[Văn mẫu Lớp 7 Kết nối tri thức] Qua văn bản Hội lồng tồng, hãy giới thiệu ngắn gọn về lễ hội lồng tồng của vùng Việt Bắc
Hướng dẫn học bài: Qua văn bản Hội lồng tồng, hãy giới thiệu ngắn gọn về lễ hội lồng tồng của vùng Việt Bắc - Môn Ngữ văn Lớp 7 Lớp 7. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách 'Văn mẫu Lớp 7 Kết nối tri thức Lớp 7' được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.
Ở vùng Việt Bắc có một lễ hội truyền thống được tổ chức từ sau tết Nguyên đán đến tết Thanh minh, đó là lễ hội lồng tồng. “Lồng tồng” theo tiếng Tày - Nùng nghĩa là “xuống đồng”, thần thành hoàng của đồng bào Tày - Nùng cũng tức là thần nông. Mục đích chính của lễ hội này là để người dân cầu mùa, vui xuân. Địa điểm tổ chức hội lồng tồng là ở đình thành hoàng làng. Người dân làng sẽ mang cỗ đến cúng thần nông, họ trưng bày những sản phẩm nông nghiệp như gà thiến béo, lợn quay, các thứ bánh trái… đẹp mắt. Sau khi kết thúc phần lễ, họ bắt đầu phần hội với những trò chơi dân gian nhộn nhịp, náo nhiệt. Rất nhiều trò chơi được tổ chức, có đánh vật, kéo co, thi bắn, đua thuyền, biểu diễn võ dân tộc… Nhưng có lẽ làm nên dấu ấn đặc biệt nhất của hội lồng tồng là tung còn, múa sư tử và “lượn” lồng tồng. Với tín ngưỡng tâm linh, lễ hội lồng tồng là một kho tàng văn hóa hết sức phong phú và độc đáo, chứa đựng những giá trị văn hóa tinh thần đậm nét nhân văn của dân tộc Tày - Nùng trong những ngày đầu xuân