[Tác Giả - Tác Phẩm Văn Lớp 7] Đẽo cày giữa đường - SGK mới
Hướng dẫn học bài: Đẽo cày giữa đường - SGK mới - Môn Ngữ văn Lớp 7 Lớp 7. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách 'Tác Giả - Tác Phẩm Văn Lớp 7 Lớp 7' được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
- Theo Ôn Như Nguyễn Văn Học, Truyện cổ nước Nam, tập I, Thăng Long, 1958, tr. 101-102
b. Ý nghĩa nhan đề
Hàm ý chỉ kẻ hành động ngu ngốc, không có chủ kiến, luôn bị động nên hay thay đổi theo ý kiến người khác, cuối cùng chẳng đạt được kết quả gì
c. Tóm tắt
Có người thợ mộc bỏ ra trăm quan tiền mua gỗ về làm nghề đẽo cày. Sau khi nghe những lời nhận xét của mọi người, anh ta đẽo cày hết lần này đến lần khác, từ to đế nhỏ rồi đến to gấp ba bốn lần bình thường. Cuối cùng số cày đó chẳng bán được và hỏng hết, vốn liếng bỏ ra đi đời.
d. Thể loại: ngụ ngôn
e. Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
2. Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
Thông qua câu chuyện ông cha ta muốn khuyên nhủ mọi người hãy giữ vững quan điểm lập trường kiên định bền gan bền trí để đạt được mục tiêu của chính mình, không giao động và lắng nghe ý kiến người khác một cách chọn lọc, có cân nhắc, có suy nghĩ đúng đắn.
b. Giá trị nghệ thuật
- Ngôn ngữ giản dị, gần gũi
- Lối kể chuyện hấp dẫn, thú vị
Sơ đồ tư duy văn bản Ếch ngồi đáy giếng: