[SGK Khoa học tự nhiên Lớp 8 Cánh diều] Chủ đề 7. Cơ thể người
Hướng dẫn học bài: Chủ đề 7. Cơ thể người - Môn Khoa học tự nhiên Lớp 8 Lớp 8. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách 'SGK Khoa học tự nhiên Lớp 8 Cánh diều Lớp 8' được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.
CH tr 128
MĐ:
Nêu tên các cơ quan ở hình 27.1A và cho biết các cơ quan đó có vị trí trong cơ thể tương ứng với số nào ở hình 27.1BPhương pháp giải:
Nhớ lại các cơ quan và vị trí của các cơ quan trong cơ thể người
Lời giải chi tiết
Hình
Tên cơ quan
Vị trí
a
Thận
5
b
Phổi
2
c
Gan
4
d
Ruột
7
e
Dạ dày
6
g
Sinh dục
8
h
Não bộ
1
i
Tim
3
CH tr 129
CH1:
Quan sát hình 27.2 và cho biết tên các hệ cơ quan trong cơ thể ngườiPhương pháp giải
Trong cơ thể có nhiều hệ cơ quan, nhưng chủ yếu là hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ thần kinh, hệ nội tiết và hệ sinh dục.
Lời giải chi tiết
Hình 1: Hệ vận động
Hình 2: Hệ tiêu hóa
Hình 3: Hệ tuần hoàn
Hình 4: Hệ hô hấp
Hình 5: Hệ bài tiết
Hình 6: Hệ thần kinh
Hình 7: Hệ nội tiết
Hình 8: Hệ sinh dục
CH2:
Cho biết mỗi cơ quan ở hình 27.1A thuộc hệ cơ quan nàoPhương pháp giải
Các cơ quan khác nhau có cùng một chức năng tạo thành một hệ cơ quan. Từ đó, quan sát các cơ quan và trả lời cho phù hợp với hệ cơ quan của nó.
Lời giải chi tiết
Hình
Tên cơ quan
Tên hệ cơ quan
a
Thận
Hệ bài tiết
b
Phổi
Hệ hô hấp
c
Gan
Hệ tiêu hóa
d
Ruột
Hệ tiêu hóa
e
Dạ dày
Hệ tiêu hóa
g
Sinh dục
Hệ sinh dục
h
Não bộ
Hệ thần kinh
i
Tim
Hệ tuần hoàn
CH3:
Dựa vào bảng 27.1, nêu tên và chức năng chính của các cơ quan. Từ đó, nêu khái quát chức năng của mỗi hệ cơ quanPhương pháp giải
Mỗi hệ cơ quan gồm nhiều cơ quan cùng phối hợp hoạt động để thực hiện một chức năng nhất định. Kết hợp với bảng 27.1 để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết
Hệ cơ quan
Tên cơ quan
Chức năng của hệ cơ quan
Hệ vận động
Xương
Nâng đỡ, tạo hình dáng, vận động
Cơ vân
Tạo hình dáng, vận động
Hệ tiêu hóa
Ống tiêu hóa
Tiêu hóa, vận chuyển thức ăn. hấp thu chất dinh dưỡng
Tuyến tiêu hóa
Tiết enzyme, dịch tiêu hóa
Hệ tuần hoàn
Tim
Co bóp hút và đẩy máu
Hệ mạch máu
Vận chuyển máu
Hệ hô hấp
Phổi
Trao đổi khí
Đường dẫn khí
Sưởi ấm, làm ẩm, làm sạch không khí hít vào
Hệ bài tiết
Da
Bài tiết mồ hôi
Gan
Phân giải chất độc, thải sản phẩm phân giải hồng cầu
Phổi và đường dẫn khí
Bài tiết CO2
Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái
Bài tiết nước tiểu
Hệ thần kinh
Dây thần kinh
Dẫn truyền xung thần kinh
Não bộ, tủy sống
Lưu trữ và xử lý thông tin
Hệ nội tiết
Gồm các tuyến nội tiết
Tiết hormone điều hòa các quá trình sinh lý của cơ thể
Hệ sinh dục
Ở nữ: Buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo, âm hộ
Tạo trứng, nuôi dưỡng thai nhi, hình thành đặc điểm sinh dục thứ phát ở nữ
Ở nam: tinh hoàn, ống dẫn tinh, tuyến tiền liệt, dương vật
Tạo tinh trùng, hình thành đặc điểm sinh dục thứ phát ở nam
CH tr 130
CH1:
Nêu ví dụ thể hiện sự phối hợp của các cơ quan trong thực hiện chức năng của hệ cơ quanPhương pháp giải
Các cơ quan trong cơ thể là một khối thống nhất, có sự phối hợp với nhau, cùng thực hiện chức năng sống. Sự phối hợp đó được điều khiển bởi hệ thần kinh và hệ bài tiết.
Lời giải chi tiết
Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động: tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu giãn, thở nhanh và sâu hơn, mồ hôi tiết nhiều hơn… các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động.
CH tr 173
MĐ:
Quan sát hình 37.1, cho biết vai trò của hệ sinh dục nam và hệ sinh dục nữ trong sinh sản ở ngườiPhương pháp giải
Hệ sinh dục nam và hệ sinh dục nữ đều có vai trò quan trọng, tiết hormone sinh dục và thực hiện chức năng sinh sản đảm bảo duy trì nòi giống qua các thế hệ.
Lời giải chi tiết
- Vai trò của hệ sinh dục nam: Sản sinh ra tinh trùng và tiết ra hormone sinh dục nam.
- Vai trò của hệ sinh dục nữ: Sản xuất trứng, tiết ra hormone sinh dục nữ và đây là nơi diễn ra quá trình thụ tinh, phát triển phôi thai.
CH1:
Quan sát hình 37.2, kể tên và trình bày chức năng của các cơ quan trong hệ sinh dục nữ
Phương pháp giải
Quan sát hình vẽ và kể tên các cơ quan trong hệ sinh dục nữ và chức năng của các cơ quan đó.
Lời giải chi tiết
Cơ quan
Chức năng
Buồng trứng
Sản xuất trứng và tiết hormone sinh dục nữ
Ống dẫn trứng
Đón trứng, là nơi diễn ra sự thụ tinh, vận chuyển trứng hoặc hợp tử xuống tử cung
Tử cung
Tiếp nhận trứng hoặc hợp tử, nuôi dưỡng phôi thai
Âm đạo
Có tuyến tiết ra chất nhờn mang tính acid giúp giảm ma sát và ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập; tiếp nhận tinh trùng; là đường ra của trẻ khi sinh
Âm hộ
Bảo vệ cơ quan sinh dục
CH tr 174
CH1:
Quan sát hình 37.3, kể tên và trình bày chức năng của các cơ quan trong hệ sinh dục namPhương pháp giải
Quan sát hình vẽ và kể tên các cơ quan trong hệ sinh dục nam và chức năng của các cơ quan đó.
Lời giải chi tiế
Cơ quan
Chức năng
Ống dẫn tinh
Vận chuyển tinh trùng đến túi tinh
Túi tinh
Dự trữ tinh trùng, tiết một ít dịch
Tuyến tiền liệt
Tiết dịch màu trắng hòa lẫn với tinh trùng từ túi tinh phóng ra tạo thành tinh dịch
Tuyến hành
Tiết dịch nhờn có tác dụng rửa niệu đạo và làm giảm tính acid của dịch âm đạo, đảm bảo sự sống sót của tinh trùng
Tinh hoàn
Sản xuất tinh trùng và hormone sinh dục nam
Mào tinh hoàn
Nơi tinh trùng phát triển toàn diên
Dương vật
Có niệu đạo vừa là đường dẫn nước tiểu vừa là đường dẫn tinh
CH2:
Nêu tên và chức năng của các cơ quan thuộc hệ sinh dục nữ, hệ sinh dục nam theo bảng gợi ý sauPhương pháp giải
Nắm được các cơ quan và chức năng của cơ quan thuộc hệ sinh dục nữ và hệ sinh dục nam
Lời giải chi tiết
Tên và cơ quan thuộc hệ sinh dục
Hệ sinh dục nữ
Hệ sinh dục nam
Cơ quan
Chức năng
Cơ quan
Chức năng
Buồng trứng
- Sản xuất trứng và tiết hormone sinh dục nữ.
Ống dẫn tinh
Vận chuyển tinh trùng đến túi tinh.
Âm đạo
- Có tuyến tiết ra chất nhờn mang tính acid giúp giảm ma sát và ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập.
- Tiếp nhận tinh trùng.
- Là đường ra của trẻ sơ sinh.
Tuyến tiền liệt
Tiết dịch màu trắng hòa lẫn với tinh trùng từ túi tinh phóng ra tạo thành tinh dịch.
Ống dẫn trứng
- Đón trứng.
- Là nơi diễn ra sự thụ tinh.
- Vận chuyển trứng hoặc hợp tử xuống tử cung.
Tuyến hành
Tiết dịch nhờn có tác dụng rửa niệu đạo và làm giảm tính acid của dịch âm đạo, đảm bảo sự sống sót của tinh trùng.
Tử cung
- Tiếp nhận trứng hoặc hợp tử.
- Nuôi dưỡng phôi thai.
Túi tinh
Dự trữ tinh trùng, tiết một ít dịch.
Âm hộ
- Bảo vệ cơ quan sinh dục.
Tinh hoàn
Sản xuất tinh trùng và hormone sinh dục nam.
Mào tinh hoàn
Nơi tinh trùng phát triển toàn diện.
Dương vật
Có niệu đạo vừa là đường dẫn nước tiểu vừa là đường dẫn tinh.
CH3:
Lập sơ đồ đường đi của tinh trùng trong hệ sinh dục nam.Phương pháp giải
Quan sát hệ sinh dục nam trong hình 37.3 và nêu đường đi của tinh trùng
Lời giải chi tiết
Sơ đồ đường đi của tinh trùng trong hệ sinh dục nam: Tinh hoàn → Mào tinh hoàn → Ống dẫn tinh → Túi tinh → Niệu đạo trong dương vật.
CH tr 175
CH1:
Quan sát hình 37.4 và cho biết chiều di chuyển của hợp tử sau khi thụ tinhPhương pháp giải
Quan sát hình 37.4 và nêu được chiều di chuyển của hợp tử sau thụ tinh
Lời giải chi tiết
Chiều di chuyển của hợp tử sau thụ tinh:
Hợp tử được hình thành sau khi thụ tinh sẽ di chuyển dọc theo ống dẫn trứng → tử cung, đồng thời phân chia tạo thành phôi → Phôi sẽ bám vào lớp niêm mạc tử cung dày, xốp và chứa nhiều mạch máu để làm tổ và phát triển thành thai.
CH2:
Sự thụ tinh xảy ra ở đâu? Thai nhi được nuôi dưỡng ở đâu?Phương pháp giải
Nhớ lại chức năng của các cơ quan trong hệ sinh dục nữ
Lời giải chi tiết
- Sự thụ tinh xảy ra ở ống dẫn trứng
- Thai nhi được nuôi dưỡng ở tử cung. Niêm mạc tử cung là nơi phôi bám vào, hình thành nhau thai để trao đổi chất với cơ thể mẹ giúp phôi thai phát triển
CH3:
Quan sát hình 37.5 và giải thích hiện tượng kinh nguyệt
Phương pháp giải
Hiện tượng kinh nguyệt là hiện tượng xảy ra theo chu kì và bắt đầu ở giai đoạn dậy thì
Lời giải chi tiết
Sau khi rụng trứng mà không được thụ tinh, lượng hormone do buồng trứng tiết ra bị giảm đi. Vì vậy, lớp niêm mạc tử cung bong ra, thoát ra ngoài cùng máu và dịch nhầy nhờ sự co bóp của tử cung gọi là hiện tượng kinh nguyệt
CH4:
Trình bày sự thay đổi độ dày niêm mạc tử cung trong chu kì kinh nguyệt.Phương pháp giải
Quan sát hình 37.5
Lời giải chi tiết
Sự thay đổi độ dày niêm mạc tử cung trong chu kì kinh nguyệt:
- Ở giai đoạn bắt đầu chu kì kinh nguyệt (khoảng ngày 1 đến ngày 5 của chu kì), lớp niêm mạc tử cung bị bong ra → lớp niêm mạc tử cung mỏng dần.
- Ở giai đoạn tiếp theo (khoảng ngày 6 đến ngày 28 của chu kì), lớp niêm mạc của tử cung bắt đầu dày lên → lớp niêm mạc tử cung dày nhất vào cuối của chu kì để chuẩn bị cho phôi đến làm tổ.
CH tr 176
CH1:
Nêu ví dụ bệnh lây truyền qua đường sinh dục và cách phòng tránhPhương pháp giải
Biết được một số bệnh lây qua đường sinh dục và cách phòng tránh
Lời giải chi tiết
- Ví dụ bệnh lây truyền qua đường sinh dục như: HIV/AIDS, bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà, viêm gan B,…
- Cách phòng tránh bệnh lây truyền qua đường sinh dục: Cần quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, tiêm vaccine phòng bệnh, khám phụ khoa định kì, không dùng chung các vật dụng dính máu hoặc dịch cơ thể và đến ngay cơ sở y tế khi có dấu hiệu bất thường ở cơ quan sinh dục.
CH2:
Quan sát hình 37.6 và cho biết cần làm gì để bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên. Nêu ý nghĩa của mỗi biện pháp đó
Phương pháp giải
Sức khỏe sinh sản vị thành niên là tình trạng khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội của tất cả các khía cạnh liên quan đến cấu tạo và hoạt động của cơ quan sinh dục ở tuổi vị thành niên
Lời giải chi tiết
Biện pháp để bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên và ý nghĩa của mỗi biện pháp:
Biện pháp
Ý nghĩa
Tìm hiểu thông tin về sức khỏe sinh sản từ nguồn kiến thức đáng tin cậy.
Giúp vị thành niên chủ động, có quyết định và hành vi đúng về sức khỏe sinh sản.
Nâng cao sức khỏe, vệ sinh cá nhân và cơ quan sinh dục đúng cách, sinh hoạt điều độ, tập thể dục thường xuyên, chế độ dinh dưỡng hợp lí.
Giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Không nên quan hệ tình dục.
Tránh mang thai ngoài ý muốn, phá thai, mắc bệnh lây truyền qua đường sinh dục và vi phạm pháp luật.
Không sử dụng các chất kích thích, không xem phim ảnh, website không phù hợp.
Tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần.
Có hành vi đúng mực với người khác giới, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Giúp giữ tình bạn trong sáng; giảm nguy cơ bị xâm hại.
CH3:
Quan hệ tình dục không an toàn ở tuổi vị thành niên có thể dẫn đến hậu quả gì?Phương pháp giải
Khi quan hệ tình dục không an toàn ở tuổi vị thành niên có thể dẫn đến nhiều hậu quả
Lời giải chi tiết
Quan hệ tình dục không an toàn ở tuổi vị thành niên có thể dẫn tới nhiều hậu quả như:
- Mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần và học tập của vị thành niên.
- Mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục khi quan hệ tình dục không an toàn như HIV/AIDS, bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà, viêm gan B,…
- Vi phạm pháp luật: Theo Luật Trẻ em năm 2016, người dưới 16 tuổi được xem là trẻ em và bất cứ hành vi quan hệ trong độ tuổi này đều vi phạm pháp luật.
CH tr 177
CH1:
Em lựa chọn biện pháp nào để bảo vệ sức khỏe sinh sản của bản thân?Phương pháp giải
Nêu được một số biện pháp bảo vệ sức khỏe sinh sản của bản thân
Lời giải chi tiết
+ Tìm hiểu thông tin về sức khỏe sinh sản từ nguồn kiến thức đáng tin cậy.
+ Nâng cao sức khỏe, vệ sinh cá nhân và cơ quan sinh dục đúng cách, sinh hoạt điều độ, tập thể dục thường xuyên, chế độ dinh dưỡng hợp lí.
+ Không sử dụng các chất kích thích, không xem phim ảnh, website không phù hợp.
+ Có hành vi đúng mực với người khác giới, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
+ Không nên quan hệ tình dục ở độ tuổi học sinh.
CH tr 168
MĐ:
Nêu một số phản ứng của cơ thể khi trời nóng, trời rét. Theo em, những phản ứng đó có lợi ích gì cho cơ thể?Phương pháp giải
Nhớ lại khi trời nóng, trời rét thì cơ thể có những phản ứng như thế nào và nó đem lại lợi ích gì cho cơ thể
Lời giải chi tiết
- Một số phản ứng của cơ thể khi trời nóng, trời rét:
+ Khi trời nóng, mao mạch dưới da dãn để tăng sự tỏa nhiệt, tăng tiết mồ hôi,...
+ Khi trời lạnh, mao mạch dưới da co lại, co cơ chân lông để giảm sự tỏa nhiệt, nếu lạnh quá thì cơ co liên tục để sinh nhiệt (phản xạ run),…
- Theo em, những phản ứng đó có lợi ích: giúp cơ thể điều hòa thân nhiệt, giúp cho thân nhiệt duy trì ổn định quanh mức bình thường, đảm bảo cho các hoạt động sống của cơ thể.
CH1:
Quan sát hình 36.1:
a) Nêu tên các lớp cấu tạo của da và chức năng của mỗi lớp cấu tạo theo gợi ý sau
b) Nêu tên một số bộ phận trong các lớp cấu tạo của da
Phương pháp giải
Quan sát hình vẽ và nêu được cấu tạo của da. Từ đó, nắm được chức năng của mỗi lớp cấu tạo đó.
Lời giải chi tiết
a) Các lớp cấu tạo của da và chức năng:
Các lớp cấu tạo của da
Chức năng
Lớp biểu bì
Chức năng bảo vệ
Lớp bì
Chức năng xúc giác, bài tiết
Lớp mỡ dưới da
Chức năng cách nhiệt, bảo vệ
b) Một số bộ phận trong các lớp cấu tạo của da
Lớp cấu tạo
Một số bộ phận
Lớp biểu bì
Thân lông, tế bào chết, tế bào sống phận chia liên tục
Lớp bì
Tuyến nhờn, tuyến mồ hôi
Lớp mỡ dưới da
Tế bào mỡ
CH tr 169
CH1:
Vì sao đo thân nhiệt là bước đầu của việc chẩn đoán bệnh?Phương pháp giải
Thân nhiệt là nhiệt độ cơ thể. Vì thế khi nhiệt độ cơ thể thay đổi tức trạng thái sức khỏe của cơ thể không bình thường
Lời giải chi tiết
Đo thân nhiệt là bước đầu của việc chẩn đoán bệnh vì thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể. Khi thân nhiệt duy trì ổn định ở mức 36,3-37,3 tức là cơ thể ở trạng thái bình thường. Đó là nhiệt độ tối ưu cho các phản ứng sinh hóa và enzyme trong tế bào. Nếu thân nhiệt dưới 36 độ C hoặc trên 38 độ C thì cơ thể có trạng thái sức khỏe không bình thường (bị bệnh)
CH2:
Quan sát hình 36.2 và cho biết khi trời nóng và khi trời lạnh, các mạch máu dưới da, tuyến mồ hôi và các cơ dựng lông hoạt động như thế nào.
