[SGK Khoa học tự nhiên Lớp 8 Cánh diều] Chủ đề 5. Điện

Hướng dẫn học bài: Chủ đề 5. Điện - Môn Khoa học tự nhiên Lớp 8 Lớp 8. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách 'SGK Khoa học tự nhiên Lớp 8 Cánh diều Lớp 8' được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài 1

Dùng một miếng vải lụa cọ xát thanh thủy tinh. Sau đó, tách miếng vải lụa ra xa thanh thủy tinh. Biết rằng, thanh thủy tinh mang điện dương. Nếu đưa mảnh vải lụa lại gần thanh thủy tinh thì có thể xảy ra sự phóng điện. Hãy cho biết trong quá trình phóng điện thì hạt mang điện là gì? Các hạt này dịch chuyển theo chiều nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào các kiến thức đã học và tìm kiếm thông tin để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Trong quá trình phóng điện, hạt mang điện tích âm (electron)

Các hạt này dịch chuyển theo chiều từ dương sang âm (từ thanh thủy tinh sang miếng lụa).

Bài 2

Ở chiếc đèn học của em hãy chỉ ra bộ phận làm bằng chất dẫn điện và các bộ phận làm bằng chất cách điện. Nếu tác dụng của các bộ phận đó.

Lời giải chi tiết:

Bộ phận làm bằng chất dẫn điện: dây tóc bóng đèn

Bộ phận làm bằng chất cách điện: bóng đèn, đế đèn, chao đèn.

Bài 3

Vào mùa hanh khô, dùng lược nhựa để chải tóc. Khi đưa lựa ra xa đầu, tóc có thể bị hút theo chiếc lược.

a) Hãy giải thích hiện tượng này.

b) Nếu dùng lược làm bằng kim loại thì có hiện tượng như vậy không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Dựa vào các kiến thức đã học và tìm kiếm thông tin để trả lời.

Lời giải chi tiết:

a) Khi ta chải đầu bằng lược nhựa, lược nhựa và tóc cọ xát vào nhau nên electron dịch chuyển giữa 2 vật làm cho cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện. Do đó, tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra.

b) Nếu dùng lược kim loại thì không có hiện tượng như vậy vì lược kim loại sẽ dẫn các hạt điện tích ra khỏi lược.

Bài 4

Một số thiết bị điện có tên tương ứng với các số như bảng dưới đây.

a) Vẽ kí hiệu của các thiết bị tương ứng.

b) Sử dụng một số thiết bị theo bảng trên, vẽ sơ đồ mạch điện với các yêu cầu sau:

* Hai pin, đèn sợi đốt và công tắc.

* Một pin, điôt phát quang và công tắc.

Phương pháp giải:

Dựa vào tìm kiếm thông tin và những kiến thức đã học để trả lời.

Lời giải chi tiết:

a)

b)

* Hai pin, đèn sợi đốt và công tắc.

* Một pin, điôt phát quang và công tắc.

Bài 5

Một học sinh vẽ một mạch điện để dùng chuông điện (hình 1). Một học sinh khác góp ý nếu mắc mạch thế này thì chuông kêu liên tục, cần phải bổ sung vào mạch một bộ phận để chuông chỉ kêu khi cần.

a) Giải thích ý kiến góp ý trên.

b) Vẽ sơ đồ mạch điện đã bổ sung thêm bộ phận để chuông chỉ kêu khi cần.

Đồng thời, trong mạch đó có ampe kế để đo cường độ dòng điện và vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện.

Phương pháp giải:

Dựa vào tìm kiếm thông tin và những kiến thức đã học để trả lời.

Lời giải chi tiết:

a)

Vì không có công tắc đóng mở mạch điện, nên mạch sẽ luôn luôn kín và chuông điện sẽ luôn kêu liên tục.

b)

Mạch điện tham khảo:

Câu hỏi tr 109 KĐ

Độ sáng của một chiếc đèn ngủ dùng pin có thể được thay đổi cho phù hợp bằng cách thay đổi độ lớn của dòng điện chạy qua đèn. Khả năng sinh ra dòng điện của pin và độ lớn của dòng điện được xác định thế nào và được đo bằng cách nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào những kinh nghiệm và tìm hiểu trong cuộc sống cũng như internet để đưa ra dự đoán.

Lời giải chi tiết:

Khả năng sinh ra dòng điện của pin và độ lớn của dòng điện được xác định thông qua cường độ của dòng điện và được đo bằng ampe kế.

Câu hỏi tr 109 CH

Thế nào là cường độ dòng điện.

Phương pháp giải:

Dựa vào tìm kiếm thông tin SGK để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện.

Câu hỏi tr 109 TN

Tiến hành thí nghiệm theo hình 23.2, đưa ra nhận xét về mối liên hệ giữa chỉ số của ampe kế và độ sáng của đèn trong mỗi trường hợp.

Phương pháp giải:

Dựa vào kết quả thí nghiệm để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Chỉ số ampe kế càng lớn thì độ sáng của đèn càng mạnh.

Câu hỏi tr 110 TN

Tiến hành thí nghiệm theo hình 23.3, đưa ra nhận xét về mối liên hệ giữa khả năng sinh ra dòng điện được đo bằng vôn kế và độ sáng của đèn

Phương pháp giải:

Dựa vào kết quả thí nghiệm để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Khả năng sinh ra dòng điện được đo bằng vôn kế càng lớn thì độ sáng của đèn càng mạnh.

Câu hỏi tr 111 LT

Em hãy mắc thêm một điện trở nối với đèn trong mạch điện hình 23.3 sao cho cường độ dòng điện qua đèn nhỏ hơn khi không có điện trở này

Phương pháp giải:

Dựa vào những kiến thức đã học về mạch điện, cường độ dòng điện và hiệu điện thế để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Câu hỏi tr 111 VD

Cho các thiết bị điện: hai pin, dây nối, ampe kế, vôn kế, công tắc, biến trở, đèn. Em hãy vẽ một mạch điện để dùng các pin thắp sáng một bóng đèn với độ sáng thay đổi được.

Phương pháp giải:

Dựa vào những kiến thức đã học về mạch điện, cường độ dòng điện và hiệu điện thế để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Câu hỏi tr 111 CH

Dòng điện có thể gây nguy hiểm cho người. Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào cường độ dòng điện và thời gian dòng điện qua cơ thể. Khi dòng điện qua cơ thể có cường độ 0,6 mA – 1,5 mA sẽ gây tê nhẹ; cường độ 2 mA – 3 mA sẽ gây tê mạnh; cường độ 5 mA – 7 mA gây đau đớn, cơ bị co rút và dần mất kiểm soát; cường độ 8 mA – 10 mA sẽ gây đau đớn nhiều hơn, các cơ bắp mất kiểm soát; cường độ 20 mA – 25 mA khi chạm vào sẽ gây đau đớn, bắt đầu có hiện tượng khó thở; cường độ 25 mA – 80 mA làm hệ hô hấp tê liệt, tim đập nhanh hơn và có thể bị ngừng đập do sốc điện; với cường độ 90 mA – 100 mA tim có thể ngừng đập hoàn toàn sau 3 s. Hãy tìm hiểu các quy định an toàn về điện để tránh các nguy hiểm do dòng điện gây ra.

Lời giải chi tiết:

Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện:

- Trong thực hành chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40 V.

- Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện.

- Không được tự mình tiếp xúc với mạng điện dân dụng và các thiết bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng.

- Khi có người bị điện giật cần phải tìm cách ngắt ngay dòng điện bằng cách tắt công tắc, kéo cầu dao điện xuống,... và gọi ngay người cấp cứu.

Câu hỏi tr 106 KĐ

Tia sét, hình 22.1, được tạo ra là kết quả của dòng hạt mang điện chuyển động. Khi xét đánh, dòng điện trong tia sét có tác dụng phát sáng và tác dụng nhiệt rất mạnh. Tuy nhiên, dòng điện của tia sét chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Làm thế nào để tạo ra và duy trì dòng điện để từ đó khai thác các tác dụng của dòng điện?

Phương pháp giải:

Dựa vào những kinh nghiệm và tìm hiểu trong cuộc sống cũng như internet để đưa ra dự đoán.

Lời giải chi tiết:

Người ta tạo ra dòng các hạt mang điện chuyển động liên tục không ngừng để tạo và duy trì dòng điện.

Câu hỏi tr 106 CH

Nêu một số nguồn điện trong đời sống và nêu vai trò của chúng khi được sử dụng.

Phương pháp giải:

Dựa vào tìm kiếm thông tin SGK và trên mạng internet để trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Một số nguồn điện trong đời sống:

+Các loại pin (pin nhiệt điện, pin quang điện, pin mặt trời…)

+Các loại acquy (acquy axit, acquy kiềm..)

+Máy phát điện (dinamo xe đạp, máy phát điện nhỏ ở xe máy, ô tô,....)

- Vai trò: là một thiết bị có khả năng cung cấp dòng điện lâu dài cho các thiết bị điện hoạt động.

Câu hỏi tr 106 LT

Nêu sự chuyển hóa năng lượng ở các thiết bị dùng pin, acquy khi tạo ra dòng điện.

Phương pháp giải:

Dựa vào tìm kiếm thông tin SGK và trên mạng internet để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Các thiết bị dùng pin, acquy có sự chuyển hóa từ hóa năng sang điện năng khi tạo ra dòng điện.

Câu hỏi tr 107 CH 1

Trong quá trình làm thí nghiệm ở hình 22.3, chỉ ra các trường hợp đóng công tắc nhưng trong mạch vẫn không có dòng điện.

Phương pháp giải:

Dựa vào các kiến thức đã học và tìm kiếm thông tin để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Các trường hợp đóng công tắc nhưng trong mạch vẫn không có dòng điện:

- Dây nối trong mạch bị hỏng, dứt giữa nên mạch hở.

- Bóng đèn bị hỏng khiến mạch hở.

- Pin hết khiến mạch không được cung cấp điện.

Câu hỏi tr 107 CH 2

Nêu ví dụ về các dụng cụ điện có tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng của dòng điện trong đời sống.

Phương pháp giải:

Dựa vào các kiến thức đã học và tìm kiếm thông tin để trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Ví dụ về tác dụng nhiệt:

Khi cắm phích điện của bàn là (bàn ủi) vào ổ cắm điện, dòng điện chạy qua làm cho bàn là nóng lên, nhờ đó ta có thể ủi cho quần áo thẳng ra.

Chế tạo ra chiếc cầu chì sử dụng trong gia đình để đảm bảo an toàn về điện.

- Ví dụ về tác dụng phát sáng:

Dòng điện có thể làm cho bóng đèn điện phát sáng, nhờ đó chúng ta có ánh sáng để sinh hoạt vào ban đêm.

Dòng điện có thể làm phát sáng bóng đèn bút thử điện và đèn điốt phát quang.

Dòng điện đi qua bóng đèn có chứa khí nêon làm chất khí phát sáng.

Khi dòng điện qua dây tóc, dây tóc nóng lên tới nhiệt độ cao thì phát sáng.

Câu hỏi tr 108 TN

Tiến hành thí nghiệm hình 22.5, quan sát thạn inox và thanh đồng trong vài phút, ghi kết quả và rút ra nhận xét.

Phương pháp giải:

Dựa vào kết quả thí nghiệm để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Sau vài phút có một lớp đồng bám bên ngoài thanh inox, điều này chứng tỏ dòng điện đã tách đồng ra khỏi dung dịch copper (II) sulfate.

Câu hỏi tr 108 CH

Nêu một số cách để đảm bảo an toàn điện, tránh bị điện giật trong gia đình em.

Phương pháp giải:

Dựa vào các kiến thức đã học và tìm kiếm thông tin để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Các cách để đảm bảo an toàn điện, tránh bị điện giật trong gia đình:

- Không dùng dây nối bị hư hỏng.

- Không dùng thiết bị điện bị lỗi.

- Rút phích cắm điện đúng cách.

- Tắt đèn trước khi thay bóng mới.

- Kiểm tra dây điện trước khi khoan tường.

- Không dùng nhiều thiết bị cùng một ổ cắm.

- Không dùng thiết bị điện ở nơi ẩm ướt.

- Không cắt đi chấu thứ 3 của phích cắm.

- Không dùng nước khi ổ cắm bị cháy.

Câu hỏi tr 108 VD

Trong các thiết bị dùng điện, năng lượng điện được chuyển thành các dạng năng lượng khác để đáp ứng nhiều mục đích khác nhau.

a) Nêu một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng điện trong gia đình em.

b) Chỉ ra tác dụng của dòng điện ở mỗi ví dụ đã nêu.

Phương pháp giải:

Dựa vào tìm kiếm thông tin và những kiến thức đã học để trả lời.

Lời giải chi tiết:

a) Một số ví dụ về sử dụng năng lượng điện:

- Điện năng chuyển thành cơ năng, nhiệt năng: Quạt điện, máy bơm nước.

- Điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng và quang năng: Nồi cơm điện, bàn là, đèn LED, đèn dây tóc.

b) Tác dụng của dòng điện:

- Điện năng chuyển thành cơ năng, nhiệt năng: Tác dụng nhiệt.

- Điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng và quang năng: Tác dụng nhiệt, tác dụng quang.

Câu hỏi tr 102 KĐ

Người ta làm thế nào để mô tả cách mắc các thiết bị điện?

Phương pháp giải:

Dựa vào những kinh nghiệm và tìm hiểu trong cuộc sống cũng như internet để đưa ra dự đoán.

Lời giải chi tiết:

Người ta sử dụng sơ đồ và các kí hiệu để mô tả cách mắc mạch điện.

Câu hỏi tr 103 LT

Dùng các kí hiệu cho ở bảng 21.1, vẽ sơ đồ mạch điện gồm:

Một pin, một công tắc, một bóng đèn và các dây nối.

Phương pháp giải:

Dựa vào kí hiệu trong bảng 21.1 để vẽ sơ đồ.

Lời giải chi tiết:

Sơ đồ tham khảo

Câu hỏi tr 103 TN

Dùng các kí hiệu cho ở bảng 21.1, vẽ sơ đồ mạch điện hình 21.2: một pin, một công tắc, một biến trở, một đèn LED, một ampe kế.

Phương pháp giải:

Dựa vào kí hiệu trong bảng 21.1 để vẽ sơ đồ.

Lời giải chi tiết:

Sơ đồ tham khảo

Câu hỏi tr 103 CH 1

Chỉ ra chiều dòng điện chạy trong mạch điện đã mắc

Phương pháp giải:

Dựa vào các kiến thức đã học để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Chiều dòng điện

Câu hỏi tr 103 CH 2

Chuẩn bị

Hai pin và đế lắp hai pin, công tắc, dây nối, bóng đèn.

Tiến hành:

- Vẽ sơ đồ mạch điện với các thiết bị đã cho.

Quan sát bóng đèn và mô tả hiện tượng khi đóng, mở công tắc.

Phương pháp giải:

Dựa vào các kiến thức đã học và kết quả thí nghiệm để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Sơ đồ mạch điện:

Khi đóng công tắc, hai bóng đèn sáng lên, khi mở công tắc, hai bóng đèn tắt sáng.

