[Lý thuyết Ngữ Văn Lớp 10] Khái niệm, cách đánh dấu phần bị tỉnh lược
Hướng dẫn học bài: Khái niệm, cách đánh dấu phần bị tỉnh lược - Môn Ngữ văn Lớp 10 Lớp 10. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách 'Lý thuyết Ngữ Văn Lớp 10 Lớp 10' được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.
PHẦN BỊ TỈNH LƯỢC
- Phần bị tỉnh lược là phần thông tin ít quan trọng của văn bản gốc (theo cách nhìn và định hướng sử dụng văn bản của người tổ chức bản thảo) đã được lược bỏ, giúp cho nội dung văn bản trích dẫn trở nên tập trung và cô đọng hơn.
- Khi tạo lập văn bản, người viết có thể sử dụng một số cách thức dưới đây để đánh dấu phần bị tỉnh lược:
+ Dùng kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong dấu ngoặc đơn (...) hoặc móc vuông
+ Dùng cụm từ chỉ báo về sự tỉnh lược như: lược dẫn, lược một đoạn,...
+ Dùng một số đoạn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược
+ Kết hợp một số cách nêu trên
Ví dụ: Kì thủy sở dĩ chưa phát phục chỉ vì chuyện Tuyết, hay việc Xuân Tóc Đỏ đã gây ra cho Tuyết vậy.
[…]
Sáng hôm sau, đúng 7 giờ thì cất đám.
(trích Số đỏ – Vũ Trọng Phụng)