[Lý Thuyết Ngữ Văn Lớp 7] Khái niệm nhân hóa
Hướng dẫn học bài: Khái niệm nhân hóa - Môn Ngữ văn Lớp 7 Lớp 7. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách 'Lý Thuyết Ngữ Văn Lớp 7 Lớp 7' được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.
1. Khái niệm nhân hóa
Nhân hóa là gọi vật hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật, đồ vật, cây cối,… trở nên gần gũi với con người, đồng thời biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
2. Ví dụ minh họa
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường.
(Mưa – Trần Đăng Khoa)
Trong đoạn thơ, các sự vật được nhắc đến bao gồm: Trời, cây mía, kiến. Trong đó:
- Trời: được gọi là ông, được miêu tả là mặc áo giáp và ra trận.
- Cây mía: được miêu tả đang múa.
- Kiến được miêu tả là hành quân.
=> Có thể thấy, các từ ngữ như “ông”, “mặc áo”, “ra trận”, “múa”, “hành quân” đều là những từ ngữ vốn để gọi người hoặc tả người dùng để gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật.