[Tác giả , Tác phẩm ngữ văn Lớp 9] Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến) 9
Hướng dẫn học bài: Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến) 9 - Môn Ngữ văn Lớp 9 Lớp 9. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách 'Tác giả , Tác phẩm ngữ văn Lớp 9 Lớp 9' được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.
Tác giả
1. Tiểu sử
- Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) lớn lên và sống chủ yếu ở quê nội – làng Và, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
- Tuy đỗ đạt cao nhưng ông chỉ làm quan hơn mười năm, còn phần lớn cuộc đời là dạy học và sống thanh bạch ở quê nhà.
- Nguyễn Khuyến là người tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân, từng bày tỏ thái độ quyết không hợp tác với chính quyền thực dân Pháp.
2. Sự nghiệp
a. Tác phẩm chính
- Sáng tác của Nguyễn Khuyến gồm cả chữ Hán và chữ Nôm với số lượng lớn, hiện còn 800 bài gồm thơ, văn, câu đối nhưng chủ yếu là thơ.
b. Tầm ảnh hưởng của tác giả
Đóng góp nổi bật của Nguyễn Khuyến cho nền văn học dân tộc là mảng thơ Nôm, thơ viết về làng quê, thơ trào phúng.
Sơ đồ tư duy về tác giả Nguyễn Khuyến:
Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
- Nguyễn Khuyến sinh năm 1835, Dương Khuê sinh năm 1839. Hai người kết bạn từ thuở thi đậu, Nguyễn Khuyến bỏ quan về quê, Dương Khuê vẫn làm quan nhưng cả hai vẫn giữ tình bạn gắn bó khăng khít.
- Năm 1902, khi nghe tin bạn mất, Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ khóc bạn.
b. Bố cục: 3 đoạn
- Đoạn 1 (2 câu đầu): Nỗi đau đột ngột khi mất bạn
- Đoạn 2 (từ câu 3 đến câu 22): Những kỉ niệm tươi đẹp về tình bạn sống lại trong hồi tưởng của nhà thơ
- Đoạn 3 (còn lại): Nỗi đau tắc nghẹn, hụt hẫng, chơi vơi khi đối diện với hiện thực phũ phàng (mất người tri âm, tri kỉ)
c. Thể loại: song thất lục bát
d. Phương thức biểu đạt: biểu cảm
2. Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
Bài thơ Khóc Dương Khuê là một bài thơ cảm động, đã thể hiện một tình bạn tri âm, tri kỉ của Nguyễn Khuyến đối với Dương Khuê.
b. Giá trị nghệ thuật
- Thể thơ song thất lục bát, đậm đà bản sắc dân tộc
- Ngôn ngữ bình dị, dễ hiểu
- Sử dụng kết hợp các biện pháp nghệ thuật: nói giảm nói tránh + các câu hỏi tu từ + điệp từ…
Sơ đồ tư duy về tác phẩm Khóc Dương Khuê: