[SGK Khoa học tự nhiên Lớp 7 Cánh diều] Chủ đề 10. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Hướng dẫn học bài: Chủ đề 10. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật - Môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 Lớp 7. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách 'SGK Khoa học tự nhiên Lớp 7 Cánh diều Lớp 7' được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.
Câu hỏi tr 144
Mở đầu
Quan sát hình 31.1, cho biết dấu hiệu nhận biết sự sinh trưởng và phát triển ở chó.
Lời giải chi tiết:
- Dấu hiệu nhận biết sự sinh trưởng của con chó: tăng chiều cao, tăng kích thước và khối lượng cơ thể.
- Dấu hiệu nhận biết sự phát triển của con chó: chó mang thai và sinh con, chó phát triển tuyến sữa,…
Câu hỏi 1
Quan sát hình 31.1 và 31.2:
a) Mô tả vòng đời của các sinh vật trong hình.
b) Nhận xét về hình thái cơ thể của con non giống hay khác so với cơ thể mẹ sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng ở mỗi loài động vật đó.
Lời giải chi tiết:
a) Mô tả vòng đời của một số sinh vật:
- Vòng đời của chó: Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong tử cung của con chó mẹ → Con non được sinh ra → Con non sinh trưởng, phát triển về thể chất (tăng cân nặng,…) → Con trưởng thành có khả năng sinh sản → Con trưởng thành thụ thai và sinh ra con non.
- Vòng đời của gà: Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong trứng → Gà con chui ra khỏi trứng → Gà con sinh trưởng phát triển về thể chất → Gà trưởng thành có khả năng sinh sản → Gà mái thụ thai và đẻ trứng.
- Vòng đời của ếch : Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong trứng → Phát triển thành nòng nọc → Từ nòng nọc chưa chân thành nòng nọc có chân → Ếch con (có đuôi) → Ếch trưởng thành (mất đuôi) → Ếch cái thụ thai và đẻ trứng.
- Vòng đời của muỗi: Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong trứng → Ấu trùng sống trong nước → Phát triển thành hình thái mới là bọ gây sống trong nước → Phát triển thành con muỗi trưởng thành sống trên cạn → Muỗi cái đẻ trứng.
b) Nhận xét về hình thái cơ thể của con non so với cơ thể mẹ:
- Ở chó và gà thì hình thái cơ thể của con non giống với con mẹ sau khi sinh ra.
- Ở ếch và muỗi thì hình thái cơ thể của con non khác hoàn toàn với con mẹ sau khi nở ra từ trứng.
Câu hỏi 2
Quan sát hình 31.1 và 31.2, trình bày giai đoạn phôi và hậu phôi của các sinh vật trong hình.
Lời giải chi tiết:
- Ở động vật sinh con (con chó):
+ Ở giai đoạn phôi, hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hoá thành các mô và cơ quan. Giai đoạn phôi diễn ra trong cơ thể mẹ.
+ Ở giai đoạn hậu phôi, con non sinh ra, sinh trưởng và phát triển để tạo thành con trưởng thành. Con non thường có đặc điểm hình thành giống con trưởng thành.
- Ở động vật đẻ trứng (gà, ếch, muỗi,…):
+ Giai đoạn phôi diễn ra trong trứng đã thụ tinh.
+ Ở giai đoạn hậu phôi, con non sinh ra từ trứng có đặc điểm hình thái giống (như ở gà) hoặc khác (như ở ếch, muỗi) với con trưởng thành.
Câu hỏi tr 146
Câu hỏi 3
Con người vận dụng hiểu biết về sinh trưởng, phát triển của động vật để tăng năng suất vật nuôi như thế nào? Cho ví dụ
Lời giải chi tiết:
- Cho vật nuôi ăn những chất dinh dưỡng cần thiết để tăng nhanh khối lượng. Ví dụ như cho gà, lợn ăn các loại cám tăng trọng,...
- Điều khiển yếu tố môi trường (nhiệt độ, ánh sáng,…) để làm cân bằng hoặc thay đổi tốc độ sinh trưởng và phát triển của vật nuôi. Ví dụ: Mùa đông thắp sáng đèn trong chuồng gà để giữ ấm cho gà, thắp sáng đèn để kích thích gà đẻ trứng,...
- Dựa vào hiểu biết về chu kì sinh trưởng và phát triển của các loài sâu để tìm ra biện pháp tiêu diệt sâu bọ gây hại cây trồng. Ví dụ: Dựa vào vòng đời của rầy nâu hại lúa, con người đã dự đoán được ngày rầy nâu đẻ trứng để đưa ra thời điểm phun thuốc phòng trừ rầy nâu hiệu quả và triệt để.
Vận dụng 1
Vì sao cần giữ vệ sinh trong chăn nuôi và tiêm phòng cho gia súc gia cầm?
Lời giải chi tiết:
- Cần giữ vệ sinh trong chăn nuôi và tiêm phòng cho gia súc gia cầm để tạo điều kiện cho vật nuôi có một môi trường sống sạch sẽ, giúp vật nuôi tránh được các loại mầm bệnh gây hại. Từ đó, giúp vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt; có sức đề kháng tốt để phòng bệnh nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi.
Vận dụng 2
Nêu quan điểm của em về việc sử dụng chất kích thích nhằm tăng sinh trưởng và phát triển ở vật nuôi.
Lời giải chi tiết:
Việc sử dụng chất kích thích nhằm tăng sinh trưởng và phát triển ở vật nuôi là một ứng dụng hiểu biết về sinh trưởng phát triển của động vật để làm tăng năng suất. Tuy nhiên, khi sử dụng phải nắm vững quy trình và liều lượng sử dụng cũng như loại nào không được phép sử dụng để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Luyện tập 1
Muốn tiêu diệt muỗi thì nên tiêu diệt ở giai đoạn nào là hiệu quả nhất? Vì sao?
Lời giải chi tiết:
Muốn tiêu diệt muỗi thì nên tiêu diệt ở giai đoạn: bọ gậy. Vì đây là giai đoạn phát triển dễ tác động nhất. Vào giai đoạn này, chúng thường sống tập trung dưới nước (ao tù, chum vại,…), thời gian tồn tại lâu dài nên dễ thực hiện các biện pháp tiêu diệt.
Luyện tập 2
Nêu một số ví dụ về điều khiển yếu tố môi trường nhằm đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi?
Lời giải chi tiết:
Ví dụ về điều khiển yếu tố môi trường nhằm đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi:
- Bổ sung vitamin D vào khẩu phần ăn để kích thích sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi.
- Điều hoà ánh sáng bằng cách bật bóng đèn điện cho gà để tăng năng suất gà đẻ trứng, hoặc cho gà nghe nhạc để tăng năng suất gà đẻ trứng
- Che bạt ở chuồng gia súc giúp tránh rét cho trâu, bò,…giúp đảm bảo sự sinh trưởng trong những ngày giá rét.
Lý thuyết
>> Xem chi tiết: Lý thuyết sinh trưởng và phát triển ở động vật - Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
Câu hỏi tr 140
Mở đầu
Quan sát hình 30.1, nêu mục đích hoạt động đo chiều cao và đếm số lá cây ngô của các bạn trong hình.
Lời giải chi tiết:
Đo chiều cao và đếm lá cây ngô ở hai giai đoạn khác nhau nhằm mục đích tìm hiểu sự sinh trưởng ở cây ngô về chiều cao và số lá.
Câu hỏi tr 141
Câu hỏi 1
Quan sát hình 30.2 và chỉ vị trí các mô phân sinh.
Lời giải chi tiết:
- Mô phân sinh đỉnh chồi: nằm ở đỉnh ngọn, đỉnh chổi, đỉnh cành,…
- Mô phân sinh đỉnh rễ: nằm ở chóp rễ.
- Mô phân sinh bên: phân bố theo hình trụ và hướng ra phần ngoài của thân, cành,…
Câu hỏi 2
Nêu vai trò của các mô phân sinh đối với sự sinh trưởng của cây.
Lời giải chi tiết:
Mô phân sinh phân chia tạo ra các tế bào mới, làm cho cây sinh trưởng (tăng chiều cao, đường kính thân, chiều dài rễ,...)