Câu hỏi tr 104 CH 1

Biết mạch điện dùng rơ-le ở hình 21.6 hoạt động theo cách sau: Khi đóng hoặc mở công tắc của rơ-le thì sẽ có dòng điện chạy qua cuộn dây của rơ-le, cuộn dây này sẽ đóng hay mở công tắc của mạch điện dùng đèn ở vị trí 1 hoặc 2. Hãy mô tả hoạt động của mạch điện khi rơ-le đóng công tắc mạch ở vị trí 1 và vị trí 2.

Phương pháp giải:

Dựa vào các kiến thức đã học và tìm kiếm thông tin để trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Khi rơ-le đóng công tắc mạch ở vị trí 1: Dòng điện từ cực dương qua công tắc đến bóng đèn Đ1 rồi trở về cực âm. Lúc này Đ1 sáng, Đ2 tắt.

- Khi rơ-le đóng công tắc mạch ở vị trí 2: Dòng điện từ cực dương qua công tắc đến bóng đèn Đ2 rồi trở về cực âm. Lúc này Đ2 sáng, Đ1 tắt.

Câu hỏi tr 104 CH 2

Các thiết bị an toàn như cầu chì, rơ-le và cầu dao tự động có mặt ở đâu trong lớp học hay nhà của em. Mô tả tác dụng của các thiết bị đó.

Phương pháp giải:

Dựa vào các kiến thức đã học và tìm kiếm thông tin để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Cầu chì, rơ-le và cầu dao tự động thường được lắp ở phía đầu phòng học hoặc ở vị trí của các mạch chính trong nhà.

Cầu chì, rơ-le và cầu dao tự động có tác dụng ngắt mạch điện khi dòng điện quá lớn để đảm bảo an toàn cho các thiết bị điện và phòng chống cháy nổ.

Câu hỏi tr 105 CH 1

Biết mạch điện của chuông điện được mô tả như sơ đồ hình 21.10, dòng điện qua cuộn dây tạo ra lực hút lá thép đàn hồi để búa gõ vào chuông. Dựa vào sơ đồ, hãy giải thích tại sao âm thanh liên tục phát ra từ chuông? Hãy nêu một số trường hợp sử dụng chuông điện trong đời sống?

Phương pháp giải:

Dựa vào tìm kiếm thông tin và những kiến thức đã học để trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Nguyên tắc hoạt động của chuông điện: Khi nhấn nút chuông, dòng điện qua cuộn dây gây ra tác dụng từ của nam châm điện, khiến búa bị hút gõ vào chuông. Khi đó tiếp điểm hở, mạch điện bị ngắt, không có dòng điện qua nam châm điện nữa, nên búa không bị hút nữa, nó quay về vị trí cũ. Tiếp điểm lại được nối kín, mạch điện lại đóng lại, cứ như vậy tiếp tục, ta thấy tiếng chuông reo liên hồi.

- Một số trường hợp sử dụng chuông điện:

Chuông điện thường được sử dụng trong gia đình vì nó là thiết bị kêu, gọi chủ nhà khi có khách tới.

Chuông điện đóng vai trò làm chuông báo động khẩn cấp hoặc báo giờ thủ công nhấn bằng tay

Kết hợp chuông điện với thiết bị báo giờ làm việc tự động sẽ trở thành hệ thống chuông báo giờ làm việc nhà xưởng, trường học thông minh và hoàn toàn tự động

Câu hỏi tr 105 VD

Vẽ sơ đồ mạch điện để mô tả cách mắc các bộ phận chính của đèn pin: hai pin, bóng đèn, công tắc và các dây nối.

Phương pháp giải:

Dựa vào tìm kiếm thông tin và những kiến thức đã học để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Sơ đồ tham khảo

Câu hỏi tr 105 LT

1. Nêu các thiết bị điện mà em thấy được ở xe đạp điện.

2. Vẽ một sơ đồ mạch điện đơn giản mô tả nguồn điện của xe đạp đang cung cấp dòng điện cho còi (có vai trò như chuông điện)

Phương pháp giải:

Dựa vào tìm kiếm thông tin và những kiến thức đã học để trả lời.

Lời giải chi tiết:

1. Các thiết bị điện: Hệ thống động cơ điện, bình ác-quy, đèn, còi, xi-nhan,…

2. Sơ đồ tham khảo

Câu hỏi tr 105 CH 2

Hiện nay, để thắp sáng, có thể lựa chọn đèn sợi đốt hoặc đèn LED. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, để có được cùng một độ sáng, thì dùng đèn LED sẽ giảm được tới 90% năng lượng điện so với dùng đèn sợi đốt. Em hãy kể một số trường hợp dùng đèn LED mà em biết.

Phương pháp giải:

Dựa vào tìm kiếm thông tin và những kiến thức đã học để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Một số trường hợp đèn LED:

Đèn dây LED: 

Đây là loại đèn có công suất lớn được gắn trên bảng mạch linh hoạt tạo thành một sợi dây dài dùng để trang trí nhà cửa, nội thất hay cảnh quan thiên nhiên.

Đèn led âm trần: 

Được sử dụng chủ yếu tại các văn phòng, tòa nhà cao ốc. Với thiết kế gắn trần cùng khả năng tăng giảm độ sáng, vừa cung cấp ánh sáng vừa để trang trí không gian trong phòng.

Đèn LED rọi ray

Đèn led rọi ray thường được dùng tại các showroom, hội trường, dùng để chiếu điểm cho các sản phẩm trưng bày để tạo điểm nhấn giúp thu hút mọi ánh nhìn.

Đèn Bulb LED

Đây là bóng đèn LED dân dụng thường được sử dụng tại các hộ gia đình để chiếu sáng trong nhà. Với nhiều kiểu dáng và giá thành khác nhau, LED bulb luôn đáp ứng được mọi tiêu chí của người sử dụng.

Đèn tuýp led

Là loại đèn phù hợp sử dụng trong văn phòng, các phòng họp, hội thảo. Đèn thân thiện với môi trường và con người, đặc biệt tiết kiệm điện năng giúp giảm chi phí cho người dùng.

Đèn LED panel

Chúng được ứng dụng chủ yếu trong nhà. Chúng được cấu tạo từ nhôm hợp kim với thiết kế đơn giản. Đèn phát ra ánh sáng đẹp mắt rất phù hợp với các không gian phòng học, khu văn phòng.

Đèn pha LED

Đèn pha LED có ánh sáng góc rộng. Nó thường được sử dụng cho các công trình ngoài trời, khu vui chơi, sân vận động.

Đèn chiếu sáng 

 

Câu hỏi tr 99 KĐ

Trong những ngày thời tiết hanh khô, nếu dùng một mảnh giấy bóng kính cọ xát 5 – 7 lần vào tóc, sau đó nhấc nhẹ ra thì có thể thấy một số sợi tóc được hút lên theo tờ giấy bóng kính. Vì sao lại có hiện tượng như vây?

Phương pháp giải:

Dựa vào những kinh nghiệm và tìm hiểu trong cuộc sống cũng như internet để đưa ra dự đoán.

Lời giải chi tiết:

Các sợi tóc được hút lên theo tờ giấy bóng kính vì tờ giấy bóng kính sau khi cọ xát đã bị nhiễm điện, khiến nó có thể hút được một số vật nhẹ.

Câu hỏi tr 99 TN

- Tiến hành cọ xát mảnh vải khô với thanh nhựa, sau đó tách miếng vải ra xa thanh nhựa.

Đưa miếng vải lại gần một đầu thanh nhựa (hình 20.2), quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra.

Cọ xát thanh nhựa thứ hai bằng vải khô như đã làm với thanh nhựa thứ nhất.

Đưa thanh nhựa này lại gần thanh nhựa thứ nhất (hình 20.3), quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra.

Phương pháp giải:

Dựa vào kết quả thí nghiệm để trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Thanh nhựa được hút lên theo hướng miếng vải khô vì miếng vải sau khi cọ xát đã bị nhiễm điện, khiến nó có thể hút được một số vật nhẹ.

- Thanh nhựa thứ hai đẩy thanh nhựa thứ nhất, vì hai thanh nhựa cùng cọ xát vào mảnh vải khô nên sẽ nhiễm điện cùng dấu.

Câu hỏi tr 100 CH 1

Sử dụng dấu cộng (+) để mô tả điện tích dương và dấu trừ (-) để mô tả điện tích âm, em hãy vẽ vào vở hai vật có dạng bất kỳ để mô tả:

Sau khi cọ xát, một vật trở nên nhiễm điện dương, vật kia trở nên nhiễm điện âm.

Phương pháp giải:

Dựa vào tìm kiếm thông tin trong SGK và kinh nghiệm để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Câu hỏi tr 100 CH 2

1. Giải thích hiện tượng nhiễm điện ở quả bóng bay khi cọ xát với áo len và nhiễm điện ở áo len khi cởi áo len.

2. Nêu và giải thích một số ví dụ về hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế.

Phương pháp giải:

Dựa vào kinh nghiệm và tìm kiếm trông tin để giải thích.

Lời giải chi tiết:

1.

- Khi cọ xát quả bóng bay vào áo len, quả bóng len sẽ mất bớt electron và trở thành vật nhiễm điện dương, áo len nhận thêm electron nên trở thành vật nhiễm điện âm. Áo len và bóng bay thành hai vật nhiễm điện trái dấu nên bóng bị hút về phía áo len.

- Khi cởi áo len, áo len nhận thêm electron nên trở thành vật nhiễm điện âm, tóc và các lớp áo bên trong sẽ mất bớt electron và trở thành vật nhiễm điện dương,. Áo len và tóc/các lớp áo bên trong thành hai vật nhiễm điện trái dấu nên bị hút về phía áo len.

2. 

VD: 

- Cánh quạt khi quay ma sát với không khí nên nhiễm điện và hút các hạt bụi xung quanh.

- Các cây thước nhựa đẩy nhau nếu chúng được cọ xát cùng 1 vật vì khi đó các cây thước nhựa sẽ nhiễm điện cùng dấu

- Các cây thức nhựa sẽ hút nhau nếu chúng được cọ xát bằng 2 vật khác nhau vid nhiễm điện trái dấu.

-…

Câu hỏi tr 100 CH 3

Nêu ví dụ về các thiết bị hoạt động khi có dòng điện chạy qua.

Phương pháp giải:

Dựa vào các kiến thức đã học và tìm kiếm thông tin để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ:

- Bóng đèn sáng khi có dòng điện chạy qua đèn.

- Nồi cơm điện hoạt động khi cắm hai đầu dây vào mạng điện.

- ….

Câu hỏi tr 101 CH

Nêu ví dụ về vật cách điện và vật dẫn điện trong cuộc sống.

Phương pháp giải:

Dựa vào các kiến thức đã học và tìm kiếm thông tin để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ:

- Các vật dẫn điện: dây điện, nồi, dao,…

- Các vật cách điện: sách, vở, cốc thuỷ tinh, cốc nhựa,…

Câu hỏi tr 101 LT

Chỉ ra những bộ phận dẫn điện và bộ phận cách điện ở: công tắc điện, cầu chì, đèn điện.

Phương pháp giải:

Dựa vào tìm kiếm thông tin và những kiến thức đã học về đòn bẩy để trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Công tắc điện:

+ Bộ phận cách điện: vỏ nhựa bên ngoài công tắc.

+ Bộ phận dẫn điện: các cực của công tắc (thường cấu tạo bằng đồng)

- Cầu chì:

+ Bộ phận cách điện: vỏ bên ngoài cầu chì.

+ Bộ phận dẫn điện: đế và dây chảy của cầu chì.