Phương pháp giải
Quan sát hình vẽ và chú ý tới sự thay đổi của mạch máu, tuyến mồ hôi và các cơ dựng lông.
Lời giải chi tiết
- Khi trời nóng, thân nhiệt tăng, kích hoạt cơ chế làm mát bằng các hoạt động của: các mạch máu dưới da dãn, tăng tiết mồ hôi, các cơ dựng lông dãn
- Khi trời lạnh, thân nhiệt giảm, cơ thể kích hoạt cơ chế làm ấm, các mạch máu dưới da co lại, ngừng tiết mồ hôi và các cơ dựng lông co
CH tr 170
CH1:
Cho biết mỗi bộ phận của cơ thể người trong bảng dưới đây thay đổi như thế nào ở mỗi trường hợp.Phương pháp giải
Khi nhiệt độ môi trường thấp hoặc nhiệt độ môi trường cao, cơ thể có những thay đổi để điều hòa thân nhiệt về mức cân bằng.
Lời giải chi tiết
Sự thay đổi của cơ thể khi thay đổi nhiệt độ môi trường:
Bộ phận
Khi nhiệt độ môi trường thấp
Khi nhiệt độ môi trường cao
Mạch máu dưới da
co
dãn
Tuyến mồ hôi
ngưng tiết
tăng tiết
Cơ dựng lông
co
dãn
Cơ vân
co
dãn
CH2:
Nêu nguyên nhân và phương pháp chống nóng, lạnh cho cơ thể theo gới ý ở bảng 36.4
Phương pháp giải
Nắm được một số biểu hiện, nguyên nhân, cách phòng chống cảm nóng và cảm lạnh
Lời giải chi tiết
Cảm nóng
Cảm lạnh
Biểu hiện
Thân nhiệt tăng, mặt đỏ, tiết nhiều mồ hôi
Thân nhiệt giảm
Nguyên nhân
Ở lâu trong nhiệt độ môi trường quá cao
Ở lâu trong nhiệt độ môi trường quá thấp
Cách phòng chống
Giới hạn thời gian hoạt động dưới thời tiết nóng
Giới hạn thời gian hoạt động dưới thời tiết nóng, giữ ấm cơ thể
CH tr 172
CH1:
Nêu các biện pháp chăm sóc và bảo vệ daPhương pháp giải
Da là cơ quan thường xuyên tiếp xúc với môi trường. Chính vì thế, cần có những biện pháp để bảo vệ, chăm sóc da
Lời giải chi tiết
- Các biện pháp chăm sóc và bảo vệ da:
+ Cần giữ tinh thần lạc quan, sinh hoạt điều độ, ăn nhiều rau xanh và trái cây
+ Vệ sinh da và chống nắng đúng cách
+ Bổ sung độ ẩm cho da
+ Hạn chế trang điểm, bảo vệ da khỏi những tổn thương
+ Vệ sinh môi trường sạch sẽ
CH2:
Vì sao những vết thương trên da có thể phục hồi được?Phương pháp giải
Nhớ lại các bộ phận trong các lớp cấu tạo của da, da phục hồi được do có những tế bào sống phân chia.
Lời giải chi tiết
Những vết thương trên da có thể phục hồi được là do ở lớp biểu bì của da có các tế bào sống có khả năng phân chia liên tục để tạo ra các tế bào mới giúp hàn gắn vết thương.
CH3:
Cần lưu ý gì trong chế độ ăn vào mùa đông và mùa hè.Phương pháp giải
Vào mùa đông, nhiệt độ môi trường xuống thấp, còn mùa hè, nhiệt độ môi trường cao. Vì thế, cần có những chế độ ăn uống cho phù hợp
Lời giải chi tiết
- Vào mùa đông, cơ thể mất nhiều năng lượng để duy trì thân nhiệt, do đó, trong chế độ ăn cần lưu ý: ăn tăng cường những thức ăn sinh nhiều năng lượng như các thức ăn có chất béo, giàu protein,… đồng thời, nên ăn thức ăn nóng, thức ăn có ít nước.
- Vào mùa hè, trong chế độ ăn cần lưu ý: Hạn chế ăn những thức ăn sinh nhiều nhiệt, đồng thời, tăng cường những loại thức ăn có nhiều nước như canh, nước trái cây, rau quả,...
CH4:
Cần làm gì khi bị bỏng?Phương pháp giải
Khi bị bỏng, da sẽ bị tổn thương. Nếu không có những xử lý kịp thời, sẽ gây ảnh hưởng tới cơ thể.
Lời giải chi tiết
Khi bị bỏng cần:
- Ngay lập tức tách người bị bỏng ra khỏi tác nhân gây bỏng.
- Tiến hành sơ cứu đúng cách: Nhanh chóng đưa vùng da bị bỏng ngâm vào nước nguội sạch để vệ sinh vết thương tránh nhiễm khuẩn, sau đó, xả nhẹ nước mát trong ít nhất 15 phút. Sử dụng gạc sạch hoặc miếng vải nhỏ sạch để băng vùng da bị bỏng, tránh bụi bẩn tiếp xúc với vết bỏng.
- Xử lí sau sơ cứu: Trường hợp bỏng nhẹ và diện tích bỏng nhỏ, có thể tự chăm sóc, điều trị tại nhà. Trường hợp bỏng nặng hơn, sau khi sơ cứu cần nhanh chóng chuyển người bị bỏng tới cơ sở, trung tâm y tế nơi gần nhất để kịp thời điều trị.
CH5:
Em thường bảo vệ và chăm sóc da như thế nào?Phương pháp giải
Chăm sóc da đúng cách sẽ giúp bạn có làn da khỏe mạnh
Lời giải chi tiết
Một số biện pháp chăm sóc da:
+ Giữ tinh thần lạc quan, sinh hoạt điều đồ.
+ Uống nhiều nước.
+ Ăn nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung vitamin và chất khoáng.
+ Vệ sinh da và chống nắng đúng cách.
+ Bổ sung độ ẩm cho da.
+ Hạn chế trang điểm.
+ Bảo vệ da khỏi những tổn thương.
+ Vệ sinh môi trường sạch sẽ.
+ Không nặn mụn trứng cá.
Lý thuyết
>> Xem chi tiết: Lý thuyết Da và điều hòa thân nhiệt ở người - Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
CH tr 162
MĐ:
Những cơ quan nào của con người tham gia vào quá trình tiếp nhận hình ảnh, âm thanh?Phương pháp giải
Cơ quan tham gia tiếp nhận hình ảnh, âm thanh là mắt và tai
Lời giải chi tiết
Cơ quan tham gia vào quá trình tiếp nhận hình ảnh là mắt (thị giác)
Cơ quan tham gia vào quá trình tiếp nhận âm thanh là tai (thính giác)
CH1:
Quan sát hình 34.1, nêu tên các bộ phận cấu tạo nên hệ thần kinh, mỗi bộ phận đó gồm những cơ quan nào?Phương pháp giải
Quan sát hình vẽ và nêu được các bộ phận cấu tạo hệ thần kinh
Lời giải chi tiết
Các bộ phận cấu tạo hệ thần kinh gồm: Bộ phận thần kinh trung ương và bộ phận thần kinh ngoại biên
- Bộ phận thần kinh trung ương gồm:
+ Não bộ (nằm trong hộp sọ)
+ Tủy sống (nằm trong cột sống)
- Bộ phận thần kinh ngoại biên gồm các dây thần kinh
CH2:
Lấy các ví dụ thể hiện vai trò của hệ thần kinh đối với cơ thể ngườiPhương pháp giải
Hệ thần kinh
Lời giải chi tiết
Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Cùng lúc đó các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động: nhịp tim tăng, mạch máu giãn, thở nhanh và sâu, mồ hôi tiết nhiều… Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
CH3:
Nêu tên và cách phòng một số bệnh về hệ thần kinhPhương pháp giải
Biết được một số bệnh về hệ thần kinh và cách phòng tránh
Lời giải chi tiết
Một số bệnh về hệ thần kinh: tai biến mạch máu não gây tổn thương não, thoát vị đĩa đệm làm chèn ép các dây thần kinh tủy, Parkinson gây khó khăn trong vận động.
Cách phòng tránh:
- Cần thực hiện chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh, luyện tập thể dục thể thao
- Không sử dụng chất kích thích
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe
- Cần suy nghĩ tích cực, tham gia nhiều hoạt động xã hội
CH4:
Quan sát hình 34.2 và cho biết:
a) Cấu tạo cơ quan thị giác gồm những bộ phận nào?
b) Vẽ sơ đồ đơn giản quá trình thu nhận ánh sáng từ vật đến võng mạc trong cầu mắt
Phương pháp giải
Quan sát hình vẽ và nhận biết được cấu tạo cơ quan thị giác và cấu tạo của cầu mắt. Từ đó nêu được quá trình thu nhận ánh sáng từ vật tới võng mạc
Lời giải chi tiết
a) Cấu tạo của cơ quan thị giác gồm các bộ phận là: Cầu mắt, dây thần kinh thị giác, trung khu thị giác ở não bộ.
b) Sơ đồ đơn giản quá trình thu nhận ánh sáng từ vật đến võng mạch trong cầu mắt: Ánh sáng từ vật → Giác mạc → Đồng tử → Thủy tinh thể → Dịch thủy tinh → Võng mạc.
CH5:
Nêu thêm tên một số bệnh, tật về mắtPhương pháp giải
Trong quá trình sinh hoạt, ta thường bảo vệ mắt chưa đúng cách dẫn đến một số bệnh, tật về mắt.
Lời giải chi tiết
Một số bệnh về mắt: viêm kết mạc, lẹo mắt, viêm giác mạc,...
Một số tật về mắt: cận thị, viễn thị, loạn thị
CH6:
Dựa vào hình 17.8, trang 88, cho biết:
a) Cấu tạo của cơ quan thính giác
b) Tên các bộ phận cấu tạo của tai.
c) Viết sơ đồ truyền âm thanh từ nguồn âm đến tế bào thụ cảm âm thanh ở ốc tai
Phương pháp giải
Quan sát hình vẽ và trả lời các câu hỏi, nhớ lại cấu tạo của tai
Lời giải chi tiết
a) Cấu tạo của cơ quan thính giác gồm: tai, dây thần kinh thính giác, trung khu thính giác
b) Tên các bộ phận cấu tạo của tai: tai ngoài, tai giữa và tai trong; tai trong có các tế bào cảm thụ âm thanh nằm ở ốc tai
c) Sơ đồ truyền âm thanh từ nguồn âm đến tế bào thụ cảm âm thanh ở ốc tai:
Sóng âm từ nguồn âm → ống tai ngoài → màng nhĩ → các xương tai giữa → tai trong (tế bào thụ cảm âm thanh ở ốc tai)
CH7:
Nêu thêm tên và cách phòng một số bệnh về taiPhương pháp giải
Nắm được một số bệnh và cách phòng một số bệnh về tai
Lời giải chi tiết
Một số bệnh về tai: viêm tai ngoài, viêm tai giữa, tổn thương tai trong…
Cách phòng một số bệnh về tai:
- Vệ sinh tai đúng cách
- Cần giữ vệ sinh để tránh viêm họng, nhiễm khuẩn gây viêm tai
- Hạn chế tiếng ồn, tránh nghe âm thanh có cường độ cao
CH tr 163
CH1:
Nêu ý nghĩa của việc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển phương tiện giao thông và mũ bảo hộ khi tham gia lao động ở một số công trường, nhà máy.Phương pháp giải
Khi đội mũ bảo hiểm điều khiển phương tiện giao thông và mũ bảo hộ tham gia lao động sẽ giúp ta bảo vệ được não bộ (nằm trong hộp sọ) - là bộ phận thần kinh trung ương
Lời giải chi tiết
Việc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển phương tiện giao thông và mũ bảo hộ khi tham gia lao động ở một số công trường, nhà máy sẽ giúp bảo vệ não bộ – cơ quan quan trọng có vai trò sống còn bậc nhất trong cơ thể tránh khỏi được những tổn thương trong trường hợp có tai nạn xảy ra.
Nhờ đó, việc này sẽ giúp giảm thiểu hậu quả do tai nạn gây ra, đặc biệt là giảm số ca tử vong do chấn thương sọ não – một trong những nguy cơ tử vong hàng đầu trong các tai nạn giao thông và tai nạn lao động.
CH2:
Giải thích tại sao những người làm việc hoặc sống trong môi trường có âm thanh cường độ cao thường xuyên như công nhân nhà máy dệt, người sống gần đường tàu,...dễ bị giảm thính lựcPhương pháp giải
Nhớ lại sơ đồ đường đi của âm thanh vào ốc tai.
Khi có âm thanh cường độ cao tác động thường xuyên gây ảnh hưởng tới tai, cụ thể là các tế bào cảm thụ âm thanh nằm ở ốc tai.
Lời giải chi tiết
Những người làm việc hoặc sống trong môi trường có âm thanh cường độ cao thường xuyên như công nhân nhà máy dệt, người sống gần đường tàu,… dễ bị giảm thính lực vì: Âm thanh với cường độ cao thường xuyên có thể làm tổn thương các tế bào cảm thụ âm thanh nằm ở ốc tai. Khi các tế bào cảm thụ âm thanh bị tổn thương, tùy mức độ tổn thương, sẽ hạn chế hoặc làm mất khả năng hình thành xung thần kinh để truyền tới trung khu thính giác, dẫn đến việc cảm nhận âm thanh bị hạn chế (giảm thính lực).
Lý thuyết
>> Xem chi tiết: Lý thuyết Hệ thần kinh và giác quan ở người - Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
CH tr 166
MĐ:
Quan sát hình 35.1 và cho biết người có triệu chứng được thể hiện trong hình đang mắc bệnh gì. Nguyên nhân của bệnh này là gì?
Phương pháp giải
Quan sát hình 35.1
Lời giải chi tiết
Người có triệu chứng được thể hiện trong hình mắc bệnh bướu cổ
- Nguyên nhân gây bệnh bướu cổ:
+ Nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể thiếu iodine dẫn đến hormone thyroxin của tuyến giáp không được tiết ra, khi đó tuyến yên sẽ tiết ra TSH để tăng cường hoạt động của tuyến giáp, gây phì đại tuyến giáp.
