[SGK Khoa học tự nhiên Lớp 9 Cánh diều] Chủ đề 7. Giới thiệu về chất hữu cơ, hydrocarbon và nguồn nhiên liệu
Hướng dẫn học bài: Chủ đề 7. Giới thiệu về chất hữu cơ, hydrocarbon và nguồn nhiên liệu - Môn Khoa học tự nhiên Lớp 9 Lớp 9. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách 'SGK Khoa học tự nhiên Lớp 9 Cánh diều Lớp 9' được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.
CH tr 97 MĐ
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 97 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát hình 19.1 và chỉ ra loại thực phẩm nào giàu chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin. Chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin là các loại hợp chất hữu cơ. Vậy hợp chất hữu cơ là gì?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 19.1 và kiến thức về nguyên liệu thực phẩm trong chương trình khoa học tự nhiên 6
Lời giải chi tiết:
Hợp chất hữu cơ là những hợp chất của carbon trừ một số chất: CO, CO2, muối carbonate,…
CH tr 97 CH
Trả lời câu hỏi trang 97 SGK KHTN 9 Cánh diều
Vì sao sản phẩm thu được khi đốt cháy các hợp chất hữu cơ luôn làm nước vôi trong Ca(OH)2 bị vẩn đục?
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của oxide acid
Lời giải chi tiết:
Vì khi đốt cháy sản phẩm hữu cơ thu được khí CO2 làm nước vôi trong Ca(OH)2 bị vẩn đục vì tạo ra CaCO3
CH tr 97 VD
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 97 SGK KHTN 9 Cánh diều
Bánh mì chuyển sang màu đen khi bị đun nóng ở nhiệt độ cao. Giải thích hiện tượng trên
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về hợp chất hữu cơ
Lời giải chi tiết:
Vì trong bánh mì có các thành phần của hợp chất hữu cơ như đường, bột mì nên khi đun nóng ở nhiệt độ cao bánh mì có thể chuyển sang màu đen do hợp chất hữu cơ bị đốt cháy.
CH tr 98 LT1
Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 98 SGK KHTN 9 Cánh diều
Chỉ ra các hợp chất hữu cơ trong những hợp chất sau: C3H8O, CaCO3, C2H4, NaCl, C6H12O6
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm của hợp chất hữu cơ
Lời giải chi tiết:
Các hợp chất hữu cơ: C3H8O, C2H4, C6H12O6
CH tr 98 LT2
Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 98 SGK KHTN 9 Cánh diều
Chỉ ra những hợp chất thuộc loại hydrocarbon, dẫn xuất của hydrocarbon trong số các hợp chất sau: C2H6, C2H6O, C2H4, C2H3Cl
Phương pháp giải:
Dựa vào phân loại hợp chất hữu cơ
Lời giải chi tiết:
Những chất thuộc loại hydrocarbon: C2H6, C2H4
Những chất thuộc loại dẫn xuất hydrocarbon: C2H6O, C2H3Cl
CH tr 99 CH1
Trả lời câu hỏi 1 trang 98 SGK KHTN 9 Cánh diều
Xác định hóa trị của C trong methane và methylic alcohol
Phương pháp giải:
Dựa vào sự góp chung electron của nguyên tử trong hợp chất
Lời giải chi tiết:
Trong phân tử CH4, C sử dụng 4 electron lớp ngoài để tạo ra các cặp electron dùng chung với nguyên tử H => C có hóa trị IV trong phân tử CH4
Trong phân tử CH3OH, C sử dụng 4 electron lớp ngoài để tạo ra các cặp electron dùng chung với nguyên tử H và O => C có hóa trị IV trong phân tử CH3OH
CH tr 99 CH2
Trả lời câu hỏi 2 trang 99 SGK KHTN 9 Cánh diều
Trong phân tử methane và methylic alcohol, liên kết giữa các nguyên tử là liên kết cộng hóa trị hay liên kết ion
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về liên kết hóa học
Lời giải chi tiết:
Trong phân tử methane và methylic alcohol, liên kết giữa các nguyên tử là liên kết cộng hóa trị do các nguyên tử sử dụng các cặp electron dùng chung để tạo liên kết
