[SGK Khoa học tự nhiên Lớp 9 Cánh diều] Chủ đề 11. Di truyền
Hướng dẫn học bài: Chủ đề 11. Di truyền - Môn Khoa học tự nhiên Lớp 9 Lớp 9. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách 'SGK Khoa học tự nhiên Lớp 9 Cánh diều Lớp 9' được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.
CH tr 170 MĐ
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 170 SGK KHTN 9 Cánh diều
Ở người, trung bình một phân tử DNA gồm có 1,5 x 10^8 cặp nucleotide. Nếu được duỗi thẳng thì phân tử này dài khoảng 4cm, gấp hàng nghìn lần đường kính của nhân tế bào. Theo em, bằng cách nào mà phân tử DNA có thể nằm gọn trong nhân tế bào?
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu trúc của DNA
Lời giải chi tiết:
Phân tử DNA có thể nằm gọn trong nhân tế bào do phức hợp giữa chuỗi xoắn kép DNA với các protein histone và phi histone gói gọn thành một cấu trúc cô đặc. Điều này cho phép các phân tử DNA rất dài nằm gọn trong nhân tế bào.
CH tr 170 CH
Trả lời câu hỏi trang 170 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát hình 35.1: Cho biết NST được cấu tạo từ những thành phần nào?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 35.1
Lời giải chi tiết:
NST được cấu tạo từ DNA và protein loại histone
CH tr 171 CH
Trả lời câu hỏi trang 171 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát hình 35.2, phân tích đặc điểm trên hình thể hiện đây là cặp NST tương đồng
Phương pháp giải:
Quan sát hình 35.2
Lời giải chi tiết:
Những điểm thể hiện cặp NST tương đồng:
- Kích thước bằng nhau
- Hình dạng giống nhau
- Độ dài cánh ngắn và cánh dài bằng nhau
- Cùng có tập hơn các gene giống nhau
CH tr 172 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 172 SGK KHTN 9 Cánh diều
Đọc thông tin và quan sát hình 35.3, cho biết cặp NST nào là cặp NST giới tính? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc thông tin và quan sát hình 35.3
Lời giải chi tiết:
Cặp NST màu hồng là cặp NST giới tính vì chúng khác nhau ở nam và nữ, ở nam cặp NST giới tính không tương đồng nhau.
CH tr 172 LT
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 172 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát bảng 35.1 và nhận xét về số lượng NST giới tính ở mỗi giới của một số loài.
Phương pháp giải:
Quan sát bảng 35.1
Lời giải chi tiết:
Số lượng NST giới tính ở cả 2 giới đa số là một cặp (trừ châu chấu, gián và một số côn trùng đực)
CH tr 172 CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 172 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát hình 35.4, so sánh số lượng, hình thái bộ NST của 2 loài mang
Phương pháp giải:
Quan sát hình 35.4
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm
Mang Trung Quốc
Mang Ấn Độ
Số lượng
22 cặp NST và 1 cặp NST giới tính
2 cặp NST và 1 3 NST giới tính
Hình thái
NST ngắn, nhỏ
NST dài, lớn
CH tr 173 LT
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 173 SGK KHTN 9 Cánh diều
Ở loài Mang trung quốc, cá thể cái là giới đồng giao tử với cặp NST giới tính XX. Hãy xác định số cặp NST tương đồng ở cá thể cái.
Phương pháp giải:
Mang trung quốc có 22 cặp NST tương đồng và 1 cặp NST giới tính
Lời giải chi tiết:
Ở Mang trung quốc cái có 23 cặp NST tương đồng
Câu 8
Trả lời câu hỏi trang 173 SGK KHTN 9 Cánh diều
Xác định bộ NST đơn bội hoặc lưỡng bội của loài có trong bảng dưới đây.
Phương pháp giải:
Quan sát bảng 35.2
Lời giải chi tiết:
STT
Loài
Bộ NST
2n
n
1
Người
46
23
2
Ruồi giấm
8
4
3
Lúa
24
12
4
Đậu Hà Lan
14
7
5
Ngô
20
10
CH tr 173 VD
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 173 SGK KHTN 9 Cánh diều
Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu về bộ NST của một loài.
Phương pháp giải:
Lý thuyết về NST
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa của nghiên cứu bộ NST của một loài: biết được bộ NST đặc trưng cho lười, xác định được giới tính và sự bất thường trong di truyền của loài đó.
CH tr 199 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 199 SGK KHTN 9 Cánh diều
Hình 1 thể hiện hai phân tử DNA được tạo ra sau quá trình tái bản. Mạch DNA màu xanh thể hiện mạch DNA mẹ truyền cho. Mạch DNA màu đỏ thể hiện mạch mới được tổng hợp. Cho biết trong 4 hình 1a, 1b, 1c, 1d, hình nào thể hiện DNA tái bản theo nguyên tắc bán bảo toàn. Giải thích.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 1, xem lại nội dung nguyên tắc bán bảo toàn.
Lời giải chi tiết:
Hình 1c thể hiện DNA tái bản theo nguyên tắc bán bảo toàn vì trong phân tử DNA sau nhân đôi có 1 mạch DNA được DNA mẹ truyền cho và một mạch DNA là mới được tổng hợp.
CH tr 199 CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 199 SGK KHTN 9 Cánh diều
Gene trước và sau khi đột biến phiên mã tạo ra mRNA ban đầu và mRNA đột biến có trình tự như sau:
Trình tự mRNA ban đầu: 5’- AUG CCG GCG AUU ACA -3’
Trình tự mRNA đột biến: 5’- AUG CCU ACG ACU UCA -3’
a) Xác định trình tự gene ban đầu và gene đột biến.
b) Xác định loại đột biến gene.
c) Dựa vào bảng mã di truyền, xác định số lượng amino acid bị thay đổi khi gene bị đột biến.
Phương pháp giải:
Dựa vào nguyên tắc bổ sung và lí thuyết đột biến gene.
Lời giải chi tiết:
a)
Trình tự gene ban đầu: 3’- TAC GGC CGC TAA TGT -5’
Trình tự gene đột biến: 3’- TAC GGA TGC TGA AGT -5’
b) Loại đột biến gen: thay thế cặp nucleotide
c)
Chuỗi polypeptide ban đầu: Met - Pro - Ala - Ile - Thr
Chuỗi polypeptide đột biến: Met - Pro - Thr - Thr - Ser
Số amino acid bị thay đổi: 3
CH tr 199 CH 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 199 SGK KHTN 9 Cánh diều
Một học sinh quan sát quá trình nguyên phân của các tế bào ở đỉnh sinh trưởng của rễ cây hành ta và chụp được hình 2 qua camera gắn với kính hiển vi. Xác định kỳ phân bào của tế bào được khoanh tròn trong hình 2?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 2
Lời giải chi tiết:
Tế bào ở hình 2 đang ở kỳ sau của nguyên phân vì NST đang dần di chuyển về 2 cực của tế bào.
CH tr 199 CH 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 199 SGK KHTN 9 Cánh diều
Lập sơ đồ tóm tắt kiến thức đã học về đột biến gene và đột biến NST.
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết phần đột biến gene và đột biến NST
Lời giải chi tiết:
CH tr 199 CH 5
Trả lời câu hỏi 5 trang 199 SGK KHTN 9 Cánh diều
Ở đậu hà lan, hoa tím trội hoàn toàn so với hoa trắng, hạt trơn trội hoàn toàn so với hạt nhăn. Nếu cho 2 cây đậu hà lan dị hợp tử về hai cặp tính trạng hoa tím, hạt trơn lai với nhau thì kết quả con lai sẽ như thế nào? Viết sơ đồ lai.
