trắc nghiệm văn 7 lý thuyết Nói giảm nói tránh cánh diều có đáp án - Môn Ngữ văn Lớp 7 Lớp 7. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách 'Bài Tập Trắc Nghiệm Văn Lớp 7 Cánh Diều Lớp 7' được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.
Đề bài
Nói giảm nói tránh là gì?
-
A.
Là dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
-
B.
Là dùng các từ ngữ sử dụng khi miêu tả con người để gọi tên, miêu tả con vật, đồ vật hay sự vật nào đó
-
C.
Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng
-
D.
Là phóng đại quá mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả
Điểm giống nhau giữa nói giảm nói tránh với nói quá là?
-
A.
Đều phóng đại hay khoa trương một sự việc
-
B.
Đều không đi thẳng vào vấn đề mà làm giảm đi tiêu cực
-
C.
Đều đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng
-
D.
Đều nói một cách không chính xác về sự việc đã xảy ra
Trường hợp nào sau đây không sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh?
-
A.
Khi muốn tránh cảm giác đau buồn, sợ hãi, gai người, thô tục, thiếu phần lịch sự
-
B.
Khi muốn thể hiện sự tôn trọng với người đang đối thoại với mình
-
C.
Khi muốn thể hiện sự thiếu tôn trọng với người đang đối thoại với mình
-
D.
Khi muốn nhận xét một cách chân thành, tế nhị, lịch sự và có văn hóa để người nghe dễ dàng tiếp thu
Câu nào dưới đây sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh?
-
A.
Con đường mòn chạy thẳng đến tận chân trời
-
B.
Cày đồng đang buổi ban trưaMồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
-
C.
Tấc đất, tấc vàng
-
D.
Anh ấy không bao giờ trở về nữa, mãi mãi nằm lại ở chiến trường B
Lời giải và đáp án
Nói giảm nói tránh là gì?
-
A.
Là dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
-
B.
Là dùng các từ ngữ sử dụng khi miêu tả con người để gọi tên, miêu tả con vật, đồ vật hay sự vật nào đó
-
C.
Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng
-
D.
Là phóng đại quá mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả
Đáp án : A
Ôn lại kiến thức về biện pháp nói giảm nói tránh
Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Điểm giống nhau giữa nói giảm nói tránh với nói quá là?
-
A.
Đều phóng đại hay khoa trương một sự việc
-
B.
Đều không đi thẳng vào vấn đề mà làm giảm đi tiêu cực
-
C.
Đều đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng
-
D.
Đều nói một cách không chính xác về sự việc đã xảy ra
Đáp án : D
Ôn lại kiến thức về biện pháp nói giảm nói tránh
Điểm giống nhau giữa nói giảm nói tránh và nói quá là đều nói một cách không chính xác về sự việc đã xảy ra
Trường hợp nào sau đây không sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh?
-
A.
Khi muốn tránh cảm giác đau buồn, sợ hãi, gai người, thô tục, thiếu phần lịch sự
-
B.
Khi muốn thể hiện sự tôn trọng với người đang đối thoại với mình
-
C.
Khi muốn thể hiện sự thiếu tôn trọng với người đang đối thoại với mình
-
D.
Khi muốn nhận xét một cách chân thành, tế nhị, lịch sự và có văn hóa để người nghe dễ dàng tiếp thu
Đáp án : C
Vận dụng kiến thức về biện pháp nói giảm nói tránh
Trường hợp “Khi muốn thể hiện sự thiếu tôn trọng với người đang đối thoại với mình” không sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh
Câu nào dưới đây sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh?
-
A.
Con đường mòn chạy thẳng đến tận chân trời
-
B.
Cày đồng đang buổi ban trưaMồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
-
C.
Tấc đất, tấc vàng
-
D.
Anh ấy không bao giờ trở về nữa, mãi mãi nằm lại ở chiến trường B
Đáp án : D
Ôn lại kiến thức về biện pháp nói giảm nói tránh
Câu “Anh ấy không bao giờ trở về nữa, mãi mãi nằm lại ở chiến trường B” sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh