[Tóm tắt, bố cục Văn Lớp 8 Cánh diều] Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) CD

Hướng dẫn học bài: Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) CD - Môn Ngữ văn Lớp 8 Lớp 8. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách 'Tóm tắt, bố cục Văn Lớp 8 Cánh diều Lớp 8' được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.

Tóm tắt

Hịch tướng sĩ là một áng văn chính luận xuất sắc nhằm kêu gọi, khích lệ tinh thần yêu nước, lòng tự tôn, tự trọng và ý chí chống giặc ngoại xâm của các tướng sĩ. Mở đầu bài hịch, Trần Quốc Tuấn nêu những gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách. Tiếp theo Ngài tố cáo sự hống hách và tội ác của kẻ thù để khơi dậy lòng căm thù giặc của tướng sĩ. Ngài còn nói lên mối ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ đồng thời Ngài phân tích phải trái, đúng sai, định hướng hàng ngũ quân sĩ và khẳng định những hành động nên làm.

Bố cục

4 phần

- Đoạn 1 (từ đầu đến "còn lưu tiếng tốt"): Nêu những gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước.

- Đoạn 2 (từ "Huống chi" đến "cũng vui lòng"): Tố cáo sự hống hách và tội ác của kẻ thù, đồng thời nói lên lòng căm thù giặc.

- Đoạn 3 (từ "Các ngươi" đến "không muốn vui vẻ phỏng có được không?"): Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai trong lối sống, trong hành động của các tướng sĩ.

- Đoạn 4 (đoạn còn lại): Nêu nhiệm vụ cụ thể, cấp bách, khích lộ tinh thần chiến đấu của tướng sĩ.

Giọng đọc

Hào hùng, đanh thép

Nội dung chính

Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc chiến chống ngoại xâm, thể hiện lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.

Tìm hiểu chung

1. Xuất xứ

Được viết vào khoảng thời gian trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai (1285): Khi giặc Nguyên Mông sang xâm lược nước ta lần thứ hai, lúc này quân giặc rất mạnh, muốn đánh bại chúng phải có sự đồng tình, ủng hộ của toàn quân, toàn dân, vì vậy Trần Quốc Tuấn đã viết bài hịch này để kêu gọi tướng sĩ hết lòng đánh giặc

2. Đề tài

Lịch sử, khích lệ tinh thần tướng sĩ

3. Phương thức biểu đạt

Nghị luận

4. Thể loại

Hịch

5. Ngôi kể

Ngôi thứ nhất

Giải bài tập những môn khác

Môn Ngữ văn Lớp 8

  • Bài tập trắc nghiệm Văn Lớp 8 Cánh diều
  • Bài tập trắc nghiệm Văn Lớp 8 Chân trời sáng tạo
  • Bài tập trắc nghiệm Văn Lớp 8 Kết nối tri thức
  • Đề thi, đề kiểm tra Văn Lớp 8 Cánh diều
  • Đề thi, đề kiểm tra Văn Lớp 8 Chân trời sáng tạo
  • Đề thi, đề kiểm tra Văn Lớp 8 Kết nối tri thức
  • Lý thuyết Văn Lớp 8
  • SBT Văn Lớp 8 Cánh diều
  • SBT Văn Lớp 8 Chân trời sáng tạo
  • Soạn văn Lớp 8 Kết nối tri thức
  • Soạn văn Lớp 8 Kết nối tri thức siêu ngắn
  • Soạn văn Lớp 8 Cánh diều siêu ngắn
  • Soạn văn Lớp 8 Cánh diều chi tiết
  • Soạn văn Lớp 8 Chân trời sáng tạo siêu ngắn
  • Soạn văn Lớp 8 Chân trời sáng tạo chi tiết
  • Soạn văn chi tiết Lớp 8 Cánh diều
  • Soạn văn chi tiết Lớp 8 chân trời sáng tạo
  • Soạn văn chi tiết Lớp 8 kết nối tri thức
  • Soạn văn siêu ngắn Lớp 8 Cánh diều
  • Soạn văn siêu ngắn Lớp 8 kết nối tri thức
  • Soạn văn siêu ngắn Lớp 8 chân trời sáng tạo
  • Tác giả và tác phẩm văn Lớp 8
  • Tóm tắt, bố cục Văn Lớp 8 Kết nối tri thức
  • Tóm tắt, bố cục Văn Lớp 8 Cánh diều
  • Tóm tắt, bố cục Văn Lớp 8 Chân trời sáng tạo
  • Trắc nghiệm Văn Lớp 8 Cánh diều
  • Trắc nghiệm Văn Lớp 8 Chân trời sáng tạo
  • Trắc nghiệm Văn Lớp 8 Kết nối tri thức
  • Văn mẫu Lớp 8 Chân trời sáng tạo
  • Văn mẫu Lớp 8 Kết nối tri thức
  • Văn mẫu hay Lớp 8 Cánh Diều
  • Vở thực hành Ngữ văn Lớp 8
  • Môn Toán học Lớp 8

    Môn Tiếng Anh Lớp 8

    Tài liệu tin học

    Tài liệu Lớp 1

    Tài liệu Lớp 2

    Tài liệu Lớp 3

    Tài liệu Lớp 4

    Tài liệu Lớp 5

    Trò chơi Powerpoint

    Sáng kiến kinh nghiệm