[SBT Toán Lớp 10 Chân trời sáng tạo] Giải bài 4 trang 13 sách bài tập toán 10 - Chân trời sáng tạo
Hướng dẫn học bài: Giải bài 4 trang 13 sách bài tập toán 10 - Chân trời sáng tạo - Môn Toán học Lớp 10 Lớp 10. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách 'SBT Toán Lớp 10 Chân trời sáng tạo Lớp 10' được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.
Đề bài
Điền kí hiệu \(\left( { \subset , \supset , = } \right)\) thích hợp vào chỗ chấm
a) \(\left\{ {x\left| {x\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right) = 0} \right.} \right\}...\left\{ {x\left| {\left| x \right| < 2,x \in \mathbb{Z}} \right.} \right\}\)
b) \(\{3;6;9\}...\{ x \in \mathbb{N} | x\) là ước của 18 \(\}\)
c) \(\left\{ {x\left| {x = 5k;k \in } \right.} \right\}...\{ x \in \mathbb{N} | x\) là bội của 5 \(\}\)
d) \(\left\{ {4k\left| {k \in \mathbb{N}} \right.} \right\}...\left\{ {x\left| {x = 2m,m \in \mathbb{N}} \right.} \right\}\)
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Bước 1: Xác định tập hợp cần so sánh
Bước 2: So sánh hai tập hợp
+) A là tập hợp con của B nếu mọi phần tử của A đều là phần tử của B, kí hiệu \(A \subset B\), ngược lại \(A \not\subset B\)
+) Hai tập hợp A và B gọi là bằng nhau nếu \(A \subset B\)và \(B \subset A\)
Lời giải chi tiết
a) Tập hợp \(\left\{ {x\left| {x\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right) = 0} \right.} \right\}\) có các phần tử là \(\left\{ { - 1;0;1} \right\}\)
Tập hợp \(\left\{ {x\left| {\left| x \right| < 2,x \in \mathbb{Z}} \right.} \right\}\) có các phần tử là \(\left\{ { - 1;0;1} \right\}\)
Suy ra \(\left\{ {x\left| {x\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right) = 0} \right.} \right\} = \left\{ {x\left| {\left| x \right| < 2,x \in \mathbb{Z}} \right.} \right\}\)
b) \(\{ x \in \mathbb{N} | x\) là ước của 18 \(\} = \left\{ {1;2;3;6;9;18} \right\} \supset \{3;6;9\}\)
Suy ra \(\{3;6;9\} \subset \{ x \in \mathbb{N} | x\) là ước của 18 \(\}\)
c) Tập hợp \(\{ x \in \mathbb{N}| x\) là bội của 5\(\}\) viết dưới dạng đặc trưng có dạng là\(\left\{ {x\left| {x = 5k;k \in \mathbb{N}} \right.} \right\}\)
Suy ra \(\left\{ {x\left| {x = 5k;k \in \mathbb{N}} \right.} \right\} = \)\(\{ x \in \mathbb{N}| x\) là bội của 5\(\}\)
d) Tập hợp \(\left\{ {4k\left| {k \in \mathbb{N}} \right.} \right\}\) là tập hợp các số tự nhiên là bội của 4
Tập hợp \(\left\{ {x\left| {x = 2m,m \in \mathbb{N}} \right.} \right\}\) là tập hợp các số tự nhiên là bội của 2
Mà mọi số chia hết cho 4 đều chia hết cho 2
Suy ra \(\left\{ {4k\left| {k \in \mathbb{N}} \right.} \right\} \supset \left\{ {x\left| {x = 2m,m \in \mathbb{N}} \right.} \right\}\)