Phương pháp giải:
Lai hai cặp tính trạng
Lời giải chi tiết:
Quy ước:
Gen A: hoa tím - gen a: hoa trắng
Gen B: hạt trơn - gen b: hạt nhăn
Nếu cho 2 cây đậu hà lan dị hợp tử về hai cặp tính trạng hoa tím, hạt trơn lai với nhau thì kết quả con lai sẽ gồm 16 tổ hợp giao tử theo tỉ lệ: 9 tím, trơn: 3 tím, nhăn: 3 trắng, trơn: 1 trắng, nhăn.
SĐL:
CH tr 199 CH 6
Trả lời câu hỏi 6 trang 199 SGK KHTN 9 Cánh diều
Hệ nhóm máu ABO do 3 allele IA, IB, i quy định. Trong đó, nhóm máu A có thể có 2 kiểu gene IAIA, IAi quy định, nhóm máu B có thể do hai kiểu gene IBIB, IBi quy định, nhóm máu AB do kiểu gene IAIB quy định, nhóm máu O do kiểu gen ii quy định. Trong một gia đình, người bố nhóm máu A, người mẹ nhóm máu B sinh ra người con có nhóm máu O. Xác định kiểu gene của ba người trên. Viết sơ đồ lai.
Phương pháp giải:
Hệ nhóm máu ABO do 3 allele IA, IB, i quy định. Trong đó, nhóm máu A có thể có 2 kiểu gene IAIA, IAi quy định, nhóm máu B có thể do hai kiểu gene IBIB, IBi quy định, nhóm máu AB do kiểu gene IAIB quy định, nhóm máu O do kiểu gen ii quy định.
Lời giải chi tiết:
Người con nhóm máu O có kiểu gen ii nhận từ mỗi cơ thể bố mẹ một giao tử i
→ Bố nhóm máu A có KG: IAi
→ Mẹ nhóm máu B có KG: IBi
CH tr 196 MĐ
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 196 SGK KHTN 9 Cánh diều
Insulin được sử dụng trong điều trị bệnh đái tháo đường ở người. Để tạo ra insulin với số lượng lớn và có độ tinh khiết cao, các nhà khoa học đã chuyển gene mã hóa insulin vào cơ thể vi khuẩn hoặc nấm men. Theo em, việc sản xuất insulin bằng phương pháp này là ứng dụng của công nghệ nào?
Phương pháp giải:
Insulin được sử dụng trong điều trị bệnh đái tháo đường ở người. Để tạo ra insulin với số lượng lớn và có độ tinh khiết cao, các nhà khoa học đã chuyển gene mã hóa insulin vào cơ thể vi khuẩn hoặc nấm men.
Lời giải chi tiết:
Việc sản xuất insulin bằng phương pháp này là ứng dụng của công nghệ gene
CH tr 196 CH
Trả lời câu hỏi trang 196 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát hình 41.1, cho biết:
a) Các bước thực hiện để tạo DNA tái tổ hợp mang gene mục tiêu.
b) Gene mục tiêu có vai trò gì trong cơ thể sinh vật mới
Phương pháp giải:
Quan sát hình 41.1
Lời giải chi tiết:
a) Các bước tạo DNA tái tổ hợp:
Thu nhận DNA chứa gen đích từ tế bào chủ
Cắt lấy gen cần chuyển và thể truyền bằng cùng 1 loại enzyme cắt
Gắn gen cần chuyển vào thể truyền bằng enzyme nối → Tạo DNA tái tổ hợp
b) Vai trò của gene mục tiêu: Tạo tính trạng mới.
CH tr 197 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 197 SGK KHTN 9 Cánh diều
Vi sinh vật có ưu điểm gì để các nhà khoa học thường lựa chọn làm đối tượng chuyển gene tròn ứng dụng làm sạch môi trường?
Phương pháp giải:
Ứng dụng công nghệ di truyền trong làm sạch môi trường
Lời giải chi tiết:
Ưu điểm của vi sinh vật:
- Kích thước nhỏ bé.
- Hấp thụ các chất nhanh, sinh trưởng và phát triển nhanh.
- Dễ phát sinh biến dị.
- Có khả năng tồn tại ở môi trường khắc nghiệt.
CH tr 197 CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 197 SGK KHTN 9 Cánh diều
Nêu một số loại vaccine phòng ngừa bệnh ở người mà em biết.
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết của bản thân em.
Lời giải chi tiết:
Các loại vaccine mà em biết:
Vắc xin phòng viêm phổi và các bệnh do phế cầu khuẩn.
Vắc xin phòng bệnh cúm mùa.
Vắc xin phòng Ho gà – Bạch hầu – Uốn ván.
Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư vòm họng, mụn cóc sinh dục do virus HPV.
Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản.
Vắc xin phòng Sởi – Quai bị – Rubella.
CH tr 197 CH 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 197 SGK KHTN 9 Cánh diều
Cho ví dụ cụ thể một sản phẩm của ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực an toàn sinh học.
Phương pháp giải:
Học sinh tự đưa ra ví dụ
Lời giải chi tiết:
Ngành công nghệ sinh học đã đưa công nghệ lên men vào lĩnh vực sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm và trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng nhất cho đến thời điểm hiện tại. Nhờ ứng dụng công nghệ sinh học, con người có thể chọn được những chủng vi sinh vật có khả năng lên men tốt, hỗ trợ đắc lực trong công nghệ sản xuất nước lên men, sữa, thực phẩm chức năng protein, chất làm tăng hương vị, chế biến rau củ quả,...
LT
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 197 SGK KHTN 9 Cánh diều
Hình 41.2 minh họa một số ví dụ về ứng dụng công nghệ di truyền trong thực tiễn. Hãy sắp xếp các ứng dụng này vào từng lĩnh vực tương ứng ở trên.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 41.2
Lời giải chi tiết:
Nông nghiệp: đậu tương chuyển gene kháng thuốc diệt cỏ, ngô chuyển gene cry kháng sâu, cá cảnh chuyển gene phát sáng để làm cảnh.
Y học, pháp y: dê chuyển gene sản xuất kháng thể đơn dòng, vaccine trong phòng ngừa COVID - 19, hormone insulin điều trị bệnh đái tháo đường.
Làm sạch môi trường: vi khuẩn Pseudomonas sp. có khả năng xử lí ô nhiễm môi trường do tràn dầu.
CH tr 198 CH
Trả lời câu hỏi trang 198 SGK KHTN 9 Cánh diều
a) Cho ví dụ về rủi ro có thể gặp phải khi ứng dụng công nghệ di truyền trong cuộc sống?
b) Nêu những nguyên tắc đạo đức sinh học cần áp dụng để hạn chế những rủi ro nêu trên.
Phương pháp giải:
Lý thuyết ứng dụng công nghệ di truyền
Lời giải chi tiết:
a) VD: Những giống cây trồng chuyển gene cho năng suất và chất lượng cao nhưng việc mở rộng diện tích canh tác những giống cây này sẽ làm giảm đa dạng sinh học trong tự nhiên.
b) Một số nguyên tắc đạo đức sinh học:
- Không tạo ra sinh vật biến đổi gene gây nguy hiểm cho con người và môi trường.
- Có biện pháp để phòng rủi ro có thể phát sinh trong quá trình nghiên cứu.
- Các nghiên cứu trên động vật cần giảm thiểu sự đau đớn đến mức tối thiểu.
- Không biến đổi gene trên người.
CH tr 198 VD
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 198 SGK KHTN 9 Cánh diều
Tìm hiểu một số sản phẩm ứng dụng công nghệ di truyền ở địa phương em.
Phương pháp giải:
Tìm hiểu ở địa phương
Lời giải chi tiết:
Nhiều chế phẩm thuốc bảo vệ thực vật sinh học được ứng dụng rộng rãi như NPV, V-Bt để trừ sâu khoang, sâu xanh hại rau, màu, bông, đay, thuốc lá. Chế phẩm vi khuẩn huỳnh quang (Pseudomonas fluorescens) phòng trừ bệnh hại rễ cà phê, vải thiều, lạc.
Các chế phẩm bả diệt chuột Miroca, Biorat có hiệu lực phòng trừ chuột 80-90% do được sản xuất dựa trên cơ sở vi khuẩn gây bệnh chuyên tính Salmonella enteriditis Isachenco.
Công nghệ sản xuất chế phẩm bả diệt chuột sinh học trên cơ sở vi khuẩn gây bệnh chuyên tính Salmonella enteriditis Isachenco có hiệu lực phòng trừ chuột 80-90% cũng đã được ứng dụng trong sản xuất. Đã sản xuất và sử dụng chế phẩm diệt chuột Miroca, Biorat.
CH tr 192 MĐ
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 192 SGK KHTN 9 Cánh diều
Thalassemia là bệnh thiếu máu tan huyết bẩm sinh. Khi bố và mẹ đều mang gene bệnh nhưng không bị bệnh (kiểu gene dị hợp tử về tính trạng bệnh) thì con sinh ra khả năng mắc bệnh này khoảng 25%, con mang gene bệnh chiếm khoảng 50%. Trên cơ sở di truyền học bệnh Thalassemia, giải thích ý nghĩa của việc di truyền trước hôn nhân.
Phương pháp giải:
Thalassemia là bệnh thiếu máu tan huyết bẩm sinh. Khi bố và mẹ đều mang gene bệnh nhưng không bị bệnh (kiểu gene dị hợp tử về tính trạng bệnh) thì con sinh ra khả năng mắc bệnh này khoảng 25%, con mang gene bệnh chiếm khoảng 50%.
Lời giải chi tiết:
Việc xét nghiệm gen tiền hôn nhân ở các cặp vợ chồng giúp sàng lọc và phát hiện những bệnh lý di truyền nguy hiểm và dị tật bẩm sinh ở thai nhi, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên và phương pháp điều trị thích hợp nếu không may mắn gặp phải.
CH tr 192 CH
Trả lời câu hỏi trang 192 SGK KHTN 9 Cánh diều
Dựa vào hình 40.1, mô tả một số tính trạng của bản thân và những người xung quanh
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 40.1
Lời giải chi tiết:
a) Dái tai dài, dái tai dính
b) Ngón tay út thẳng, ngón tay út cong
c) Lúm đồng tiền, không lúm đồng tiền
d) Cằm chẻ, cằm thẳng
e) Mắt nâu, mắt đen, mắt xanh
f) Da vàng, da đen, da trắng
CH tr 193 LT
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 193 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát bảng 40.1, hãy xếp thành nhóm các kiểu hình của cùng 1 tính trạng với nhau.
Phương pháp giải:
Quan sát bảng 40.1
Lời giải chi tiết:
Tính trạng màu tóc: tóc vàng, tóc đen
Tính trạng màu mắt: mắt đen, mắt xanh
Tính trạng màu da: da đen, da vàng, da trắng
Tính trạng kiểu tóc: tóc thẳng, tóc xoăn
Tính trạng mũi: mũi cao, mũi thấp
Tính trạng nhóm máu: nhóm máu A, nhóm máu AB, nhóm máu O, nhóm máu B
CH tr 193 CH
Trả lời câu hỏi trang 193 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát hình 40.2:
a) Sắp xếp mỗi trường hợp trong hình vào 3 nhóm tương ứng: bệnh di truyền, tật di truyền và hội chứng.
b) Mô tả đặc điểm bên ngoài để nhận biết những người mắc hội chứng, bệnh, tật di truyền có trong hình.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 40.2
Lời giải chi tiết:
a)
- Hội chứng: Turner, Down
- Bệnh di truyền: Bạch tạng, câm điếc bẩm sinh
- Tật di truyền: Hở khe môi, hàm, dính ngón tay
b)
- Turner: tai rụt, cổ ngắn, hai cánh tay khuỳnh rộng ra, bàn tay, bàn chân sưng vù
- Down: mặt và sống mũi thẳng, mắt xếch, tai nhỏ, lưỡi hơi thè ra ngoài, cổ ngắn, chiều cao thấp hơn, cơ bắp yếu hoặc khớp lỏng lẻo, tay và chân nhỏ
- Dính ngón tay: ngón tay dính liền với nhau
- Hở khe môi, hàm: hở khe môi
- Bạch tạng: mống mắt hồng, tóc trắng, da trắng
CH tr 194 VD 1
Trả lời câu hỏi Vận dụng 1 trang 194 SGK KHTN 9 Cánh diều
Chất độc màu da cam là tên gọi của một loại thuốc diệt cỏ có chứa chất độc dioxin.
Phương pháp giải:
Chất độc màu da cam là tên gọi của một loại thuốc diệt cỏ có chứa chất độc dioxin.
Lời giải chi tiết:
Chất da cam/Dioxin đã có ảnh hưởng về di truyền sinh thái, đặc biệt gây ra tình trạng sảy thai, lưu thai hoặc có con bị dị tật bẩm sinh ở phụ nữ bị nhiễm Dioxin.
CH tr 194 LT
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 194 SGK KHTN 9 Cánh diều
Hãy xác định các bệnh, hội chứng di truyền dưới đây là do đột biến trên gene hay nhiễm sắc thể bằng cách hoàn thành bản 40.2
Phương pháp giải:
Dựa vào bảng 40.2
Lời giải chi tiết:
Bệnh/ Hội chứng
Đột biến gene
Đột biến NST
Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm
x
Bệnh máu khó đông
x
Bệnh bạch cầu tủy xương mãn tính
x
Hội chứng cri - du - chat
x
Hội chứng Patau
x
Hội chứng Edward
x
CH tr 194 CH
Trả lời câu hỏi trang 194 SGK KHTN 9 Cánh diều
Trong những trường hợp nào nên có sự tư vấn di truyền?
Phương pháp giải:
Lý thuyết vai trò của di truyền học với hôn nhân
Lời giải chi tiết:
Tư vấn di truyền sẽ giúp cho cặp vợ chồng này hiểu rõ hơn về nguy cơ của con cái và các phương pháp xét nghiệm và phòng ngừa bệnh di truyền
Tư vấn di truyền trở nên thật sự cần thiết trong những trường hợp sau: Có nhiều người trong gia đình mắc cùng một loại bệnh lý (ung thư, đột quỵ, tiểu đường). Khởi phát các bệnh mạn tính lúc trẻ.
