[Tóm tắt, bố cục Văn Lớp 12 Kết nối tri thức] Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Ngắm trăng (Vọng nguyệt) (Hồ Chí Minh
Hướng dẫn học bài: Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Ngắm trăng (Vọng nguyệt) (Hồ Chí Minh - Môn Ngữ văn Lớp 12 Lớp 12. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách 'Tóm tắt, bố cục Văn Lớp 12 Kết nối tri thức Lớp 12' được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.
Tóm tắt Mẫu 1
Với việc sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị, hình ảnh thơ trong sáng, đẹp đẽ, ngôn ngữ lãng mạn, màu sắc cổ điển và hiện đại song hành. Bài thơ miêu tả hoàn cảnh ngắm trăng của Bác và sự giao hòa đặc biệt giữa người tù thi sĩ và trăng.
Tóm tắt Mẫu 2
Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm.
Tóm tắt Mẫu 3
Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa chất nghệ sĩ và chất chiến sĩ của Bác. Mở đầu bài thơ là nhà tù và người tù, đến cuối bài thơ thì nhà tù vẫn ở đó nhưng chỉ thấy trăng và nhà thơ, không còn thấy người tù đâu cả, người tù đã vượt ngục - Cuộc vượt ngục tinh thần ấy không chỉ thể hiện tâm hồn nghệ sĩ yêu thiên nhiên mãnh liệt và sâu sắc mà còn cho thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người tù - chiến sĩ - thi sĩ Hồ Chí Minh. Người có thể ung dung, bất chấp hiện thực tàn bạo đen tối của nhà tù để đến giao hòa với thiên nhiên tươi đẹp - phong thái ung dung tự tại đó chính là chất chiến sĩ trong con người Bác.
Bố cục
Chia thành 2 phần:
- Phần 1: 2 câu đầu: Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác.
- Phần 2: 2 câu sau: Sự giao hòa đặc biệt giữa người tù thi sĩ và trăng.
Nội dung chính
Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh tù đày.