CH tr 99 LT
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 99 SGK KHTN 9 Cánh diều
Xác định số liên kết của nguyên tử carbon, hydrocarbon và oxygen trong phân tử methylic alcohol
Phương pháp giải:
Thay mỗi cặp electron dùng chung bằng một nét gạch (-) giữa hai nguyên tử để biểu diễn liên kết giữa các nguyên tử
Lời giải chi tiết:
Phân tử methane: số liên kết của C là 4; số liên kết của H là 1
Phân tử methylic alcohol : số liên kết của C là 4; số liên kết của H là 1; số liên kết của O là 2
CH tr 100
Trả lời câu hỏi trang 100 SGK KHTN 9 Cánh diều
Chỉ ra sự khác nhau về trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử ethylic alcohol và dimethyl ether
Phương pháp giải:
Dựa vào liên kết trong ethylic alcohol và dimethyl ether
Lời giải chi tiết:
Trật tự liên kết trong ethylic alcohol: nguyên tử C liên kết với nguyên tử C; nguyên tử O liên kết với 1 trong 2 nguyên tử C
Trật tự liên kết trong dimethyl ether: nguyên tử O liên kết với 2 nguyên tử C
CH tr 101 LT1
Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 101 SGK KHTN 9 Cánh diều
Chọn ý kiến đúng trong hai ý kiến sau. Giải thích
(a) Ứng với một công thức cấu tạo có thể có nhiều công thức phân tử
(b) Ứng với một công thức cấu tạo chỉ có một công thức phân tử
Phương pháp giải:
Dựa vào trật tự liên kết của các nguyên tử trong hợp chất
Lời giải chi tiết:
(b) đúng, vì một công thức phân tử có ít nhất 1 công thức cấu tạo để biểu diễn các liên kết trong phân tử
CH tr 101 LT2
Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 101 SGK KHTN 9 Cánh diều
Khi đun bếp củi, khói thoát ra có chứa một lượng nhỏ formaldehyde. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho khói bếp củi có tính sát trùng. Công thức phân tử của formaldehyde là CH2O. Hãy viết công thức cấu tạo của formaldehyde
Phương pháp giải:
Dựa vào hóa trị của các nguyên tử
Lời giải chi tiết:
CH tr 113 Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 113 SGK KHTN 9 Cánh diều
Xác định chất hữu cơ trong các chất sau: C3H8, Na2CO3, C2H4O2, C2H7N, SO2, NH3
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm hợp chất hữu cơ
Lời giải chi tiết:
Chất hữu cơ: C3H8, C2H4O2, C2H7N
CH tr 113 Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 113 SGK KHTN 9 Cánh diều
Cách biểu diễn những công thức cấu tạo nào sau đây là của cùng một chất? Vì sao?
Phương pháp giải:
Chuyển công thức cấu tạo thành công thức phân tử
Lời giải chi tiết:
(a), (b), (c), (d), (d), (g) biểu diễn cùng 1 chất C4H10
CH tr 113 Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 113 SGK KHTN 9 Cánh diều
Chỉ ra những hydrocarbon có khả năng làm mất màu nước bromine trong các hydrocarbon sau:
a) CH3 – CH3 (b) CH2 = CH – CH3 (c) CH3 – CH2 – CH3 (d) CH2=CH2
Phương pháp giải:
Các alkene có khả năng làm mất màu nước bromine
Lời giải chi tiết:
(b), (d) là những alkene có khả năng làm mất màu nước bromine
CH tr 113 Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 113 SGK KHTN 9 Cánh diều
Nêu tên một số sản phẩm được trong quá trình chưng cất dầu mỏ. Thành phần chính của khí thiên nhiên, xăng, dầu là gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào cách khai thác dầu mỏ
Lời giải chi tiết:
Một số sản phẩm được tách ra khi chưng cất và chuyển hóa từ dầu mỏ là: khí đốt, xăng, naphtha, dầu hỏa, dầu diesel, dầu mazut, dầu bôi trơn, nhựa đường.
Thành phần chính của khí thiên nhiên và khí dầu mỏ là methane
Thành phần chính của xăng, dầu là hydrocarbon
CH tr 113 Câu 5
Trả lời câu hỏi 5 trang 113 SGK KHTN 9 Cánh diều
Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy một số chất (dùng làm nhiên liệu) được ghi trong bảng sau:
Chất
Methane CH4 (khí)
Butane C4H10 (khí)
Hydrogen H2 (khí)
Ethane C2H6 (khí)
Nhiệt lượng tỏa ra (kJ/g)
55,5
49,5
141,8
51,9
Với cùng một khối lượng, hãy cho biết chất nào ở trên khi cháy tỏa ra nhiệt lượng lớn nhất? Chất nào khi cháy phát thải ít CO2 nhất? Chất nào cháy phát thải nhiều CO2 nhất?
Phương pháp giải:
Dựa vào nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy các nhiên liệu
Lời giải chi tiết:
Giả sử, đốt cháy cùng 1 mol các chất. Nhiệt lượng tỏa ra lớn nhất là đốt cháy hydrogen H2 (khí) tỏa ra 141,8 kJ/g
Hydrogen H2 (khí) khi cháy không sinh ra khí CO2
Dựa vào số mol CO2 khi đốt cháy các chất còn lại, ta thấy butane C4H10 cháy sinh ra nhiều CO2 nhất.
CH tr 109 MĐ
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 109 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát hình 22.1 và cho biết trong đó có những loại nhiên liệu nào đã được sử dụng? Loại nhiên liệu nào được tạo ra từ dầu mỏ?
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 22.1
Lời giải chi tiết:
Than đá, xăng, khí gas là những nhiên liệu được sử dụng.
Xăng và khí gas được tạo ra từ dầu mỏ
CH tr 109 CH
Trả lời câu hỏi trang 109 SGK KHTN 9 Cánh diều
Nêu trạng thái, màu sắc và khả năng tan trong nước của dầu mỏ
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm, thành phần và trạng thái tự nhiên của dầu mỏ
Lời giải chi tiết:
Dựa vào khái niệm, thành phần và trạng thái tự nhiên của dầu mỏ
CH tr 109 VD
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 109 SGK KHTN 9 Cánh diều
Khi khai thác và vận chuyển dầu mỏ phải áp dụng nhiều biện pháp để dầu không tràn ra biển. Giải thích ý nghĩa của việc làm trên
Phương pháp giải:
Dựa vào cách khai thác dầu mỏ
Lời giải chi tiết:
Vì dầu không tan trong nước và nhẹ hơn nước, nên nếu xảy ra sự cố tràn dầu ra biển thì sẽ gây ra ảnh hưởng có môi trường nước và các sinh vật biển.
CH tr 109 CH1
Trả lời câu hỏi 1 trang 110 SGK KHTN 9 Cánh diều
Dầu mỏ được khai thác như thế nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào cách khai thác dầu mỏ
Lời giải chi tiết:
Để khai thác dầu mỏ, người ta khoan và đặt ống dẫn xuống tới lớp dầu lỏng.
Ở giai đoạn đầu, do áp suất trong mỏ dầu cao nên dầu lỏng thường theo ống tự phun lên. Sau một thời giản, khi áp suất trong mỏ dầu giảm đi, phải bơm nước hoặc khí xuống để đẩy dầu lên.
CH tr 110 LT
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 110 SGK KHTN 9 Cánh diều
Nêu tên một số mỏ dầu đã và đang được khai thác ở nước ta
Phương pháp giải:
Dựa vào các kiến thức về mỏ dầu
Lời giải chi tiết:
Lời giải chi tiết
Các mỏ dầu đã và đang được khai thác ở nước ta là mỏ Bạch Hổ, mỏ Tê giác Trắng,…
CH tr 110 CH2
Trả lời câu hỏi 2 trang 110 SGK KHTN 9 Cánh diều
Nêu tên một số sản phẩm được tách ra khi chưng cất và chuyển hóa từ dầu mỏ
Phương pháp giải:
Dựa vào các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ
Lời giải chi tiết:
Một số sản phẩm được tách ra khi chưng cất và chuyển hóa từ dầu mỏ là: khí đốt, xăng, naphtha, dầu hỏa, dầu diesel, dầu mazut, dầu bôi trơn, nhựa đường
CH tr 111 LT
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 111 SGK KHTN 9 Cánh diều
Một loại khí thiên nhiên gồm CH4, C2H6 (các khí khác không đáng kể) với tỉ lệ phần trăm về thể tích tương ứng là 95% và 5%
a) Tính khối lượng của 1 mol khí thiên nhiên nêu trên
b) Tính lượng nhiệt tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 167 gam khí thiên nhiên trên. Biết rằng, lượng nhiệt tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol CH4 và 1 mol C2H6 lần lượt là 890 kJ và 1561 kJ
Phương pháp giải:
Dựa vào tỉ lệ phần trăm về thể tích tương ứng
Lời giải chi tiết:
a) Trong 1 mol khí thiên nhiên có: n CH4 = 1.95% = 0,95 mol; n C2H6 = 1. 5% = 0,05 mol
Khối lượng 1 mol khí thiên nhiên: \(\frac{{{m_{CH4}} + {m_{C2H6}}}}{1} = \frac{{0,95.16 + 0,05.30}}{1} = 16,7g/mol\)
b) Số mol khí thiên nhiên: 167 : 16,7 = 10 mol
=> Số mol CH4 trong 10 mol khí là: 10.95% = 9,5 mol
=> Số mol C2H6trong 10 mol khí là: 10.5% = 0,5 mol
Tổng lượng nhiệt tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 167g khí thiên nhiên là:
9,5 . 890 + 0,5 . 1561 = 9235,5 kJ
CH tr 111 CH
Trả lời câu hỏi trang 111 SGK KHTN 9 Cánh diều
Nhiên liệu là gì? Cho ví dụ về một số loại nhiên liệu rắn, lỏng và khí
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm của nhiên liệu
Lời giải chi tiết:
Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng
Ví dụ về một số loại nhiên liệu: gas (thể khí), xăng (thể lỏng), than (thể rắn)
CH tr 112 LT
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 112 SGK KHTN 9 Cánh diều
Trong ba loại nhiên liệu rắn, lỏng, khí, loại nhiên liệu nào dễ đốt cháy hoàn toàn nhất?
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm của các thể
Lời giải chi tiết:
Trong ba loại nhiên liệu, chất khí cháy nhanh và dễ cháy hoàn toàn nhất
CH tr 112 VD
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 112 SGK KHTN 9 Cánh diều
Giải thích ý nghĩa của các việc làm sau:
a) Củi được chẻ nhỏ khi đốt
b) Xăng, dầu được phun vào động cơ dưới dạng hạt rất nhỏ cùng với không khí
c) Trong các nhà máy nhiệt điện, than được nghiền nhỏ và thổi cùng với không khí vào trong buồng đốt để đốt
Phương pháp giải:
Dựa vào các biện pháp làm tăng tốc độ phản ứng
Lời giải chi tiết:
a) Củi được chẻ nhỏ khi đốt có ý nghĩa tăng diện tích tiếp xúc của củi với nguồn nhiệt
b) Xăng, dầu được phun vào động cơ dưới dạng hạt rất nhỏ cùng không khí để tăng lượng xăng dầu và để lan tỏa xung quanh động cơ khi đốt cháy
c) than được nghiền nhỏ để tăng diện tích tiếp xúc với nguồn nhiệt.
CH tr 105 MĐ
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 105 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát hình 21.1 và cho biết các đồ vật trong đó được làm từ loại vật liệu nào. Vật liệu dùng để sản xuất các đồ vật trên được tổng hợp từ những hydrocarbon thuộc loại alkene. Vậy alkene là gì?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 21.1
Lời giải chi tiết:
Các đồ vật trong đó được làm từ nhựa.
Alkene là những hợp chất hữu cơ có chứa 1 liên kết đôi
CH tr 105 CH
Trả lời câu hỏi trang 105 SGK KHTN 9 Cánh diều
So sánh đặc điểm cấu tạo phân tử của alkane và alkene. Cho ví dụ minh họa
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm cấu tạo của alkane và alkene
Lời giải chi tiết:
Alkane chỉ chứa liên kết đơn, alkene chứa 1 liên kết đôi
Ví dụ: methane: CH4; ethylene: CH2 = CH2
CH tr 105 LT
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 105 SGK KHTN 9 Cánh diều
Viết công thức cấu tạo của các alkene có công thức phân tử C4H8
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm cấu tạo của alkene
Lời giải chi tiết:
CH tr 106 TN
Trả lời câu hỏi Thí nghiệm trang 106 SGK KHTN 9 Cánh diều
Chuẩn bị
Dụng cụ: ống cao su dẫn khí, ống thủy tinh, ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, giá thí nghiệm, ống hút nhỏ giọt
Hóa chất: khí ethylene, nước bromine
Tiến hành thí nghiệm và thảo luận
Lắp ống nghiệm vào giá, cho vào ống nghiệm khoảng 2ml nước bromine
Nối ống thủy tinh với ống dẫn khí ethylene, sau đó dẫn khí ethylene vào nước bromine (hình 21.2)
Quan sát thí nghiệm, mô tả và giải thích các hiện tượng xảy ra
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 21.2
Lời giải chi tiết:
Hiện tượng: nước bromine ban đầu có màu vàng nâu, sau khi sục khí C2H4 vào ống nghiệm, nước bromine nhạt màu dần.
Giải thích: Vì C2H4 tác dụng với Br2 tạo ra sản phẩm không màu
CH tr 106 CH
Trả lời câu hỏi 1 trang 106 SGK KHTN 9 Cánh diều
Hiện tượng nào trong thí nghiệm 1 chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra khi dẫn ethylene vào nước bromine?
Phương pháp giải:
Dựa vào hiện tượng trong thí nghiệm 1
Lời giải chi tiết:
Hiện tượng: nước bromine nhạt màu dần
CH tr 106 LT
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 106 SGK KHTN 9 Cánh diều
Dự đoán hiện tượng xảy ra khi dẫn từ từ mỗi khí C2H4 và C2H6 qua từng ống nghiệm chứa nước bromine.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của alkene và alkane
Lời giải chi tiết:
Hiện tượng khi dẫn khí C2H4 vào ống nghiệm chứa nước bromine: nước Br2 nhạt màu dần
Hiện tượng khi dẫn khí C2H6 vào ống nghiệm chứa nước bromine: không có hiện tượng xảy ra
CH tr 107 CH1
Trả lời câu hỏi 1 trang 107 SGK KHTN 9 Cánh diều
Những hydrocarbon nào sau đây có thể tham gia phản ứng trùng hợp?
a) CH4
b) CH2 = CH2
c) CH3 – CH = CH2
d) CH3 – CH2 – CH = CH2
Phương pháp giải:
Phản ứng trùng hợp xảy ra khi trong phân tử chứa liên kết đôi
Lời giải chi tiết:
b), c), d) có tham gia phản ứng trùng hợp
CH tr 107 TN
Trả lời câu hỏi Thí nghiệm trang 107 SGK KHTN 9 Cánh diều
Chuẩn bị
Dụng cụ: ống cao su, ống thủy tinh vuốt nhọn, giá thí nghiệm
Hóa chất: khí ethylene
Tiến hành thí nghiệm và thảo luận
Nối ống thủy tinh vuốt nhọn với ống dẫn khí ethylene, sau đó kẹp vào giá thí nghiệm. Cho khí ethylene qua ống thủy tinh vuốt nhọn rồi đốt
Quan sát thí nghiệm, mô tả và giải thích các hiện tượng xảy ra
Phương pháp giải:
Dựa vào phản ứng cháy của ethylene
Lời giải chi tiết:
Hiện tượng: Khí C2H4 cháy trong ống nghiệm tạo khí CO2 và H2O
Giải thích: vì C2H4 có tham gia phản ứng cháy
CH tr 107 CH2
Trả lời câu hỏi 2 trang 107 SGK KHTN 9 Cánh diều
Làm thế nào để xác định có khí CO2 tạo thành khi đốt cháy ethylene?