CH tr 194 VD 2
Trả lời câu hỏi Vận dụng 2 trang 194 SGK KHTN 9 Cánh diều
Để bảo vệ giống nòi của loài người, với tư cách là một công dân toàn cầu, hãy nêu một số việc làm để thực hiện mục tiêu này.
Phương pháp giải:
Lý thuyết di truyền học
Lời giải chi tiết:
- Tạo môi trường trong sạch hạn chế tác nhân gây đột biến
- Tư vấn di truyền và sàng lọc trước sinh
- Liệu pháp gene
- Chương trình kiểm tra trẻ sơ sinh
Lý thuyết
>> Xem chi tiết: Lý thuyết Di truyền học với con người - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
CH tr 189 MĐ
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 189 SGK KHTN 9 Cánh diều
Hiện nay các nhà chọn, tạo giống vật nuôi, cây trồng đang nghiên cứu kĩ thuật để đưa ra những gene quy định tính trạng tốt vào cùng 1 NST. Việc làm này có ý nghĩa gì?
Phương pháp giải:
Lý thuyết di truyền liên kết
Lời giải chi tiết:
Việc làm này có ý nghĩa: Nhóm những gene tốt cùng nằm trên 1 NST khi di truyền sẽ di truyền cùng nhau → tạo giống có các đặc tính di truyền tốt luôn đi kèm với nhau.
CH tr 189 CH 1
Trả lời câu hỏi trang 189 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát hình 39.1 và cho biết:
a) Nhận xét sự di truyền của thân xám, cánh dài và thân đen, cánh ngắn.
b) Vị trí của gen quy định màu sắc thân và chiều dài cánh
c) Cơ thể F1 khi giảm phân tạo ra các loại giao tử nào?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 39.1
Lời giải chi tiết:
a) Thân xám và cánh dài luôn di truyền cùng nhau. Thân đen và cánh cụt luôn di truyền cùng nhau.
b) Gene quy định màu sắc thân và chiều dài cánh luôn cùng nằm trên 1 NST.
c) F1 tạo ra các loại giao tử: BV và bv
CH tr 190 LT
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 190 SGK KHTN 9 Cánh diều
Xét sự di truyền của 2 tính trạng, trội lặn hoàn toàn được quy định bởi hai gene. Hãy phân biệt di truyền liên kết và phân li độc lập bằng cách hoàn thành bảng sau, trong phép lai phân tích của cơ thể dị hợp tử F1.
Phương pháp giải:
Dựa vào bảng 39.1
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm
Di truyền liên kết
Phân li độc lập
Vị trí của 2 gene trên NST
Cùng nằm trên 1 NST
2 gene nằm trên 2 NST
Số loại giao tử tạo ra ở cơ thể dị hợp F1
2
4
Số loại kiểu hình ở thế hệ con trong phép lai phân tích
2
4
Số lượng biến dị tổ hợp ở đời con trong phép lai phân tích
0
2
CH tr 190 CH
Trả lời câu hỏi trang 190 SGK KHTN 9 Cánh diều
Hiện tượng di truyền liên kết được ứng dụng như thế nào trong thực tiễn?
Phương pháp giải:
Lý thuyết ứng dụng di truyền liên kết trong thực tiễn
Lời giải chi tiết:
- Ứng dụng trong chọn giống: Chọn giống có những tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.
- Làm chỉ thị cho đặc tính của sinh vật giúp phát hiện các thể mang đặc tính quan tâm ở giai đoạn sớm.
CH tr 191 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 191 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát hình 39.2 nêu cơ chế xác định giới tính ở người.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 39.2
Lời giải chi tiết:
- Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và được tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh.
- Giao tử X của mẹ kết hợp với giao tử (X và Y) của bố tạo ra hợp tử: XX (con gái) và XY (con trai) với tỷ lệ xấp xỉ 1 : 1 → cân bằng giới tính.
CH tr 191 CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 191 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát hình 39.3, cho biết giới nào là đồng giao tử, dị giao tử?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 39.3
Lời giải chi tiết:
Giới đồng giao: XX, ZZ
Giới dị giao: X, ZW
CH tr 191 LT
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 191 SGK KHTN 9 Cánh diều
Những yếu tố nào có ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính?
Phương pháp giải:
Lý thuyết yếu tố có ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính
Lời giải chi tiết:
Những yếu tố có ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính:
- Yếu tố di truyền
- Yếu tố môi trường
CH tr 191 VD
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 191 SGK KHTN 9 Cánh diều
Trình bày một số thành tựu trong chọn, tạo giống có ứng dụng di truyền liên kết ở địa phương em.
Phương pháp giải:
HS liên hệ địa phương
Lời giải chi tiết:
Bằng phương pháp chọn lọc cá thể đối với các thể đột biến ưu tú, người ta đã tạo ra các giống lúa có tiềm năng năng suất cao như giống lúa DT10, tài nguyên đột biến, nếp thơm TK106..., các giống lúa tẻ cho gạo có mùi thơm như tám thơm đột biến (năm 2000), gạo cho cơm dẻo và ngon như KML-g, DT33, VLD95_19,...
CH tr 183 MĐ
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 183 SGK KHTN 9 Cánh diều
Em hãy mô tả sự di truyền bệnh bạch tạng của gia đình trong hình 38.1. Nếu cặp bố mẹ này tiếp tục sinh người con thứ hai, có thể xác định được tỉ lệ người con thứ 2 bị bệnh bạch tạng hay không? Giải thích.
Phương pháp giải:
Bệnh bạch tạng do gen lặn trên NST thường quy định.
Lời giải chi tiết:
Mô tả: Bệnh bạch tạng do gen lặn trên NST thường quy định. Bố mẹ bị bệnh bạch tạng sinh ra con gái cũng bị bệnh bạch tạng.
Nếu cặp bố mẹ này tiếp tục sinh người con thứ hai, có thể xác định được tỉ lệ người con thứ 2 bị bệnh bạch tạng là 100%.
CH tr 183 CH
Trả lời câu hỏi trang 183 SGK KHTN 9 Cánh diều
Dựa vào hình 38.2, hãy nêu tên các tính trạng được Mendel nghiên cứu trên cây đậu hà lan.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 38.2
Lời giải chi tiết:
Các tính trạng được Mendel nghiên cứu trên cây đậu hà lan:
- Vị trí mọc của hoa
- Màu sắc hoa
- Màu sắc của quả
- Ngắn của quả
- Hình dạng hạt
- Màu sắc hạt
CH tr 184 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 184 SGK KHTN 9 Cánh diều
Nêu ý tưởng nghiên cứu của Mendel
Phương pháp giải:
Lý thuyết ý tưởng nghiên cứu của Mendel
Lời giải chi tiết:
Bước 1: Tạo các dòng thuần chủng về từng tính trạng.
Bước 2: Lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi 1 hoặc nhiều tính trạng tương phản. Theo dõi sự di truyền riêng từng cặp tính trạng.
Bước 3: Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai, sau đó đưa ra giả thuyết giải thích kết quả.
Bước 4: Chứng minh giả thuyết bằng bằng phép lai phân tích.
CH tr 184 CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 184 SGK KHTN 9 Cánh diều
Từ phép lai trong hình 38.3, lấy ví dụ minh họa cho các thuật ngữ trong bảng dưới đây.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 38.3
Lời giải chi tiết:
Thuật ngữ
Ví dụ
Tính trạng
Màu hoa
Nhân tố di truyền
A
Cơ thể thuần chủng
AA
Cặp tính trạng tương phản
Hoa tím >< Hoa trắng
Tính trạng trội
Hoa tím
Tính trạng lặn
Hoa trắng
Kiểu hình
Hoa tím
Kiểu gene
Aa
Allele
A
Dòng thuần
aa
CH tr 184 CH 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 184 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát hình 38.3, mô tả phép lai một cặp tính trạng của Mendel về màu hoa của cây đậu hà lan.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 38.3
Lời giải chi tiết:
- Tiến hành: Menđen đã tiến hành giao phấn giữa các giống đậu Hà Lan khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản.
+ Cắt bỏ nhị từ khi chưa chín ở hoa của cây chọn làm mẹ để ngăn ngừa sự tự thụ phấn.
+ Khi nhị đã chín, ông lấy phấn của các hoa trên cây được chọn làm bố rắc vào đầu nhụy hoa của các hoa đã được cắt nhị ở trên cây được chọn làm mẹ.
+ F1 được tạo thành tiếp tục tự thụ phấn để cho ra F2.
- Kết quả: F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có tỉ lệ phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn. Dù thay đổi vị trí của các giống làm cây bố và cây mẹ như giống hoa đỏ làm bố và giống hoa trắng làm mẹ hay ngược lại, kết quả thu được của 2 phép lai đều như nhau.
CH tr 184 CH 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 184 SGK KHTN 9 Cánh diều
Giải thích kết quả phép lai theo quan điểm của Mendel
Phương pháp giải:
Lý thuyết quy luật Mendel
Lời giải chi tiết:
Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm của mình bằng sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng trong thụ tinh. Đó là cơ chế di truyền các tính trạng.
Sự phân li của cặp nhân tố di truyền Aa ở F1 đã tạo ra hai loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau là 1A : 1a. Chính đây là điểm cơ bản trong quy luật phân li của Menđen.
Theo quy luật phân li, trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng P.
Sự tổ hợp của các loại giao tử này trong thụ tinh đã tạo ra tỉ lệ ở F2 là 1AA: 2Aa: 1aa. Các tổ hợp AA và Aa đều biểu hiện kiểu hình trội (hoa đỏ).
CH tr 186 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 186 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát hình 38.4:
a) Nêu kết quả hai phép lai 1 và 2. Giải thích
b) Xác định kiểu gene của mỗi cây hoa tím ở thế hệ P và F1 trong hình 38.4
c) Nêu vai trò của phép lai phân tích
Phương pháp giải:
Quan sát hình 38.4
Lời giải chi tiết:
a)
Phép lai 1: F1 đồng tính, do P hoa tím đồng hợp
Phép lai 2: F1 phân tính, do P hoa tím dị hợp
b)
Phép lai 1:
- P có kiểu gen AA
- F1 có kiểu gen Aa
Phép lai 2:
- P có kiểu gen Aa
- F1 có kiểu gen Aa
c) Vai trò của phép lai phân tích:
Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội chưa biết kiểu gene với cá thể mang tính trạng lặn nhằm xác định kiểu gene của cá thể mang tính trạng trội.
CH tr 186 CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 186 SGK KHTN 9 Cánh diều
Dựa vào hình 38.5:
a) Mô tả cách tiến hành thí nghiệm của Mendel
b) Xác định tỷ lệ kiểu hình của 2 tính trạng ở F2.
c) Xác định tỷ lệ kiểu hình từng cặp tính trạng ở F2
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 38.5
Lời giải chi tiết:
a) Menđen lai hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản : hạt màu vàng, vỏ trơn và hạt màu xanh, vỏ nhăn được F1 đều có hạt màu vàng, và trơn. Sau đó, ông tiếp tục cho F1 lai với F1 để tạo ra F2.
b) Tỷ lệ kiểu hình của 2 tính trạng ở F2: 9:3:3:1
c) Tỷ lệ kiểu hình từng cặp tính trạng ở F2:
- Vàng : xanh = 3:1
- Trơn : nhăn = 3:1
CH tr 187 CH
Trả lời câu hỏi trang 187 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát hình 38.5
a) Xác định các biến dị tổ hợp ở F2
b) Trình bày cơ chế hình thành biến dị tổ hợp.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 38.5
Lời giải chi tiết:
a) Các biến dị tổ hợp: vàng - nhăn, xanh - trơn, xanh - nhăn.
b) Cơ chế phát sinh biến dị tổ hợp là do hiện tượng phân li độc lập, hoán vị gen xảy ra trong giảm phân tạo ra các loại giao tử có tổ hợp gen khác nhau kết hợp với hiện tượng tổ hợp tự do của các giao tử trong giảm phân tạo thành các hợp tử có tổ hợp gen mới làm xuất hiện biến dị tổ hợp.
CH tr 188 CH
Trả lời câu hỏi trang 188 SGK KHTN 9 Cánh diều
Trong chăn nuôi, người ta thường tạo ra con lai bằng cách cho lai giữa giống địa phương với giống ngoại lai nhập ngoại. Em hãy giải thích ý nghĩa của phương pháp này.
Phương pháp giải:
Lý thuyết biến dị tổ hợp
Lời giải chi tiết:
Trong chăn nuôi, người ta thường tạo ra con lai bằng cách cho lai giữa giống địa phương với giống ngoại lai nhập ngoại vì như vậy sẽ tạo ra biến dị tổ hợp, làm nguồn nguyên liệu cho chọn giống.
Lý thuyết
>> Xem chi tiết: Lý thuyết Các quy luật di truyền của Mendel - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
CH tr 179 MĐ
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 179 SGK KHTN 9 Cánh diều
Bộ NST lưỡng bội 2n của người gồm 46 NST. Một em bé mới sinh có số lượng NST trong tế bào là 47, trong đó NST số 21 có 3 chiếc. Đây là hiện tượng gì?
Phương pháp giải:
Bộ NST lưỡng bội 2n của người gồm 46 NST.
Lời giải chi tiết:
Đây là hiện tượng thừa 1 NST số 21 ở người: hội chứng Down
CH tr 179 CH
Trả lời câu hỏi trang 179 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát hình 37.1b và 37.1c có gì khác so với hình 37.1a về cấu trúc và số lượng?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 37.1
Lời giải chi tiết:
Hình 37.1b: Thừa 1 NST số 18
Hình 37.1c:
CH tr 180 CH
Trả lời câu hỏi trang 180 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát hình 37.2, nhận xét sự sai khác của NST đột biến so với dạng ban đầu.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 37.2
Lời giải chi tiết:
Mất đoạn: mất đoạn C
Lặp đoạn: lặp lại đoạn BC
Đảo đoạn: đoạn BCD bị đảo
Chuyển đoạn: đoạn AB chuyển vị trí cho đoạn KLM
CH tr 180 LT
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 180 SGK KHTN 9 Cánh diều
Lấy thêm ví dụ khác về đột biến cấu trúc NST
Phương pháp giải:
Lý thuyết đột biến cấu trúc NST
Lời giải chi tiết:
Ví dụ về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dạng mất đoạn: Ở người, nếu mất đoạn ở NST 21 gây ra ung thư máu, mất đoạn vai ngang ở NST số 5 gây hội chứng tiếng mèo kêu.
CH tr 181 LT
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 181 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát hình 37.3, 37.4, nêu tên loại đột biến được thể hiện ở mỗi trường hợp trong hình 37.4.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 37.4
Lời giải chi tiết:
a) Thừa 1 NST số 4 (Thể ba)
b) Thiếu 1 nhiễm số 4 (Thể một)
c) Thêm 1 NST ở tất cả các cặp NST (Thể tam bội)
d) Thêm 2 NST ở tất cả các cặp NST (Thể tứ bội)
CH tr 181 CH
Trả lời câu hỏi trang 181 SGK KHTN 9 Cánh diều
Lấy thêm ví dụ khác về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết đột biến NST
Lời giải chi tiết:
Ví dụ về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dạng thêm đoạn: Trước hết phải kể đến ruồi giấm khi lặp đoạn 16A hai lần trên NST X là cho mắt hình cầu thành mắt dẹt. Ở lúa mạch, lặp đoạn làm tăng hoạt tính enzyme amylase, có lợi cho sản xuất bia, rượu.
CH tr 182 CH
Trả lời câu hỏi trang 182 SGK KHTN 9 Cánh diều
Hãy lấy thêm ví dụ về tác hại và ý nghĩa của đột biến số lượng NST.
Phương pháp giải:
Lý thuyết đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
Lời giải chi tiết:
Tác hại:
- Ở người đột biến 3 NST số 21 gây hội chứng Đao hay đột biến xảy ra ở cặp NST giới tính…đột biến lệch bội ở các cặp NST khác thường gây sảy thai hoặc chết sớm hoặc mắc các bệnh hiểm nghèo khác.
- Mất 1 đoạn nhỏ của NST 21 ở người gây ra bệnh ung thư máu.
Lợi ích:
- Lặp đoạn NST mang gen quy định enzim thuỷ phân tinh bột ở 1 giống lúa mạch làm nâng cao hoạt tính của enzim này.
CH tr 175 MĐ
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 175 SGK KHTN 9 Cánh diều
Cơ thể con người lớn lên từ một tế bào hợp tử và sự duy trì bộ NST của loài qua các thế hệ là nhờ quá trình phân bào nào?
Phương pháp giải:
Cơ thể con người lớn lên từ một tế bào hợp tử và sự duy trì bộ NST của loài qua các thế hệ
Lời giải chi tiết:
Cơ thể con người lớn lên từ một tế bào hợp tử và sự duy trì bộ NST của loài qua các thế hệ là nhờ quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân
CH tr 175 CH
Trả lời câu hỏi trang 175 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát hình 36.1, cho biết kết quả của quá trình phân chia tế bào theo hình thức nguyên phân
Phương pháp giải:
Quan sát hình 36.1
Lời giải chi tiết:
Kết quả: Từ 1 tế bào ban đầu tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ.
CH tr 176 CH
Trả lời câu hỏi trang 176 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát hình 36.2, cho biết kết quả của quá trình phân chia tế bào theo hình thức giảm phân
Phương pháp giải:
Quan sát hình 36.2
Lời giải chi tiết:
Kết quả: Từ 1 tế bào ban đầu tạo ra 4 tế bào con có bộ NST giảm đi 1 nửa.
CH tr 177 LT
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 177 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát hình 36.1 và 36.2, phân biệt nguyên phân và giảm phân theo gợi ý bảng 36.1.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 36.1 và 36.2 và dựa vào gợi ý bảng 36.1
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm
Nguyên phân
Giảm phân
Diễn ra ở loại tế bào
Tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai
Tế bào sinh dục chín
Số lần phân chia bộ NST kép
1
2
Số lượng NST trong mỗi bộ NST sau phân chia
Giữ nguyên
Giảm 1 nửa
Cách xếp hàng của các NST kép ở kì giữa
1 hàng
2 hàng
Có hiện tượng trao đổi chéo
Không
Có
Số tế bào con được hình thành
2
4
CH tr 177 CH
Trả lời câu hỏi trang 177 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát hình 36.3, vị trí được đánh số (1), (2) và (3) tương ứng với nguyên phân hay giảm phân. Từ đó nêu mối quan hệ giữa nguyên phân, giảm phân và thụ tinh trong việc duy trì bộ NST qua các thế hệ ở các loài sinh sản hữu tính.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 36.3
Lời giải chi tiết:
(1): nguyên phân
(2): giảm phân
(3): giảm phân
Mối quan hệ giữa nguyên phân, giảm phân và thụ tinh trong việc duy trì bộ NST qua các thế hệ ở các loài sinh sản hữu tính: Sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh là cơ chế duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ vì các loài sinh sản hữu tính tạo ra cơ thể mới thông qua sự phối hợp giữa cả 3 quá trình: Giảm phân tạo ra các giao tử mang bộ NST đơn bội (n). Giao tử đực (n) và giao tử cái (n) thông qua quá trình thụ tinh tạo ra giao tử (2n), giao tử lưỡng bội giúp phục hồi bộ NST đặc trưng của loài, sau đó thông qua quá trình nguyên phân, giao tử phát triển thành cơ thể mới.
CH tr 178 CH
Trả lời câu hỏi trang 178 SGK KHTN 9 Cánh diều
Nêu thêm ví dụ về ứng dụng nguyên phân, giảm phân trong nhân giống cây trồng, vật nuôi.
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết ứng dụng của phân bào
Lời giải chi tiết:
Ứng dụng của nguyên phân vào thực tiễn là giâm cành, chiết cành, ghép cành và nuôi cấy mô tế bào.
Trong phòng thí nghiệm, quá trình giảm phân tạo các hạt phấn có bộ NST n được nuôi cấy thành các cây đơn bội hoặc được đa bội hóa rồi nuôi cấy tạo các cây lưỡng bội → Nhân nhanh giống cây trồng
CH tr 178 LT
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 178 SGK KHTN 9 Cánh diều
Những giống vật nuôi, cây trồng trong hình 36.4 có thể được tạo ra nhờ ứng dụng nguyên phân hay giảm phân?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 36.4, dựa vào kiến thức về nguyên phân và giảm phân
Lời giải chi tiết:
a) b) d) có thể được tạo ra nhờ ứng dụng giảm phân
c) có thể được tạo ra nhờ ứng dụng nguyên phân hoặc giảm phân
CH tr 178 VD
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 178 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát hình 36.5, nêu cơ sở khoa học của phương pháp tạo ra cây bưởi B và C.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 36.5
Lời giải chi tiết:
Cơ sở tạo cây bưởi B: nguyên phân
Cơ sở tạo cây bưởi C: giảm phân
Lý thuyết
>> Xem chi tiết: Lý thuyết Nguyên phân và giảm phân - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
CH tr 159 MĐ
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 159 SGK KHTN 9 Cánh diều
Các đặc điểm sinh học của con người như màu tóc, màu da, màu mắt do yếu tố nào quy định? Yếu tố đó có mang tính đặc thù của mỗi cá thể không?
Phương pháp giải:
Lý thuyết về gene
Lời giải chi tiết:
- Các đặc điểm sinh học của con người như màu tóc, màu da, màu mắt do yếu tố di truyền quy định
- Di truyền là đặc tính cơ bản của sự sống, nó mang tính đặc thù cho mỗi cá thể, được quy định bởi vật chất di truyền.
CH tr 159 CH
Trả lời câu hỏi câu hỏi trang 159 SGK KHTN 9 Cánh diều
Cho biết một số đặc điểm của em giống và khác với bố, mẹ, anh, chị, em trong gia đình?
