[SGK Khoa học tự nhiên Lớp 8 Cánh diều] Chủ đề 8. Sinh thái

Hướng dẫn học bài: Chủ đề 8. Sinh thái - Môn Khoa học tự nhiên Lớp 8 Lớp 8. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách 'SGK Khoa học tự nhiên Lớp 8 Cánh diều Lớp 8' được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.

CH tr 188

MĐ:

Quan sát hình 41.1, nêu tên một số loài sinh vật có trong quần xã và mối quan hệ giữa quần xã sinh vật với môi trường sống

Phương pháp giải

Nhớ lại kiến thức quần xã đã học từ bài 40

Lời giải chi tiết

Một số loài sinh vật có trong quần xã ở hình 41.1: voi, tê giác, hươu cao cổ, cây bụi, …

Mối quan hệ giữa quần xã sinh vật với môi trường sống: Các sinh vật trong quần xã tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường và tác động qua lại với các sinh vật khác tạo thành một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

CH tr 189

CH1:

Quan sát hình 41.2, nêu các thành phần cấu trúc cơ bản của hệ sinh thái và mối quan hệ giữa các thành phần này

Phương pháp giải

Hệ sinh thái là hệ thống bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của chúng. Các sinh vật trong quần xã luôn tương tác với nhau, đồng thời tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống sinh học hoàn chỉnh tương đối ổn định.

Lời giải chi tiết

- Các thành phần cấu trúc cơ bản của hệ sinh thái: Môi trường sống (thành phần vô sinh): ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, đất, nước, xác sinh vật,… và quần xã sinh vật (thành phần hữu sinh): sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.

- Mối quan hệ giữa các thành phần cấu trúc cơ bản của hệ sinh thái: Các thành phần vô sinh và hữu sinh của hệ sinh thái tác động qua lại lẫn nhau tạo thành một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

CH2:  

Lấy ví dụ cho mỗi kiểu hệ sinh thái và cho biết thành phần của hệ sinh thái đó theo gợi ý sau.

Phương pháp giải

Hệ sinh thái là hệ thống bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của chúng.

Lời giải chi tiết

Bảng 41.1. Thành phần của một số hệ sinh thái

Tên của hệ sinh thái

Thành phần vô sinh

Thành phần hữu sinh

Hệ sinh thái đồng ruộng

Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, đất, nước, xác sinh vật,…

Lúa, cỏ, ốc bươu vàng, sâu ăn lá,…

Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa

Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, đất, nước, xác sinh vật,…

Cỏ, cây tràm, sâu,...

CH tr 190

CH1:

Vẽ chuỗi thức ăn có các loài sinh vật sau: diều hâu, cỏ, châu chấu, ếch, rắn.

Phương pháp giải

Chuỗi thức ăn gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi thức ăn, sinh vật phía trước là thức ăn của sinh vật phía sau

Lời giải chi tiết

Chuỗi thức ăn được tạo nên từ các loài sinh vật trên là:

Cỏ → Châu chấu → Ếch → Rắn → Diều hâu

CH2:

Liệt kê một số chuỗi thức ăn có trong hình 41.1. Các chuỗi thức ăn đó có những mắt xích nào chung?

Phương pháp giải

Trong quần xã, một loài sinh vật có thể tham gia đồng thời vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau, tạo thành một lưới thức ăn.

Lời giải chi tiết

Một số chuỗi thức ăn:

+) Cây xanh → chuột → rắn

+) Cây xanh → thỏ → linh miêu → sư tử 

CH3: 

Lấy ví dụ về lưới thức ăn trong tự nhiên

Phương pháp giải

Lưới thức ăn là tập hợp các chuỗi thức ăn có những mắt xích chung

Lời giải chi tiết

CH tr 191

CH1:

Nêu những ý nghĩa của tháp sinh thái

Phương pháp giải

Để xem mức độ hiệu quả dinh dưỡng của mỗi bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái, người ta xây dựng các tháp sinh thái: tháp số lượng, tháp khối lượng, tháp năng lượng.

Lời giải chi tiết

Ý nghĩa của tháp sinh thái: Tháp sinh thái giúp xem xét mức độ hiệu quả dinh dưỡng của mỗi bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái. 

CH2:

Hãy xác định tên của ba loại tháp trong hình 41.5 và giải thích

Phương pháp giải

Có 3 loại tháp sinh thái:

-         Tháp số lượng: thể hiện số lượng cá thể sinh vật trên một đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng

-         Tháp khối lượng: thể hiện khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên một đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng

-         Tháp năng lượng: thể hiện số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị diện tích hay thể tích trong một đơn vị thời gian ở mỗi bậc sinh dưỡng.

Lời giải chi tiết

Tháp thứ nhất: tháp số lương

Tháp thứ hai: tháp khối lượng

Tháp thứ ba: tháp năng lượng

CH3:

Quan sát hình 41.6, mô tả quá trình trao đổi vật chất và chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái

Phương pháp giải

Quá trình trao đổi vật chất và chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái xảy ra giữa các sinh vật trong quần xã và giữa quần xã với môi trường thông qua chu trình vật chất và dòng năng lượng:

Lời giải chi tiết

- Trong hệ sinh thái, các chất vô cơ từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, qua các mắt xích của chuỗi và lưới thức ăn (sinh vật sản xuất → sinh vật tiêu thụ → sinh vật phân giải) rồi trả lại môi trường.

- Nguồn năng lượng trong hệ sinh thái phần lớn được lấy từ năng lượng ánh sáng mặt trời. Năng lượng từ ánh sáng mặt trời được truyền vào quần xã ở mắt xích đầu tiên là sinh vật sản xuất, sau đó truyền theo một chiều qua các bậc dinh dưỡng, năng lượng giảm dần do sinh vật sử dụng và trả lại môi trường dưới dạng nhiệt.

CH tr 192

CH1:

Quan sát hình 41.7, vận dụng những hiểu biết của bản thân, hãy nêu đặc điểm, ý nghĩa của mỗi hệ sinh thái.

Phương pháp giải

Ở Việt Nam có một số hệ sinh thái điển hình như: hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển và ven biển, hệ sinh thái nông nghiệp. Mỗi hệ sinh thái có những đặc điểm và ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ đa dạng sinh học, điều hòa khí hậu và phát triển bền vững.

Lời giải chi tiết

Đặc điểm, ý nghĩa của mỗi hệ sinh thái:

- Hệ sinh thái rừng Cúc Phương:

+ Đặc điểm: Là hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa, xanh quanh năm, có quần thể động, thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Thảm thực vật Cúc Phương với ưu thế là rừng trên núi đá vôi, có thể hình thành nên nhiều tầng tán, nhưng do địa hình dốc nên tầng tán thường không liên tục. Là nơi sinh sống của nhiều loài thú, chim, bò sát, lưỡng cư và hàng ngàn loài côn trùng, trong đó có nhiều loài nằm trong sách đỏ Việt Nam.

+ Ý nghĩa: Hệ sinh thái rừng Cúc Phương là nơi dự trữ nguồn gene phong phú, bảo vệ các loài sinh vật, điều hòa khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học; đồng thời, cũng là nơi tham quan du lịch tạo sự phát triển kinh tế bền vững.

- Hệ sinh thái biển Nha Trang:

+ Đặc điểm: Là nơi có độ đa dạng sinh học cao, là nơi cư trú của nhiều loài san hô, cá cảnh biển và các loài hải sản. Các loài thực vật, tảo, rong biển cũng góp phần tạo nên đa dạng sinh học.

+ Ý nghĩa: Hệ sinh thái biển Nha trang là nơi dự trữ nguồn gen phong phú, có vai trò quan trọng đối với tự nhiên và con người: tham gia điều hòa khí hậu, là nơi sống của nhiều loài sinh vật, cung cấp nhiều sản phẩm có giá trị cho con người; đồng thời, cũng là nơi tham quan du lịch tạo sự phát triển kinh tế bền vững.

- Hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long:

+ Đặc điểm: Là nơi canh tác đa dạng nhưng chủ yếu dựa trên nền lúa, đây là hệ sinh thái được duy trì dưới tác động thường xuyên của con người.

+ Ý nghĩa: Hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp tạo ra lương thực, thực phẩm và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp tạo đà cho sự phát triển kinh tế; ngoài ra, hệ sinh thái này cũng có vai trò quan trọng trong bảo vệ đa dạng sinh học,…

CH2:

Việc khuyến khích sử dụng các loại phân bón hữu cơ thay cho các loại phân bón hóa học có ý nghĩa gì đối với bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp?

Phương pháp giải

Đối với bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp, việc khuyến khích sử dụng các loại phân bón hữu cơ thay cho các loại phân bón hóa học có ý nghĩa:

Lời giải chi tiết

Việc khuyến khích sử dụng các loại phân bón hữu cơ thay cho các loại phân bón hóa học có ý nghĩa:

- Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây trồng một cách an toàn, ít gây ngộ độc, sốc phân cho cây trồng.

- Giúp cải tạo đất: Phân bón hữu cơ giúp bổ sung lượng mùn lớn cho đất, nhờ đó, giúp cải tạo đất bạc màu, đất nghèo dinh dưỡng mà không làm mất cân bằng pH của đất; làm tăng độ tơi xốp, thoáng khí cho đất.

- Tạo điều kiện cho hệ vi sinh vật đất phát triển.

→ Như vậy, việc khuyến khích sử dụng các loại phân bón hữu cơ thay cho các loại phân bón hóa học sẽ giúp hệ sinh thái nông nghiệp phát triển bền vững.

CH tr 186

MĐ:

Trong một ao tự nhiên (hoặc một ruộng lúa, một khu rừng…) thường có những quần thể sinh vật nào? Tập hợp các quần thể sinh vật sinh sống trong đó gọi là gì?

Phương pháp giải

Nhớ lại kiến thức về quần thể đã học bài 39

Lời giải chi tiết

Trong một ao tự nhiên có những quần thể sinh vật: cá chép, ốc bươu vàng, cá mè,...

Tập hợp các quần thể sinh vật sinh sống trong đó gọi là quần xã

CH1:

Lấy ví dụ và chỉ ra các đặc điểm cho thấy đó là một quần xã sinh vật

Phương pháp giải

Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.

Lời giải chi tiết

Ví dụ về quần xã sinh vật: 

Quần xã ruộng lúa, gồm có các quần thể như: lúa, cỏ, giun đất, vi sinh vật,…

 Trong quần xã này, lúa che mát, chắn bớt gió cho cỏ; cỏ che mát, giữ ẩm cho gốc lúa, đồng thời cạnh tranh chất dinh dưỡng trong đất với gốc lúa; lúa, cỏ giữ cho đất ẩm, có nhiệt độ thích hợp cho hệ vi sinh vật phát triển; giun đất làm tơi xốp cho lúa, cỏ.

CH2: 

Quan sát hình 40.1 và cho biết số lượng loài ở hai quần xã có sự khác nhau không. Vì sao?

 

 Phương pháp giải

Mỗi khu vực khác nhau sẽ có số lượng loài khác nhau

Lời giải chi tiết 

- Số lượng loài ở hai quần xã trên có sự khác nhau, quần xã sinh vật vùng sa mạc có số lượng loài ít hơn quần xã rừng rụng lá theo mùa.

- Giải thích: Có sự khác nhau về số lượng loài ở hai quần xã trên là do môi trường sống ở các khu vực này khác nhau. Ở khu vực quần xã rừng rụng lá theo mùa có khí hậu ôn đới thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loài động, thực vật → số lượng loài đa dạng hơn. Còn ở vùng sa mạc, điều kiện sống khắc nghiệt (nắng nóng, thiếu nước) nên chỉ có một số ít loài có thể tồn tại, sinh trưởng và phát triển → số lượng loài ít đa dạng hơn.

CH tr 187

CH1:

Nêu một số ví dụ về loài ưu thế, loài đặc trưng

Phương pháp giải

Loài ưu thế là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã, ảnh hưởng quyết định tới nhân tố sinh thái của môi trường do có số lượng nhiều và sinh khối lớn.

Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã hoặc có số cá thể nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã.

Lời giải chi tiết

- Ví dụ về loài ưu thế: Trong quần xã rừng ở Vườn quốc gia Ba Vì, một số loài cây gỗ như sồi xanh, thành ngạch là loài ưu thế; lúa là loài ưu thế trong quần xã ruộng lúa; bò rừng Bison là loài chiếm ưu thế trong quần xã đồng cỏ lớn ở Bắc Mỹ;…

- Ví dụ về loài đặc trưng: Cá cóc Tam Đảo là loài đặc trưng của rừng nhiệt đới Tam Đảo; cây  tràm là loài đặc trưng của quần xã  rừng U Minh; cây cọ là loài đặc trưng ở quần xã vùng đồi Phú Thọ;…

CH2:

Nêu ý nghĩa của một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học

Phương pháp giải

Bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã là bảo vệ sự đa dạng loài, bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật trong  quần xã.

Lời giải chi tiết

Ý nghĩa của một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học: giúp bảo vệ sự đa dạng loài, bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật, bảo vệ kịp thời những sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng

CH tr 182

MĐ:

Các cá thể sinh vật khi sống thành đàn (ví dụ đàn voi trong hình 39.1) có ưu thế gì so với khi sống đơn lẻ?

 Phương pháp giải

Khi các cá thể sinh vật sống thành đàn có thể hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống

Lời giải chi tiết

Ưu thế của các cá thể voi khi sống thành đàn so với sống đơn lẻ là các cá thể voi sống thành đàn có thể hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như tìm kiếm thức ăn, chống kẻ thù, sinh sản,… Nhờ đó, các cá thể voi khi sống thành đàn sẽ có khả năng sống sót và sinh sản tốt hơn.

CH1: 

Dựa vào những đặc điểm nào để xác định một nhóm cá thể là quần thể sinh vật

Phương pháp giải

Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo nên những thế hệ mới.

Lời giải chi tiết

Dựa vào những đặc điểm về loài, nơi sinh sống, không gian, thời gian và khả năng sinh sản để các định một nhóm cá thể là quần thể sinh vật

CH2:

Trong những ví dụ sau đây, tập hợp sinh vật nào là quần thể sinh vật?

a) Các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống chung trong một ao nuôi.

b) Các cá thể rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách xa nhau.

c) Các cá thể cây thông nhựa phân bố tại vùng núi đông bắc Việt Nam

d) Các cá thể chuột đồng sống trên cùng một cánh đồng lúa. Các cá thể chuột đực và chuột cái có khả năng giao phối với nhau để sinh ra chuột con.

Phương pháp giải

Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo nên những thế hệ mới. Từ đó, xác định được những tập hợp là quần thể sinh vật.

Lời giải chi tiết

- Ý a không phải là ví dụ về quần thể sinh vật. Vì các cá thể ở ví dụ này không thuộc cùng một loài.

- Ý b không phải là ví dụ về quần thể sinh vật. Vì các cá thể ở ví dụ này không cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định.

- Ý c và d là ví dụ về quần thể sinh vật. Vì ở mỗi ví dụ này là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới.

 CH3: 

Đặc trưng kích thước của quần thể có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải

Mỗi quần thể có những đặc trưng về kích thước, mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi và kiểu phân bố.

Lời giải chi tiết

Ý nghĩa của đặc trưng kích thước của quần thể: Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường và thực hiện các chức năng sinh học, đảm bảo cho quần thể duy trì và phát triển.

CH tr 183

CH1:

Mật độ cá thể của quần thể được ứng dụng trong chăn nuôi, trồng trọt như thế nào

Phương pháp giải

Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể sống trên một đơn vị diện tích hay thể tích 

Lời giải chi tiết

Ứng dụng mật độ cá thể của quần thể trong chăn nuôi và trong trồng trọt:

- Trong trồng trọt: Nuôi trồng các loài với mật độ vừa phải để giúp các cá thể có thể khai thác tối đa nguồn sống (thức ăn, nơi ở,…) mà không dẫn đến tình trạng cạnh tranh cùng loài, nhờ đó, thu được giá trị kinh tế cao nhất.

Ví dụ: Khi nuôi tôm, người ta thường nuôi với mật độ 1-2 con/lít nước ao để cho các cá thể tôm trong quần thể đạt được năng suất tốt nhất.

- Trong chăn nuôi: Sử dụng mật độ cá thể của quần thể để điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở từng giai đoạn của cây trồng, vật nuôi.

Ví dụ: Trong việc điều tiết sinh trưởng của cây gỗ trong rừng, khi cây còn non thì để mật độ dày để thúc đẩy cây mọc vống lên nhanh nhờ ánh sáng yếu dưới tán rừng; khi cây đã đạt đến chiều cao cần thiết thì chặt tỉa bớt nhằm tăng lượng ánh sáng, làm chậm sinh trưởng theo chiều cao, tăng sinh trưởng đường kính, tạo được cây gỗ to, khỏe đáp ứng đòi hỏi của thị trường.