- Đèn điện:

+ Bộ phận cách điên: Lớp thủy tinh bên ngoài bóng đèn.

+ Bộ phận dẫn điện: Đui và dây tóc của bóng đèn

Câu hỏi tr 101 VD

Xe chở xăng khi di chuyển thường kèm theo một đoạn dây xích (hình 20.6). Cách làm này để tránh sự phóng tia lửa điện từ các chi tiết trên thùng chở xăng. Em hãy cho biết:

a) Vì sao trên bề mặt xe có thể nhiễm điện?

b) Vì sao phải sử dụng dây xích kim loại?

Phương pháp giải:

Dựa vào tìm kiếm thông tin và những kiến thức đã học về đòn bẩy để trả lời.

Lời giải chi tiết:

a) Vì khi di chuyển, lượng xăng trong bình ma sát với thành bình chứa, khiến thành bình chứa nhiễm điện, từ đó khiến bề mặt xe chở nhiễm điện theo.

b) Vì dây xích kim loại sẽ giúp dẫn điện trên bề mặt xuống đất, tránh sự phóng tia lửa điện gây cháy nổ.

Giải bài tập những môn khác

Môn Ngữ văn Lớp 8

  • Bài tập trắc nghiệm Văn Lớp 8 Cánh diều
  • Bài tập trắc nghiệm Văn Lớp 8 Chân trời sáng tạo
  • Bài tập trắc nghiệm Văn Lớp 8 Kết nối tri thức
  • Đề thi, đề kiểm tra Văn Lớp 8 Cánh diều
  • Đề thi, đề kiểm tra Văn Lớp 8 Chân trời sáng tạo
  • Đề thi, đề kiểm tra Văn Lớp 8 Kết nối tri thức
  • Lý thuyết Văn Lớp 8
  • SBT Văn Lớp 8 Cánh diều
  • SBT Văn Lớp 8 Chân trời sáng tạo
  • Soạn văn Lớp 8 Kết nối tri thức
  • Soạn văn Lớp 8 Kết nối tri thức siêu ngắn
  • Soạn văn Lớp 8 Cánh diều siêu ngắn
  • Soạn văn Lớp 8 Cánh diều chi tiết
  • Soạn văn Lớp 8 Chân trời sáng tạo siêu ngắn
  • Soạn văn Lớp 8 Chân trời sáng tạo chi tiết
  • Soạn văn chi tiết Lớp 8 Cánh diều
  • Soạn văn chi tiết Lớp 8 chân trời sáng tạo
  • Soạn văn chi tiết Lớp 8 kết nối tri thức
  • Soạn văn siêu ngắn Lớp 8 Cánh diều
  • Soạn văn siêu ngắn Lớp 8 kết nối tri thức
  • Soạn văn siêu ngắn Lớp 8 chân trời sáng tạo
  • Tác giả và tác phẩm văn Lớp 8
  • Tóm tắt, bố cục Văn Lớp 8 Kết nối tri thức
  • Tóm tắt, bố cục Văn Lớp 8 Cánh diều
  • Tóm tắt, bố cục Văn Lớp 8 Chân trời sáng tạo
  • Trắc nghiệm Văn Lớp 8 Cánh diều
  • Trắc nghiệm Văn Lớp 8 Chân trời sáng tạo
  • Trắc nghiệm Văn Lớp 8 Kết nối tri thức
  • Văn mẫu Lớp 8 Chân trời sáng tạo
  • Văn mẫu Lớp 8 Kết nối tri thức
  • Văn mẫu hay Lớp 8 Cánh Diều
  • Vở thực hành Ngữ văn Lớp 8
  • Môn Toán học Lớp 8

    Môn Tiếng Anh Lớp 8

    Tài liệu tin học

    Tài liệu Lớp 1

    Tài liệu Lớp 2

    Tài liệu Lớp 3

    Tài liệu Lớp 4

    Tài liệu Lớp 5

    Trò chơi Powerpoint

    Sáng kiến kinh nghiệm