Phương pháp giải:
Dựa vào thí nghiệm phản ứng cháy
Lời giải chi tiết:
Để xác định có khí CO2 có thể dẫn các khí sau phản ứng đốt cháy qua bình đựng nước vôi trong thấy có xuất hiện vẩn đục
CH tr 108
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 108 SGK KHTN 9 Cánh diều
1,2 – dichloroethane (Cl – CH2 – CH2 – Cl) là hóa chất được sản xuất với một khối lượng lớn trong công nghiệp. 1,2 – dichloroethane được sản xuất bằng cách cho ethylene tác dụng với Cl2 có mặt xúc tác FeCl3. Phương pháp trên dựa vào tính chất nào của ethylene? Viết phương trình hóa học minh học
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của ethylene
Lời giải chi tiết:
Dựa vào phản ứng cộng của ethylene
CH tr 102 MĐ
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 102 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát hình 20.1 và duwj đoán vai trò của chất lỏng có trong bật lửa gas. Chất lỏng trong bật lửa gas là hydrocarbon thuộc loại alkane. Vậy alkane là gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào các kiến thức thực tiễn về các khí trong bình gas
Lời giải chi tiết:
Alkane là những hợp chất hữu cơ được tạo từ carbon và hydrogen, chỉ chứa các liên kết đơn trong phân tử
CH tr 102 CH
Trả lời câu hỏi trang 102 SGK KHTN 9 Cánh diều
Xăng và dầu hỏa là những hỗn hợp của hydrocarbon ở dạng lỏng. Dự đoán hiện tượng xảy ra khi cho xăng và dầu hỏa vào nước
Phương pháp giải:
Xăng và dầu hỏa không tan trong nước
Lời giải chi tiết:
Xăng và dầu hỏa không tan trong nước, và nhẹ hơn nước.
CH tr 103 CH1
Trả lời câu hỏi 1 trang 103 SGK KHTN 9 Cánh diều
Chỉ ra các alkane trong những hydrocarbon sau
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm của alkane
Lời giải chi tiết:
(a); (c) là chất thuộc alkane
CH tr 103 LT1
Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 103 SGK KHTN 9 Cánh diều
Hydrocarbon A là alkane có khối lượng phân tử 44 amu. Xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của A
Phương pháp giải:
Dựa vào công thức chung của các alkane CnH2n+2 (n \( \ge 1\))
Lời giải chi tiết:
M CnH2n+2 = 44 => 12.n + 2n + 2 = 44 => n = 3
Công thức phân tử A là: C3H8
Công thức cấu tạo A là: CH3 – CH2 – CH3
CH tr 103 CH2
Trả lời câu hỏi 2 trang 103 SGK KHTN 9 Cánh diều
Hiện tượng nào trong thí nghiệm chứng tỏ butane cháy tạo ra khí CO2?
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của khí CO2
Lời giải chi tiết:
Khi đốt cháy butane tạo ra khí, dẫn khí vào cốc nước vôi trong. Nước vôi trong tạo ra vẩn đục trắng chứng tỏ butane cháy tạo ra khí CO2
CH tr 103 LT2
Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 103 SGK KHTN 9 Cánh diều
Tính lượng nhiệt tỏa ra khi đốt cháy hỗn hợp gồm 0,4 mol butane và 0,6 mol propane. Biết rằng lượng nhiệt tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol butane và 1 mol propane lần lượt là 2877 kJ và 2220 kJ.
Phương pháp giải:
Dựa vào lượng nhiệt khi đốt cháy 1 mol butane và 1 mol propane
Lời giải chi tiết:
1 mol butane đốt cháy sinh ra lượng nhiệt: 2877 kJ
=> 0,4 mol butane đốt cháy sinh ra lượng nhiệt: 0,4 . 2877 = 1150,8 kJ
1 mol propane đốt cháy sinh ra lượng nhiệt: 2220 kJ
=> 0,6 mol propane đốt cháy sinh ra lượng nhiệt: 0,6 . 2220 = 1332 kJ
Tổng lượng nhiệt khi đốt hỗn hợp là: 1150,8 + 1332 = 2482,8 kJ.
CH tr 104
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 104 SGK KHTN 9 Cánh diều
Khí thiên nhiên và khí dầu mỏ là nhiên liệu ít gây ô nhiễm hơn so với than mỏ, có hiệu quả cao trong sản xuất công nghiệp. Kể tên một số nhà máy sử dụng khí thiên nhiên hoặc khí dầu mỏ làm nhiên liệu ở nước ta.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức thực tiễn
Lời giải chi tiết:
Một số nhà máy sử dụng khí thiên nhiên: nhà máy Dung Quất, nhà máy Bạch Hổ,...