CH2:

Tỉ lệ giới tính ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng, phát triển của quần thể?

Phương pháp giải

Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể.

Lời giải chi tiết

Ảnh hưởng của tỉ lệ giới tính đến sự sinh trưởng, phát triển của quần thể: Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể. Tỉ lệ giới tính phù hợp giúp quần thể sinh trưởng, phát triển tốt hơn.

CH3: 

Nêu ví dụ tỉ lệ giới tính của quần thể có thể thay đổi theo thời gian và điều kiện sống.

Phương pháp giải

Thông thường, tỉ lệ giới tính ở đa số các loài động vật thường xấp xỉ 1:1 nhưng tỉ lệ này có thể thay đổi tùy thuộc vào đặc điểm của từng loài, thời gian và điều kiện sống.

Lời giải chi tiết

Ví dụ tỉ lệ giới tính của loài có thể thay đổi trong quá trình sống: Trước mùa sinh sản, nhiều loài thằn lằn, rắn có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực. Sau mùa sinh sản, số lượng cá thể đực và cá thể cái gần bằng nhau.

CH4:

Quan sát hình 39.2 và cho biết vì sao A là dạng phát triển, B là dạng ổn định và C là dạng giảm sút.

Phương pháp giải

Biểu đồ tháp tuổi là sự biểu diễn thành phần nhóm tuổi của quần thể. Nhóm tuổi của quần thể gồm: nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản.

Lời giải chi tiết

- Dạng tháp tuổi A là dạng tháp phát triển do có số lượng cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản cao → quần thể có xu hướng tăng trưởng kích thước quần thể.

- Dạng tháp tuổi B là dạng tháp ổn định do có số lượng cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản và sinh sản bằng nhau → quần thể có xu hướng giữ ổn định kích thước quần thể.

CH tr 184

CH1:

Điều tra quần thể chim trĩ đỏ khoang cổ trong một khu vực nghiên cứu thu được số liệu về số cá thể chim trĩ trong mỗi nhóm tuổi như sau: nhóm tuổi trước sinh sản là 80 con, nhóm tuổi đang sinh sản là 30 con, nhóm tuổi sau sinh sản là 15 con. Vẽ tháp tuổi chim trĩ và xác định dạng tháp tuổi của quần thể chim trĩ đó.

Phương pháp giải

Quần thể sinh vật gồm nhiều nhóm tuổi: nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản.

Lời giải chi tiết

Quần thể chim trĩ được vẽ tháp tuổi như sau:

- Xác định dạng tháp tuổi của quần thể chim trĩ: Tháp tuổi của quần thể chim trĩ có dạng đáy rộng, đỉnh nhọn, cạnh xiên thể hiện nhóm tuổi trước sinh sản lớn hơn nhóm tuổi sinh sản → Quần thể chim trĩ có tháp tuổi thuộc dạng tháp phát triển.

CH2:

Hãy mô tả đặc điểm của mỗi kiểu phân bố cá thể của quần thể

Phương pháp giải

Sự phân bố cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống trong khu vực phân bố

Lời giải chi tiết

Đặc điểm của mỗi kiểu phân bố cá thể của quần thể:

- Kiểu phân bố theo nhóm: thường xuất hiện khi điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường.

- Kiểu phân bố đồng đều: thường xuất hiện khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

- Kiểu phân bố ngẫu nhiên: thường xuất hiện khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường nhưng không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

CH3:

Xác định kiểu phân bố các cá thể của quần thể trong mỗi trường hợp dưới đây:

a) Quần thể cây gỗ lim xanh trong rừng có điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi trong cả khu rừng, số lượng cây gỗ ít, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.

b) Quần thể chim hải âu đang sinh sống ở một khu vực có điều kiện sống phân bố tương đối đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể

c) Quần thể trâu rừng sống thành bầy đàn, tập trung ở những nơi có nhiều cỏ và gần các dòng sông.

Phương pháp giải

Đặc điểm của mỗi kiểu phân bố cá thể của quần thể:

- Kiểu phân bố theo nhóm: thường xuất hiện khi điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường.

- Kiểu phân bố đồng đều: thường xuất hiện khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

- Kiểu phân bố ngẫu nhiên: thường xuất hiện khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường nhưng không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

Lời giải chi tiết

- Ví dụ (a) thuộc kiểu phân bố ngẫu nhiên do điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, các các thể không có sự cạnh tranh gay gắt.

- Ví dụ (b) thuộc kiểu phân bố đồng đều do điều kiện sống phân bố tương đối đồng đều, các cá thể có sự cạnh tranh gay gắt.

- Ví dụ (c) thuộc kiểu phân bố theo nhóm do các cá thể của quần thể tập trung ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất.

 

CH tr 185

CH1: 

Việc xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia có ý nghĩa gì trong việc bảo vệ quần thể sinh vật?

Phương pháp giải

Các quần thể cần được xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia. Việc xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Lời giải chi tiết

Việc xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia trong việc bảo vệ quần thể sinh vật có ý nghĩa: giúp bảo tồn môi trường sống tự nhiên của quần thể sinh vật, bảo vệ các quần thể sinh vật khỏi sự đe dọa bởi các hoạt động của con người.

CH2:

Khi đánh bắt cá ở biển, phải sử dụng lưới có kích thước mắt lưới theo quy định đối với từng loài cá có ý nghĩa gì? (ví dụ kích thước mắt lưới để đánh bắt cá cơm tối thiểu là 10mm). Quy định này nhằm bảo vệ nhóm tuổi nào của quần thể?

Phương pháp giải

Việc sử dụng lưới có kích thước mắt lưới theo quy định đối với từng loại cá khi đánh bắt cá ở biển sẽ đảm bảo khai thác đúng kích thước, độ tuổi ở mỗi loài cá; tránh việc khai thác tận diệt.

Lời giải chi tiết

- Việc sử dụng lưới có kích thước mắt lưới theo quy định đối với từng loại cá khi đánh bắt cá ở biển sẽ đảm bảo khai thác đúng kích thước, độ tuổi ở mỗi loài cá; tránh việc khai thác tận diệt. Nhờ đó, sự sinh trưởng và phát triển của các quần thể cá không bị ảnh hưởng quá mức (các quần thể cá vẫn có khả năng phục hồi kích thước sau đánh bắt), đảm bảo đa dạng sinh học và khai thác bền vững.

- Quy định sử dụng lưới có kích thước mắt lưới theo quy định đối với từng loại cá khi đánh bắt cá ở biển nhằm bảo vệ nhóm tuổi tuổi trước sinh sản của quần thể.

CH3: 

Dựa vào những hiểu biết về các đặc trưng cơ bản của quần thể, đề xuất một số biện pháp cụ thể bảo vệ quần thể sinh vật ở địa phương em

Phương pháp giải

Dựa vào những hiểu biết về các đặc trưng cơ bản của quần thể

Lời giải chi tiết

Đề xuất một số biện pháp cụ thể bảo vệ quần thể sinh vật ở địa phương em:

- Nghiêm cấm và xử lí nghiêm các hành vi khai thác, săn bắt động thực vật hoang dã trái phép.

- Bảo tồn môi trường sống tự nhiên của các loài sinh vật: không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, không vứt rác bừa bãi, không đốt rừng làm nương rẫy,…

- Thực hiện khai thác tài nguyên sinh vật hợp lý. - Kiểm soát chặt chẽ cây trồng biến đổi gen, các sinh vật ngoại lai xâm lấn.

CH tr 179

MĐ:

Lấy ví dụ một sinh vật và cho biết những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sinh vật đó

Phương pháp giải

Quan sát những sinh vật trong tự nhiên và lấy ví dụ về sinh vật

Lời giải chi tiết

Sinh vật lấy ví dụ: con bò

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sinh vật đó: không khí, nhiệt độ, nguồn thức ăn, …

CH1:

Quan sát hình 38.1 và cho biết:

a) Nơi sống của các sinh vật có trong hình. Từ đó, rút ra các loại môi trường sống của sinh vật.

b) Những sinh vật nào có cùng loại môi trường sống?

 

Phương pháp giải

Quan sát hình ảnh và kể tên được nơi sống (môi trường sống) của các sinh vật

Lời giải chi tiết

a) Nơi sống của các sinh vật có trong hình:

- Con sùng đất: Trong lòng đất.

- Con giun: Trong lòng đất.

- Con bò: Trên mặt đất.

- Con sâu: Trong thân cây.

- Cây đước: Đầm lầy, đất bùn ở vùng nước mặn, nước lợ.

- Cây gỗ, cỏ,…: Trên mặt đất.

- Cá: Trong nước.

- Vi khuẩn đường ruột: Trong đường ruột của người.

→ Các loại môi trường sống của sinh vật: Môi trường trên cạn, môi trường dưới nước, môi trường trong đất và môi trường sinh vật.

b) Các sinh vật có cùng loại môi trường sống:

- Môi trường trong đất: Sùng đất và giun đất.

- Môi trường sinh vật: Sâu đục thân và vi khuẩn đường ruột.

- Môi trường trên cạn: Cây đước, con bò, cây gỗ, cỏ.

- Môi trường dưới nước: Cá.

CH tr 180

CH1: 

Kể tên các loại môi trường sống. Lấy ví dụ một số sinh vật sống trong môi trường đó theo gợi ý sau

Phương pháp giải

Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, có tác động tực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động sống của sinh vật.

Lời giải chi tiết

Môi trường sống và một số sinh vật sống trong môi trường đó

Môi trường sống

Sinh vật

Môi trường trên cạn

Trâu, bò, lợn, gà, mèo, cây bàng, cây phượng cây đào, cây táo,…

Môi trường dưới nước

Cá mè, mực, tôm, cá voi, san hô, …

Môi trường trong đất

Giun đất, sùng đất, …

Môi trường sinh vật

Giun đũa, giun kim, chấy,…

CH2:

Quan sát hình 38.2 và cho biết:

a) Có những nhân tố nào của môi trường tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của cây?

b) Trong các nhân tố đó, những nhân tố nào là nhân tố vô sinh, những nhân tố nào là nhân tố hữu sinh?

 

Phương pháp giải

Nhân tố sinh thái của sinh vật là các nhân tố của môi trường có tác động tới sinh vật, chúng chia thành 2 nhóm:

-         Nhân tố sinh thái vô sinh là những nhân tố vật lý, hóa học của môi trường như: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, không khí,...

-         Nhân tố sinh thái hữu sinh là các nhân tố sống tác động đến sinh vật, tạo nên mối quan hệ giữa các sinh vật trong môi trường

Lời giải chi tiết

a) Những nhân tố nào của môi trường tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của cây: ánh sáng, nước, nhiệt độ, độ ẩm, con người, vi sinh vật, động vật.

b) Những nhân tố vô sinh là: ánh sáng, nước, nhiệt độ, độ ẩm

Những nhân tố hữu sinh là: con người, động vật, vi sinh vật

CH tr 181

CH1:

Phân biệt nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh. Cho ví dụ

 Phương pháp giải

-         Nhân tố sinh thái vô sinh là những nhân tố vật lý, hóa học của môi trường như: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, không khí,...

-         Nhân tố sinh thái hữu sinh là các nhân tố sống tác động đến sinh vật, tạo nên mối quan hệ giữa các sinh vật trong môi trường

Lời giải chi tiết

Phân biệt nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh:

Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh

Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh

- Là những nhân tố vật lí, hóa học của môi trường; các nhân tố này tác động đến đặc điểm hình thái, chức năng sinh lí và tập tính của sinh vật.

- Là các nhân tố sống tác động đến sinh vật; các nhân tố này tạo nên mối quan hệ giữa các sinh vật trong môi trường (quan hệ hỗ trợ, cạnh tranh hoặc đối địch).

- Ví dụ: Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, không khí,… là các nhân tố vô sinh tác động đến cây xanh.

- Ví dụ: Cùng sống trên một cánh đồng lúa, cỏ dại cạnh tranh chất dinh dưỡng với lúa nên khi cỏ dại phát triển thì năng suất lúa giảm.

CH2: 

Quan sát hình 38.3, cho biết:

a) Gấu có đặc điểm gì thích nghi với nhiệt độ giá lạnh ở vùng Bắc Cực?

b) Xương rồng có đặc điểm gì thích nghi với điều kiện khô hạn ở sa mạc?

 

Phương pháp giải

Mỗi sinh vật có những đặc điểm thích nghi khác nhau tùy theo từng điều kiện của khu vực đó.

Lời giải chi tiết

a) Đặc điểm của gấu thích nghi với nhiệt độ giá lạnh ở vùng Bắc cực:

-         Có bộ lông và lớp mỡ dày giúp giữ ấm

-         Không có lông mi do lông mi có thể gây đóng băng trên mắt

-         Bộ lông màu trắng giúp chúng ngụy trang

-         Có tập tính ngủ đông và hoạt động trong mùa hạ vào ban ngày.

b) Đặc điểm của xương rồng thích nghi với điều kiện khô hạn ở sa mạc:

-         Lá biến đổi thành gai để hạn chế thoát hơi nước

-         Thân mọng nước giúp dự trữ nước

-         Thân thường xẻ rãnh dọc từ đỉnh thân tới gốc để tạo thành dòng chảy hướng dòng nước mưa hoặc sương xuống gốc

-         Rễ nông và lan rộng để lấy được nhiều nước mưa hoặc sương.

CH3:

Quan sát hình 38.4 và cho biết cá rô phi có thể:

a) Tồn tại được trong khoảng nhiệt độ nào?

b) Sinh trưởng, phát triển thuận lợi ở khoảng nhiệt độ nào?

c) Sinh trưởng, phát triển tốt nhất ở nhiệt độ nào?

Phương pháp giải

Giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định là giới hạn sinh thái của sinh vật đó.

Lời giải chi tiết

Cá rô phi có thể:

a) Tồn tại được trong khoảng nhiệt độ từ 5,6 oC – 42 oC.

b) Sinh trưởng, phát triển thuận lợi ở khoảng nhiệt độ từ 20 oC – 35 oC.

c) Sinh trưởng, phát triển tốt nhất ở nhiệt độ là 30 oC.

CH4:

Cho biết ưu điểm của trồng cây trong nhà lưới hoặc nhà kính

Phương pháp giải

Trồng cây trong nhà kính có nhiều ưu điểm hơn so với cách trồng cây thông thường: tránh được tác động xấu, điều chỉnh được ánh sáng, nhiệt độ,...

Lời giải chi tiết

Ưu điểm của trồng cây trong nhà lưới hoặc nhà kính là:

- Hạn chế được sự tác động xấu của các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh từ môi trường tự nhiên đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng: tránh những tác động xấu bởi các yếu tố thời tiết cực đoan như mưa to, gió lớn, nắng to; bảo vệ cây trồng tránh tác động của côn trùng, động vật phá hoại.

- Có thể chủ động điều chỉnh các nhân tố sinh thái vô sinh như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,… để giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao

CH5:

Giải thích vì sao trong sản xuất nông nghiệp, cây trồng được gieo trồng đúng thời vụ thường đạt năng suất cao

Phương pháp giải

Cây được gieo trồng đúng thời vụ là cây được sống trong môi trường với ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,... phù hợp.

Lời giải chi tiết

Trong sản xuất nông nghiệp, cây trồng được gieo trồng đúng vụ thường đạt năng suất cao vì: Khi trồng cây đúng thời vụ, cây trồng sẽ có các nhân tố sinh thái vô sinh như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,… phù hợp, giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, có sức sống cao, chống chịu tốt với các điều kiện của môi trường. Nhờ đó, cây trồng sẽ cho năng suất cao.

CH tr 193

MĐ:

Quan sát chuỗi thức ăn ở hình 42.1 và cho biết nếu rắn bị tiêu diệt quá mức sẽ dẫn tới hậu quả gì.

Phương pháp giải

Quan sát chuỗi thức ăn và mối quan hệ giữa các loài trong chuỗi thức ăn đó.

Lời giải chi tiết

Hậu quả nếu rắn bị tiêu diệt quá mức: Số lượng đại bàng sẽ giảm do bị thiếu nguồn thức ăn. Còn số lượng chuột sẽ tăng lên nhanh chóng do không còn bị rắn kìm hãm số lượng, dẫn đến gây thiệt hại lớn cho mùa màng do chuột sử dụng lúa làm thức ăn.

CH tr 194

CH1:

Nêu một số hoạt động của người dân địa phương em có thể làm mất cân bằng tự nhiên

Phương pháp giải

Cân bằng tự nhiên là trạng thái ổn định tự nhiên của quần thể, quần xã, hệ sinh thái, hướng tới sự thích nghi với điều kiện sống.

Lời giải chi tiết

Một số hoạt động của người dân có thể làm mất cân bằng tự nhiên:

- Du nhập vào hệ sinh thái các loài sinh vật lạ.

- Gây ô nhiễm môi trường sống: xả rác bừa bãi, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, xả nước thải công nghiệp chưa qua xử lí,…

- Săn bắt, tiêu diệt quá mức các loài động vật hoang dã.

 CH2: 

Nêu ý nghĩa của một số biện pháp bảo vệ động vật hoang dã

Phương pháp giải

Nhiều loài động vật hoang dã có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng. Việc bảo vệ động vật hoang dã trong tự nhiên có ý nghĩa quan trọng với bảo vệ đa dạng sinh học.

Lời giải chi tiết

Ý nghĩa của biện pháp bảo vệ động vật hoang dã:

- Giúp người dân hiểu rõ về vai trò và tầm quan trọng của việc bảo vệ các loài động vật hoang dã, từ đó, nâng cao ý thức bảo vệ động vật hoang dã.

- Giúp bảo vệ môi trường sống của các loài. 

CH3: 

Liệt kê 10 loài động vật trong danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam. Địa phương em có những loài nào trong danh sách kể trên?

Phương pháp giải

Kể tên các loài động vật trong danh sách có nguy cơ tuyệt chủng.

Lời giải chi tiết

 10 loài động vật trong danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam: Hổ Đông Dương, Sao la, Voọc mũi hếch, Voọc đầu trắng, Voi, Rùa da, Voọc mông trắng, Cá cóc Tam Đảo, Gấu ngựa, Culi,

CH tr 195

CH1:

Quan sát hình 42.3 và cho biết con người đã tác động đến môi trường qua các thời kì bằng những cách nào.

Phương pháp giải

Đối với từng thời kì phát triển xã hội, con người đều có những tác động tới môi trường tự nhiên.

Lời giải chi tiết

Sự tác động của con người tới môi trường qua các thời kì:

- Thời kì nguyên thủy: Con người chủ yếu khai thác thiên nhiên thông qua hình thức hái lượm và săn bắn. Tác động đáng kể của con người đối với môi trường là con người biết dùng lửa để nấu nướng thức ăn, sưởi ấm và xua đuổi thú dữ,… làm cho nhiều cánh rừng rộng lớn bị đốt cháy.

- Thời kì xã hội nông nghiệp: Hoạt động trồng trọt và chăn nuôi ở thời kì này đã dẫn tới việc chặt phá và đốt rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc và định cư. Hoạt động cày xới đất canh tác góp phần làm thay đổi đất và tầng nước mặt, dẫn tới nhiều vùng đất bị khô cằn và suy giảm độ màu mỡ.

- Thời kì xã hội công nghiệp: Máy móc ra đời đã tác động mạnh mẽ đến môi trường sống; nền nông nghiệp cơ giới hóa tạo ra nhiều vùng trồng trọt lớn; công nghiệp khai khoáng phát triển đã phá đi rất nhiều diện tích rừng trên Trái Đất. Đô thị hóa ngày càng tăng đã lấy đi nhiều vùng đất rừng tự nhiên và đất trồng trọt. Bên cạnh đó, một số hoạt động của con người cũng góp phần cải tạo môi trường.

CH2: 

Việc phá hủy rừng đã gây ra những hậu quả gì cho môi trường tự nhiên?

Phương pháp giải

Việc phá hủy rừng chính là phá hủy môi trường sống của các loài sinh vật, gây mất đa dạng sinh học,...

Lời giải chi tiết

Hậu quả của việc phá hủy rừng đối với môi trường tự nhiên:

-         Làm mất độ che phủ và giữ đất → Gây ra hiện tượng xói mòn, sạt lở đất, giảm lượng nước ngầm,…

-         Làm mất đi nguồn thức ăn, nơi ở của nhiều sinh vật → Làm phá hủy và suy thoái các hệ sinh thái tự nhiên, làm mất đa dạng sinh học.

-         Làm gia tăng lượng khí CO2 trong không khí → Gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính dẫn đến biến đổi khí hậu với hàng loạt các thảm họa môi trường nặng nề như lũ lụt, hạn hán,…

CH3:

Nêu một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

Phương pháp giải

Ô nhiễm môi trường là hiện tượng khi các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác.

Lời giải chi tiết

Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường:

- Do khí thải từ quá trình đun nấu trong các hộ gia đình; do cháy rừng.

- Do chất thải không được thu gom và xử lí đúng cách tạo môi trường cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển.

CH tr 196

CH1: 

Hiện tượng cháy rừng đã tác động như thế nào đến môi trường?

Phương pháp giải

Hiện tượng cháy rừng gây ảnh hưởng lớn tới môi trường

Lời giải chi tiết

Tác động của hiện tượng cháy rừng đến môi trường:

- Làm mất đi môi trường sống nhiều loài sinh vật dẫn đến mất đa dạng sinh học.

- Làm giảm độ che phủ của rừng, gây thoái hóa, xói mòn đất;

- Gia tăng hiện tượng hiệu ứng nhà kính;….

- Gây ô nhiễm môi trường không khí: Khói bụi, khí thải từ cháy rừng gây ô nhiễm môi trường không khí.

CH2:

Nêu thêm một số biện pháp làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Phương pháp giải

Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cần có những biện pháp giúp môi trường không bị suy thoái.

Lời giải chi tiết

Một số biện pháp khác giúp làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường:

- Kiểm soát gia tăng dân số

- Phục hồi rừng và trồng nhiều cây xanh.

- Sử dụng đồ dùng thân thiện với môi trường.

- Xây dựng hệ thống xử lí chất thải chăn nuôi.

- Tuyên truyền, nâng cao hiểu biết người dân.

CH tr 197

CH1:

Nêu ý nghĩa của hoạt động trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc

Phương pháp giải

Hoạt động trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc giúp tăng độ che phủ của cây xanh, từ đó mang lại nhiều lợi ích to lớn

Lời giải chi tiết

- Giúp hạn chế sự gia tăng hàm lượng khí carbon dioxide trong không khí, từ đó giúp hạn chế tình trạng biến đổi khí hậu.

- Bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên đất, nước sạch,…

- Cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho quá trình sản xuất trong đời sống con người.

- Cung cấp nguồn thức ăn, môi trường sống cho sinh vật

CH2:

Tại sao các loài sinh vật ngoại lai như ốc bươu vàng, rùa tai đỏ, tôm hùm đất,...có thể gây mất cân bằng tự nhiên và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp?

Phương pháp giải

Các loài sinh vật ngoại lai như: ốc bươu vàng, rùa tai đỏ, tôm hùm đất,… là những loài sinh sản nhanh và thích nghi nhanh với môi trường, chúng sử dụng cây nông nghiệp làm thức ăn.

Lời giải chi tiết

có thể gây mất cân bằng tự nhiên và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp vì:

- Các loài sinh vật ngoại lai sinh sản nhanh, thích nghi nhanh với những thay đổi của môi trường dẫn đến tình trạng cạnh tranh nguồn thức ăn và môi trường sống với sinh vật bản địa.

- Nhiều loài sinh vật ngoại lai sử dụng các cây nông nghiệp hoặc các loài sinh vật bản địa làm thức ăn dẫn tới thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp, suy giảm nguồn gene.

 CH3: 

Nêu những biện pháp địa phương em đã áp dụng để cải tạo môi trường tự nhiên.

Phương pháp giải

Nêu những biện pháp mà địa phương em đã áp dụng để cải tạo môi trường tự nhiên.

Lời giải chi tiết

Một số biện pháp:

- Sử dụng tiết kiệm nguồn nước; tăng cường biện pháp cải tạo các nguồn nước bị ô nhiễm;…

- Bảo vệ các loài sinh vật đặc biệt là những loài đang có nguy cơ tuyệt chủng.

- Sử dụng các loại năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, năng lượng gió,…

- Hạn chế làm phát sinh rác thải bằng cách tiết kiệm hoặc tái sử dụng các sản phẩm,…

Tùy theo từng địa phương sẽ có những biện pháp khác nhau cho phù hợp.

CH4:

Nêu các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu ở địa phương em

Phương pháp giải

Biến đổi khí hậu là những thay đổi của các yếu tố khí hậu vượt qua khỏi trạng thái trung bình đã được duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỉ hoặc hơn.

Lời giải chi tiết

Một số biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu:

-         Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch

-         Quy hoạch các khu dân cư, nâng cấp hệ thống đê điều, các công trình thủy lợi;…

-         Bảo vệ và phục hồi rừng

-         Chuyển giao một số giống cây trồng, vật nuôi và các quy trình sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu

Giải bài tập những môn khác

Môn Ngữ văn Lớp 8

  • Bài tập trắc nghiệm Văn Lớp 8 Cánh diều
  • Bài tập trắc nghiệm Văn Lớp 8 Chân trời sáng tạo
  • Bài tập trắc nghiệm Văn Lớp 8 Kết nối tri thức
  • Đề thi, đề kiểm tra Văn Lớp 8 Cánh diều
  • Đề thi, đề kiểm tra Văn Lớp 8 Chân trời sáng tạo
  • Đề thi, đề kiểm tra Văn Lớp 8 Kết nối tri thức
  • Lý thuyết Văn Lớp 8
  • SBT Văn Lớp 8 Cánh diều
  • SBT Văn Lớp 8 Chân trời sáng tạo
  • Soạn văn Lớp 8 Kết nối tri thức
  • Soạn văn Lớp 8 Kết nối tri thức siêu ngắn
  • Soạn văn Lớp 8 Cánh diều siêu ngắn
  • Soạn văn Lớp 8 Cánh diều chi tiết
  • Soạn văn Lớp 8 Chân trời sáng tạo siêu ngắn
  • Soạn văn Lớp 8 Chân trời sáng tạo chi tiết
  • Soạn văn chi tiết Lớp 8 Cánh diều
  • Soạn văn chi tiết Lớp 8 chân trời sáng tạo
  • Soạn văn chi tiết Lớp 8 kết nối tri thức
  • Soạn văn siêu ngắn Lớp 8 Cánh diều
  • Soạn văn siêu ngắn Lớp 8 kết nối tri thức
  • Soạn văn siêu ngắn Lớp 8 chân trời sáng tạo
  • Tác giả và tác phẩm văn Lớp 8
  • Tóm tắt, bố cục Văn Lớp 8 Kết nối tri thức
  • Tóm tắt, bố cục Văn Lớp 8 Cánh diều
  • Tóm tắt, bố cục Văn Lớp 8 Chân trời sáng tạo
  • Trắc nghiệm Văn Lớp 8 Cánh diều
  • Trắc nghiệm Văn Lớp 8 Chân trời sáng tạo
  • Trắc nghiệm Văn Lớp 8 Kết nối tri thức
  • Văn mẫu Lớp 8 Chân trời sáng tạo
  • Văn mẫu Lớp 8 Kết nối tri thức
  • Văn mẫu hay Lớp 8 Cánh Diều
  • Vở thực hành Ngữ văn Lớp 8
  • Môn Toán học Lớp 8

    Môn Tiếng Anh Lớp 8

    Tài liệu tin học

    Tài liệu Lớp 1

    Tài liệu Lớp 2

    Tài liệu Lớp 3

    Tài liệu Lớp 4

    Tài liệu Lớp 5

    Trò chơi Powerpoint

    Sáng kiến kinh nghiệm