Câu hỏi tr 142
Câu hỏi 3
Quan sát hình 30.3 và trình bày các giai đoạn sinh trưởng và phát triển tương ứng từ (1) đến (7) của cây cam.
Lời giải chi tiết:
(1) Hạt
(2) Hạt nảy mầm
(3) Cây mầm
(4) Cây con
(5) Cây trưởng thành
(6) Cây ra hoa
(7) Cây tạo quả và hình thành hạt
Câu hỏi tr 143
Câu hỏi 4
Nêu các ứng dụng hiểu biết về sinh trưởng và phát triển của thực vật để tăng năng suất cây trồng.
Lời giải chi tiết:
- Đưa ra các biện pháp kỹ thuật chăm sóc phù hợp, xác định được thời điểm thu hoạch.
- Điều khiến yếu tố môi trường như nhiệt độ, ánh sáng nhằm kích thích ra hoa sớm, tăng hiệu suất tạo quả
- Trồng cây đúng mùa vụ, luôn canh
- Sử dụng thuốc kích thích cho cây ra rễ, tăng trưởng chiều cao...
Vận dụng 1
Vì sao thường phải trồng cây đúng mùa vụ?
Lời giải chi tiết:
Phải trồng cây đúng mùa vụ vì:
- Ở thực vật quá trình sinh trưởng, phát triển của từng loài cây phụ thuộc rất nhiều yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng,… Trồng đúng thời vụ giúp cây trồng có điều kiện thuận lợi nhất để sinh trưởng, phát triển và từ đó cho năng suất tối đa so với tiềm năng của nó.
- Mặt khác, trồng đúng thời vụ còn giúp cho cây khoẻ, tạo cho nó có tính chống chịu tốt nhất với các đối tượng sâu bệnh hại trên đồng ruộng.
Luyện tập
Nêu một số ví dụ về điều khiển yếu tố môi trường để kích thích sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
Lời giải chi tiết:
- Cung cấp nhiều nước, phân đạm cho cây lúa vào giai đoạn lúa chín đẻ nhánh và giảm nước, không bón phân vào giai đoạn lúa chín.
- Tăng thời gian chiếu sáng cho hoa để hoa nhanh nở.
- Trông cây đúng mùa vụ: Vụ xuân hè nên trồng bí đỏ, bí xanh, cà chua, cây họ đậu,…
- Sử dụng vitamin B1, B12 kích thích rễ phát triển, khiến cây ra rễ nhanh.
Vận dụng 2
Muốn trồng cây trái vụ (ví dụ thanh long, xoài,…) vẫn đạt năng suất cao thì có thể có biện pháp nào?
Lời giải chi tiết:
Ví dụ đối với cây thanh long. Đây là một loài cây ưa ánh sáng và khí hậu nóng, vì vậy, khi trồng trái vụ cần chong đèn, tăng thời gian chiếu sáng cho cây để kích thích cây ra hoa. Cây hấp thu chủ yếu là ánh sáng đỏ và đỏ xa, nên dùng bóng đèn tròn từ 75 – 100 W sẽ hiệu quả hơn dùng ánh sáng trắng.
Tìm hiểu thêm
Em hãy tìm hiểu thêm một số biện pháp làm cho cây ra rễ nhanh, tăng chiều cao cây, kích thích ra hoa sớm,…
Lời giải chi tiết:
Một số biện pháp làm cho cây ra rễ nhanh, tăng chiều cao cây, kích thích ra hoa sớm như:
- Thắp đèn, tưới nước ấm giúp cây đào ra hoa sớm.
- Xử lí nhiệt độ thấp để kích thích hoa tulip nở.
- Khoanh khấc thân hoặc cành gây ra sự tích lũy những sản phẩm trao đổi chất được tạo ra trên chồi kích thích sự ra hoa.
- Sử dụng các chất kích thích sinh trưởng để cây ra rễ nhanh (Auxin,…).
Lý thuyết
>> Xem chi tiết: Lý thuyết sinh trưởng và phát triển ở thực vật - Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
Câu hỏi tr 136
Mở đầu
Quan sát hình 29.1 mô tả sự biến đổi của cây hoa hướng dương qua các giai đoạn. Sự biến đổi đó gọi là gì?
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ, mô tả sự thay đổi qua các hình.
Lời giải chi tiết:
Cây hoa hướng dương biến đổi qua các giai đoạn:
- Ra rễ: Rễ mọc ra từ hạt
- Ra lá: Lá mọc ra từ hạt
- Nảy chồi: Hạt nảy mầm thành cây mầm
- Cây trưởng thành: Cây con lớn lên thành cây trưởng thành
- Ra nụ: Cây trưởng thành ra nụ
- Nở hoa: Nụ lớn lên và nở ra hoa
Sự biến đổi đó gọi là sự sinh trưởng và phát triển.
Câu hỏi 1
Tìm thêm các ví dụ về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin sách giáo khoa, tìm ví dụ xung quanh em.
Lời giải chi tiết:
- Quả trứng gà được ấp nở thành con gà con, con gà con lớn lên thành con gà mái.
- Hạt lúa nảy mầm thành cây mạ, cây mạ lớn lên thành cây lúa, cây lúa trổ bông.
Luyện tập 1
Lấy ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở động vật.
Lời giải chi tiết:
Sinh trưởng và phát triển liên quan mật thiết, nối tiếp, xen kẽ lẫn nhau. Ví dụ vòng sinh trưởng và phát triển của con bướm: Trứng bướm sau một thời gian biến đổi bên trong thì nở ra con sâu, con sâu sinh trưởng lớn lên làm kén, kén nở ra con bướm là phát triển.
Câu hỏi tr 137
Câu hỏi 2
Quan sát hình 29.1, 29.2 chỉ ra dấu hiệu của sự sinh trưởng và phát triển.
Lời giải chi tiết:
Dấu hiệu sinh trưởng:
- Cây mầm lớn lên thành cây non, cây non lớn lên thành cây trưởng thành, nụ hoa lớn lên thành nụ hoa lớn hơn.
- Chim non lớn lên thành chim trưởng thành.
Dấu hiệu phát triển:
- Ra rễ, ra lá, nảy chồi, ra hoa
- Trứng nở thành chim non.
Luyện tập 2
Cho biết các biểu hiện của sinh vật ở trong bảng 29.1 là sinh trưởng hay phát triển.
Lời giải chi tiết:
Câu hỏi 3
Vì sao chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật?
Lời giải chi tiết:
Vì chất dinh dưỡng ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Luyện tập
Lấy ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở động vật.
Lời giải chi tiết:
- Cây lúa khi thiếu chất đạm sẽ chậm phát triển, còi cọc, chậm trổ bông.
- Con người khi ăn quá nhiều sẽ bị thừa cân, mắc bệnh béo phì.
Vận dụng 1
Dựa vào những biểu hiện sinh trưởng, phát triển nào ở người giúp em có thể biết được người đó thiếu hay thừa chất dinh dưỡng? Giải thích.
Lời giải chi tiết:
Để biết được một người thiếu hay thừa chất dinh dưỡng, có thể dựa vào các biểu hiện sinh trưởng, phát triển như:
- Cân nặng: Khi các chất dinh dưỡng bị dư thừa sẽ tích lũy lại tạo thành lớp mỡ, làm cân nặng tăng lên.
- Chiều cao: Thiếu chất dinh dưỡng làm cho cơ thể phát triển chiều cao chậm hơn.
- Cấu trúc cơ thể và các dự trữ về năng lượng và protein thông qua các mô mềm bề mặt như lớp mỡ dưới da và cơ,…
Câu hỏi tr 138
Câu hỏi 4
Nêu ảnh hưởng của nước đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật
Lời giải chi tiết:
Nước rất cần thiết đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật:
- Thiếu nước, các loài sinh vật sẽ sinh trưởng và phát triển chậm hoặc bị chết.
- Nhu cầu nước của mỗi loài là khác nhau: Có loài sinh vật cần nhiều nước để sinh trưởng và phát triển, nhưng có loài lại cần rất ít nước.
- Nhu cầu nước của cùng một loài cũng khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển: Có giai đoạn cần nhiều nước nhưng cũng có những giai đoạn cần ít nước.
Luyện tập 4
Lấy ví dụ về ảnh hưởng của nước đến sinh trưởng và phát triển của một số sinh vật ở địa phương em.
Lời giải chi tiết:
Ví dụ ảnh hưởng của nước đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa:
- Khi mới cấy, cây lúa non cần nhiều nước. Nếu không cung cấp đủ nước, cây sinh trưởng phát triển chậm, có thể bị chết.
- Khi cây lúa chín cần ít nước hơn, nếu nhiều nước quá có thể dẫn đến bị đổ cây.
Câu hỏi 5 trang 138
Nêu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Lời giải chi tiết:
- Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật hoặc làm chết sinh vật.
- Ở động vật, nhiệt độ ảnh hưởng đến chu kì sống, tỉ lệ nở của trứng, tỉ lệ giới tính,...
- Ở thực vật, nhiệt độ ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt, sự lớn lên của cây, ra hoa,...
Câu hỏi 6
Quan sát hình 29.3, nêu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của mỗi sinh vật.
Lời giải chi tiết:
- Đối với ruồi giấm, ở mức nhiệt độ khác nhau ruồi có chu kì sống khác nhau.
- Đối với cá rô phi, cá sống được trong một khoảng nhiệt độ giới hạn: từ 5,6 độ C đến 42 độ C.
Luyện tập 5
Nêu một số ví dụ minh họa về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thực vật và động vật.
Lời giải chi tiết:
- Đối với rùa xanh (Chelonia mydas), nếu thấp hơn 29,3 độ C vài độ, tất cả rùa biển nở ra đều là rùa đực, nhiệt độ tăng lên vài độ thì chỉ có rùa cái nở ra.
- Cây ngô ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ thấp hơn 5 độ C hoặc cao hơn 50 độ C.
Câu hỏi 6
Vì sao mùa đông cần cho gia súc ăn nhiều hơn đặc biệt là gia súc còn non.
Lời giải chi tiết:
Vì mùa đông nhiệt độ môi trường xuống thấp, động vật cần ăn nhiều hơn để có năng lượng duy trì nhiệt độ bình thường của cơ thể, đảm bảo cho việc sinh trưởng và phát triển bình thường.
Luyện tập 7
Lấy ví dụ về ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự thay đổi của tán lá cây ở một số loài cây mà em biết.
Lời giải chi tiết:
Một số loài cây như cây bàng, cây phượng thường rợp lá vào mùa xuân - hè, rụng lá vào mùa thu - đông. Điều này xảy ra do vào mùa thu - đông, không khí lạnh và ít mưa, cây phải rụng lá để tránh sự thoát hơi nước; đến mùa xuân, nhiều mưa, nhiệt độ tăng khiến cây sinh trưởng và phát triển, ra nhiều lá mới.
Câu hỏi tr 139
Câu hỏi 7
Nêu vai trò của ánh sáng đối với sự sinh trưởng và phát triển của thực vật và động vật.
Lời giải chi tiết:
Ánh sáng ảnh hưởng đến sự phát triển của cả thực vật và động vật. Ở thực vật, ánh sáng tác động vào thời gian ra hoa, kết quả, khả năng phát triển bình thường; ở động vật, ánh sáng tác động vào thời gian kiếm ăn, tập tính hoạt động, sự di cư,...
Vận dụng 2
Hãy kể một số biện pháp điều khiển các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của vật nuôi, cây trồng mà em biết.
Lời giải chi tiết:
Biện pháp điều khiển các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của vật nuôi và cây trồng:
- Bón phân , cắt cành để kích thích cây nở hoa
- Tăng nguồn nhiệt bằng cách dùng đèn sợi đốt để giúp trứng gà nhanh nở.
- Ở các vùng khí hậu lạnh, các loài rau, củ nhiệt đới được trồng trong nhà kính để đảm bảo nhiệt độ phù hợp cho cây trồng sinh trưởng, phát triển.
- Dùng đèn led để kích thích hoa nở.