[Tóm tắt, bố cục Văn Lớp 8 Kết nối tri thức] Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Ta đi tới
Hướng dẫn học bài: Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Ta đi tới - Môn Ngữ văn Lớp 8 Lớp 8. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách 'Tóm tắt, bố cục Văn Lớp 8 Kết nối tri thức Lớp 8' được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.
Bố cục
- Phần 1 (Từ đầu đến “Ai về Hà Nội thì xuôi cùng thuyền”): Cảm nhận vẻ đẹp của đất nước qua hàng ngàn trang lịch sử của đất nước để ta thấy được đất nước ngày này đẹp đẽ thế nào.
- Phần 2 (Tiếp đến “Tiếng của em thánh thót quanh làng”): Ngược dòng cảm xúc bồi hồi nhớ lại kỷ niệm về những ngày tháng chiến đấu quả cảm, oai hùng.
- Phần 3 (Còn lại): Cảm xúc chứa đựng đầy suy tư của nhà thơ khẳng định lại tinh thần khiên trung, bất diệt của dân tộc ta khi đối mặt với kẻ thù hùng bạo và tấm lòng thủy chung của con em dân tộc Việt Nam chung một mái nhà.
Giọng đọc
Tha thiết, truyền cảm
Nội dung chính
Bài thơ Ta đi tới của Tố Hữu nói về ý chí kiên cường, bất khuất, sức mạnh của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến. Qua đó, thể hiện sự tự hào trước những chiến công và niềm tin vào tương lai chiến thắng của dân tộc ta.
Tìm hiểu chung
1. Xuất xứ
Bài thơ Ta đi tới (in trong tập Việt Bắc) được Tố Hữu sáng tác vào tháng 8 năm 1954 – thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã kết thúc thắng lợi, chuẩn bị cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.
2. Đề tài
Ca ngợi kháng chiến
3. Phương thức biểu đạt
Biểu cảm kết hợp miêu tả
4. Thể loại
Thơ tự do