Phương pháp giải:
Dựa vào một số đặc điểm của bản thân và người thân trong gia đình
Lời giải chi tiết:
- Một số đặc điểm giống:
+ Mắt giống mẹ
+ Mũi giống bố
+ Miệng giống bố
+ …
- Một số đặc điểm khác:
+ Tay em và tay anh trai khác nhau
+ Chiều cao khác anh trai
+ Mắt khác chị gái
+ …
CH tr 159 LT
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 159 SGK KHTN 9 Cánh diều
Lấy ví dụ về hiện tượng di truyền và biến dị ở sinh vật
Phương pháp giải:
Học sinh tự lấy ví dụ
Lời giải chi tiết:
VD1: Một gia đình có bố tóc xoăn, mắt nâu, mẹ tóc thẳng, mắt đen. Sinh được 3 người con:
+ Người con cả tóc xoăn, mắt đen
+ Người con thứ 2 tóc thẳng, mắt đen
+ Người con thứ 3 tóc xoăn, mắt nâu.
→ Cả 3 người con đều được di truyền các tính trạng có sẵn ở bố mẹ.
VD2: Khi lai 2 cây hoa màu đỏ và màu trắng ta nhận được đời con có xuất hiện hoa màu hồng → biến dị
CH tr 160 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 160 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát hình 33.1, cho biết một nucleotide gồm những thành phần nào?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 33.1
Lời giải chi tiết:
Một nucleotide gồm ba thành phần:
- Gốc phosphate.
- Đường pentose.
- Nitrogenous base.
CH tr 160 CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 160 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát hình 33.2:
a) Các nucleotide khác nhau ở thành phần nào?
b) Mô tả cấu trúc DNA.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 33.2
Lời giải chi tiết:
a) Các nucleotide khác nhau ở nitrogenous base, có 4 loại: A, T, G, C
b) ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song, xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải). Các nuclêôtit giữa hai mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hiđro tạo thành cặp. Mỗi chu kì xoắn cao 34A°, gồm 10 cặp nuclêôtit. Đường kính vòng xoắn là 20A.
CH tr 161 CH
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 161 SGK KHTN 9 Cánh diều
Giải thích tại sao từ 4 loại nucleotide có thể tạo nên sự đa dạng của DNA?
Phương pháp giải:
Lý thuyết về DNA
Lời giải chi tiết:
Phân tử ADN chỉ được cấu tạo từ bốn loại nucleotide, nhưng do số lượng, thành phần và trình tự phân bố các nuclêôtit trên phân tử ADN khác nhau mà từ bốn loại nucleotide đó có thể tạo ra vô số loại ADN khác nhau.
CH tr 161 LT
Trả lời câu hỏi trang 161 SGK KHTN 9 Cánh diều
Phân biệt các loại RNA được thể hiện trong hình 33.3.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 33.3
Lời giải chi tiết:
CH tr 162 CH
Trả lời câu hỏi trang 162 SGK KHTN 9 Cánh diều
Những đặc điểm nào thể hiện tính đặc trưng cá thể của hệ gene?
Vì sao gene là trung tâm của di truyền học?
Phương pháp giải:
Lý thuyết gene và hệ gene
Lời giải chi tiết:
* Những đặc điểm thể hiện tính đặc trưng cá thể của hệ gene là:
- Số lượng nucleotide
- Thành phần của DNA
- Trật tự sắp xếp của nucleotide trên phân tử DNA
* Gene là một đoạn của phân tử DNA mang thông tin mã hóa một chuỗi polypeptide hay phân tử RNA.
- Hệ gene quy định tất cả các đặc điểm của cơ thể. Thông qua quá trình sinh sản, hệ gene của mỗi cá thể được thừa hưởng cả bên bố và bên mẹ. Vì vậy con sinh ra có nhưng đặc điểm giống nhau và giống bố mẹ. Bên cạnh đó, sự tổ hợp các gene qua quá trình sinh sản hoặc sự thay đổi trình tự nucleotide trên hệ gene sẽ tạo nên tính biến dị của sinh vật.
- Di truyền học nghiên cứu về tính biến dị và di truyền của sinh vật.
→ Gene là trung tâm của di truyền học.
CH tr 162 VD
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 162 SGK KHTN 9 Cánh diều
Lấy thêm ví dụ về ứng dụng phân tích DNA trong các lĩnh vực.
Phương pháp giải:
Phân tích DNA được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: khoa học, y học, pháp y và đời sống.
Lời giải chi tiết:
Ví dụ: Ứng dụng xét nghiệm trước sinh
- Xét nghiệm sàng lọc trước sinh hỗ trợ chẩn đoán xác định các bệnh về rối loạn di truyền nhiễm sắc thể ở mười tuần đầu của thai kỳ như: hội chứng patau gây sứt môi, hở hàm ếch, hội chứng klinefelter gây vô sinh, hội chứng Down, hội chứng trisomy 18…
- Xét nghiệm ADN huyết thống trước sinh có thực hiện từ khi thai nhi được 7 tuần tuổi với người cha giả định, nhờ đó phát hiện được có quan hệ huyết thống không.
CH tr 163 MĐ
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 163 SGK KHTN 9 Cánh diều
Gene nằm trong nhân tế bào của sinh vật nhân thực, bằng cách nào đó mà gene có thể tạo ra protein ở tế bào chất của tế bào?
Phương pháp giải:
Lý thuyết từ gene đến tính trạng.
Lời giải chi tiết:
Mỗi gen chứa một trình tự nucleotit cụ thể. Chuỗi nucleotide quy định trình tự axit amin nào nên được kết hợp với nhau để tạo thành protein. Trình tự các axit amin trong protein quyết định cấu trúc và chức năng của nó.
Hầu hết các gen đều chứa thông tin cần thiết để tạo ra các phân tử chức năng được gọi là protein. Một số gen tạo ra các phân tử điều hòa giúp tế bào tập hợp các protein. Hành trình từ gen đến sản xuất protein rất phức tạp và được kiểm soát chặt chẽ trong mỗi tế bào. Nó bao gồm hai bước chính: Phiên mã và dịch mã.
CH tr 163 CH
Trả lời câu hỏi trang 163 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát hình 34.1:
a) Nêu kết quả của quá trình tái bản.
b) Chỉ ra chi tiết thể hiện DNA tái bản theo nguyên tắc bán bảo toàn.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 34.1
Lời giải chi tiết:
a) Nhân đôi ADN hay còn được gọi là tái bản ADN là quá trình sao chép các phân tử ADN xoắn kép trước mỗi lần phân bào. Kết quả của quá trình là tạo ra hai phân tử ADN gần như giống nhau hoàn toàn và giống với ADN mẹ.
b) Nguyên tắc bán bảo toàn: Được thể hiện thông qua việc ADN con giữ lại 1 trong 2 mạch của ADN mẹ. Nguyên tắc này còn được lặp lại ở quá trình phân đôi sau đó.
CH tr 164 CH
Trả lời câu hỏi trang 164 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát hình 34.2, cho biết:
a) Mạch mới được tổng hợp theo chiều nào?
b) Mô tả quá trình tái bản DNA.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 34.2
Lời giải chi tiết:
a) Trong quá trình nhân đôi ADN, enzyme ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’.
b) Quá trình tái bản DNA
Bước 1 : Tháo xoắn phân tử ADN
Nhờ các enzim tháo xoắn, 2 mạch đơn của phân tử ADN tách nhau dần tạo nên chạc tái bản (hình chữ Y) và để lộ ra 2 mạch khuôn.
