[SGK Giáo dục quốc phòng và an ninh Lớp 12 Cánh diều] Hoạt động khám phá 4 trang 77 SGK GDQP 12
Hướng dẫn học bài: Hoạt động khám phá 4 trang 77 SGK GDQP 12 - Môn GD Quốc Phòng và An Ninh Lớp 12 Lớp 12. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách 'SGK Giáo dục quốc phòng và an ninh Lớp 12 Cánh diều Lớp 12' được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.
Đề bài
Trả lời Câu hỏi Khám phá 4 trang 77 SGK Giáo dục quốc phòng và An ninh 12
Theo em, trong chạy vũ trang có thể xảy ra những tình huống nào đối với học sinh? Với mỗi tình huống, cần xử trí như thế nào?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Dựa vào nội dung phần 3. Xử trí một số tình huống trong chạy vũ trang trang 77 SGK Giáo dục quốc phòng và An ninh 12 để trả lời câu hỏi này
Lời giải chi tiết
Tình huống 1:
- Ngất: Người chạy lảo đảo, mất thăng bằng, dừng lại đột ngột, ngã xuống đất; da lạnh, đổ mồ hôi; hôn mê, thường hồi tỉnh sau một thời gian ngần.
- Say nóng, say nắng (sốc nhiệt): Người chạy toát mồ hôi; đau đầu, khó thở, đỏ mặt, nôn, ỉa chảy; rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp; có thể lên cơn động kinh và hôn mê.
- Bong gân: Người chạy khó di chuyển; chỗ bị bong gân đau, sưng, bầm tím, cơ bị co thắt.
Cách xử trí:
- Gọi nhân viên y tế nhà trường.
- Tiến hành sơ cứu
Tình huống 2:
- Chuột rút: Người chạy bị co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội; vùng bị chuột rút không tiếp tục cử động được.
Cách xử trí:
- Gọi nhân viên y tế nhà trường.
- Duỗi cơ về phía ngược lại; xoa bóp, chườm nóng (lạnh) vùng bị chuột rút; uống nhiều nước.
Tình huống 3:
- Căng cơ: Người chạy thấy đau âm i ở một số nơi như chân, đùi, lưng, cổ tay, ... kèm theo sưng tấy hay bầm tím ở những chỗ đau.
Cách xử trí:
- Gọi nhân viên y tế nhà trường.
- Chườm lạnh vùng bị căng cơ; nghỉ luyện tập cho đến khi hết đau (khoảng 2 - 3 ngày).