Bước 2 : Tổng hợp các mạch ADN mới
Enzyme ADN polimeraza xúc tác hình thành mạch đơn mới theo chiều 5’ - 3’ (ngược chiều với mạch làm khuôn). Các nuclêôtit của môi trường nội bào liên kết với nuclêôtit của mạch làm khuôn theo nguyên tắc bổ sung (A – T, G – X).
Trên mạch khuôn 3’ - 5’ mạch mới được tổng liên tục.
Trên mạch 5’ - 3’ mạch mới được tổng hợp gián đoạn tạo nên các đoạn ngắn (đoạn Okazaki)
Nguyên nhân một mạch tổng hợp gián đoạn: Vì enzym xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3’ của chuỗi polinucleotit ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5’ - 3’) sau đó các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối Ligaza.
Bước 3: Tạo hai phân tử ADN con
Các mạch mới tổng hợp đến đâu thì 2 mạch đơn xoắn đến đó tạo thành phân tử ADN con, trong đó một mạch mới được tổng hợp còn mạch kia là của ADN ban đầu(nguyên tắc bán bảo tồn).
CH tr 164 LT
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 164 SGK KHTN 9 Cánh diều
Nêu ý nghĩa của quá trình tái bản DNA
Phương pháp giải:
Lý thuyết tái bản DNA
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa:
- Đảm bảo quá trình truyền đạt thông tin di truyền được nguyên vẹn.
- Bằng thực nghiệm, có thể nhân bản ADN thành vô số bản sao trong thời gian ngắn.
CH tr 165 CH
Trả lời câu hỏi trang 165 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát hình 34.3:
a) Cho biết sản phẩm quá trình phiên mã
b) Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong quá trình phiên mã
c) Xác định chiều tổng hợp của mạch RNA
Phương pháp giải:
Lý thuyết phiên mã
Lời giải chi tiết:
a) Sản phẩm của phiên mã là RNA
b) Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung. Nucleotide trên mạch gốc của ADN sẽ liên kết với ribonucleotide trong môi trường nội bào để tạo thành ARN: A - U, G - X, X - G, T - A.
c) Chiều tổng hợp của mạch RNA: 5’ - 3’
CH tr 166 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 166 SGK KHTN 9 Cánh diều
Phân tử mRNA được cấu tạo từ 4 loại nucleotide. Các nucleotide đứng riêng hoặc liền kề nhau có thể tạo nên một bộ mã di truyền quy định một amino acid. Biết các sinh vật đề cần khoảng 20 loại amino acid để cấu tạo nên protein. Hãy xác định số lượng mã di truyền trong các trường hợp ở bảng 34.1
Phương pháp giải:
Sử dụng toán tổ hợp
Lời giải chi tiết:
Giả sử mã di truyền gồm
Số lượng mã bộ ba tạo ra
1 nucleotide
1
2 nucleotide
8
3 nucleotide
26
4 nucleotide
64
CH tr 166 CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 166 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát hình 34.4, nêu ví dụ cho thấy nhiều bộ ba cùng mã hóa cho một amino acid
Phương pháp giải:
Quan sát hình 34.4
Lời giải chi tiết:
GUU, GUC, GUA, GUG: mã hóa cho amino acid Valine
GAU, GAC: mã hóa cho Aspartic acid
CH tr 167 CH
Trả lời câu hỏi trang 167 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát hình 34.5, cho biết:
a) Những thành phần tham gia vào quá trình dịch mã.
b) Phân tử tRNA có vai trò gì trong quá trình dịch mã.
c) Sản phẩm của quá trình dịch mã là gì?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 34.5
Lời giải chi tiết:
a) Trong quá trình dịch mã, thành phần tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã tổng hợp prôtêin là mARN, tARN và rARN.
b) Phân tử tARN có vai trò cung cấp các amino acid chuyên biệt đến ribosome trong suốt quá trình dịch mã RNA thông tin thành các protein.
c) Dịch mã là quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit dựa trên trình tự các nucleotide trên phân tử mARN. Nhờ có quá trình dịch mã mà các thông tin di truyền trong các phân tử axit nucleotit được biểu hiện thành các tính trạng biểu hiện ở bên ngoài kiểu hình.
→ Sản phẩm của quá trình dịch mã là protein
CH tr 168 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 168 SGK KHTN 9 Cánh diều
Dựa vào hình 34.6, phân tích mối quan hệ của DNA và tính trạng.
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 34.6
Lời giải chi tiết:
Mối quan hệ của DNA và tính trạng: ADN là khuôn mẫu để hình thành lên mARN, từ đó quy định ra cấu trúc của protein trong cơ thể, protein chịu các tác động từ môi trường biểu hiện ra các tính trạng.
→ Gene quy định tính trạng
CH tr 168 LT
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 168 SGK KHTN 9 Cánh diều
Nêu cơ sở của sự đa dạng về tính trạng của các loài.
Phương pháp giải:
Lý thuyết mối quan hệ giữa DNA - RNA - Protein và tính trạng
Lời giải chi tiết:
Các gene khác nhau có trình tự nucleotide khác nhau quy định các tính trạng khác nhau → nếu trình tự nucleotide của gene thay đổi sẽ tạo ra amino acid mới → hình thành kiểu hình mời của tính trạng
→ Cơ sở cho sự đa dạng về tính trạng của các loài
CH tr 168 CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 168 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát hình 34.7, cho biết:
a) Đột biến gene xảy ra ở vị trí nào? Nó làm thay đổi trình tự của chuỗi polypeptide như thế nào?
b) Hồng cầu hình liềm có ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 34.7
Lời giải chi tiết:
a) Đột biến xảy ra ở vị trí cặp nucleotide số 17, làm thay thế amino acid Glu thành amino acid Val trong chuỗi polypeptide.
b) Hồng cầu liềm gây tắc mạch và tan máu, dẫn đến các cơn đau nghiêm trọng, thiếu máu cục bộ, và các biến chứng có hệ thống khác. Cơn tan máu trầm trọng ngày càng thường xuyên. Nhiễm trùng, bất sản tủy xương, hoặc bệnh phổi (hội chứng ngực cấp tính) có thể phát triển nghiêm trọng và gây tử vong.
CH tr 169 CH
Trả lời câu hỏi trang 169 SGK KHTN 9 Cánh diều
Xác định trong mỗi trường hợp (a, b, c) ở hình 34.8 là dạng đột biến nào sau đây: mất một cặp nucleotide, thay thế một cặp nucleotide, thêm một cặp nucleotide.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 34.8
Lời giải chi tiết:
a) Mất một cặp nucleotide
b) Thêm một cặp nucleotide
c) Thay thế một cặp nucleotide
CH tr 169 VD
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 169 SGK KHTN 9 Cánh diều
Tìm hiểu 1 số giống cây trồng tạo ra từ đột biến gene.
Phương pháp giải:
Tìm hiểu qua sách, báo, internet,...
Lời giải chi tiết:
Gạo vàng giàu vitamin A, giống đu đủ kháng bệnh đốm vòng do virus, lúa chịu hạn và lụt, cà chua giàu chất chống oxy hóa, ngô chuyển gen giàu dưỡng chất, chuối chuyển gen chống suy dinh dưỡng - đó là 6 loại siêu cây trồng ra đời từ công nghệ biến đổi gen.