+ Một số nguyên nhân khác có thể gây bướu cổ là ăn các loại thức ăn hoặc dùng thuốc khiến chức năng tổng hợp hormone tuyến giáp bị ức chế; do rối loạn hoạt động tuyến giáp bẩm sinh;…
CH1:
Quan sát hình 35.2 và nêu vị trí, chức năng của các tuyến nội tiết trong cơ thể. Từ đó cho biết hệ nội tiết là gì.Phương pháp giải
Quan sát hình vẽ, chỉ ra được vị trí và chức năng của các tuyến nội tiết
Lời giải chi tiết
Vị trí và chức năng của các tuyến nội tiết được thể hiện trong bảng sau:
Tuyến nội tiết
Vị trí
Chức năng
Tuyến tùng
Nằm gần trung tâm của não.
- Điều hòa chu kỳ thức ngủ (melatonin).
Tuyến giáp
Nằm ở cổ, trước thanh quản và phần trên của khí quản.
- Điều hòa sinh trưởng, phát triển (T3, T4).
- Tăng cường trao đổi chất, sinh nhiệt (T3, T4).
- Điều hòa calcium máu (Calcitonin).
Tuyến cận giáp
Nằm ở cổ, phía sau tuyến giáp.
- Điều hòa lượng calcium máu (PTH).
Tuyến ức
Nằm trong lồng ngực, phía sau xương ức.
- Kích thích sự phát triển của các tế bào lympho T (Thymosin).
Tuyến sinh dục
- Ở nam: Tinh hoàn.
- Ở nữ: Buồng trứng.
- Hình thành đặc điểm sinh dục thứ cấp.
- Kích thích sinh trưởng, phát triển.
- Điều hòa chu kì sinh dục.
Vùng dưới đồi
Nằm trong não bộ, giữa tuyến yên và đồi thị.
- Điều hòa hoạt động tuyến yên (CRH, TRH, GnRH).
- Điều hòa áp suất thẩm thấu (ADH).
- Kích thích quá trình đẻ (oxytocin).
Tuyến yên
Nằm trong nền sọ.
- Kích thích sinh trưởng (GH).
- Điều hòa hình thành và tiết sữa (prolactin).
- Điều hòa hoạt động tuyến giáp (TSH), tuyến trên thận (ACTH), tuyến sinh dục (FSH, LH).
Tuyến tụy
Nằm trong khoang bụng, phía sau dạ dày.
- Chức năng nội tiết: Điều hòa lượng đường máu (insulin và glucagon).
Tuyến trên thận
Nằm ở cực trên của mỗi thận.
- Điều hòa huyết áp, thể tích máu (aldosterone).
- Điều hòa trao đổi chất, năng lượng (cortisol).
- Chống stress (adrenalin, noradrenalin, cortisol).
- Hệ nội tiết: là một hệ thống các tuyến có khả năng sản xuất và tiết hormone trực tiếp vào máu để đảm bảo duy trì ổn định môi trường trong và điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể.
CH3:
Khẩu phần ăn thiếu iodine có thể dẫn đến hậu quả gì đối với sức khỏePhương pháp giải
Nắm được hậu quả đối với sức khỏe khi khẩu phần ăn thiếu iodine
Lời giải chi tiết
Khẩu phần ăn thiếu iodine có thể gây ra một số hậu quả như:
- Nếu thiếu iodine ở phụ nữ mang thai sẽ dễ gây ra sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.
- Nếu thiếu iodine ở trẻ em sẽ gây bệnh bướu cổ, thiểu năng tuyến giáp dẫn đến ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ (trẻ chậm lớn, trí não kém phát triển). Bướu cổ ở người lớn sẽ khiến hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém.
CH tr 167
CH1:
Đề xuất một số biện pháp phòng chống bệnh đái tháo đườngPhương pháp giải
Cần có những biện pháp phòng chống bệnh đái tháo đường để đảm bảo sức khỏe ổn định
Lời giải chi tiết
Một số biện pháp phòng chống bệnh đái tháo đường:
- Cần thực hiện chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh như: khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, sử dụng đủ lượng muối iodine,
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên
- Đảm bảo giấc ngủ
- Không sử dụng chất kích thích
- Không tự ý dùng thuốc, thường xuyên kiểm tra sức khỏe
CH tr 157
MĐ: Tại sao cần bổ sung nước trong quá trình luyện tập thể dục, thể thao?
Phương pháp giải
Trong quá trình luyện tập thể dục, thể thao, cơ thể ra mồ hôi nên mất nhiều nước.
Lời giải chi tiết
Khi tập luyện thể dục thể thao, phải đảm bảo có lượng nước trước, trong và sau khi tập thể dục. Nước điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, bôi trơn các khớp xương và giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng và sức khỏe.
CH 1: Quan sát hình 33.1 và nêu các thành phần của môi trường trong cơ thể.
Phương pháp giải
Quan sát hình vẽ và nêu các thành phần của môi trường
Lời giải chi tiết
Môi trường trong cơ thể bao gồm máu, dịch mô (dịch giữa các tế bào) và dịch bạch huyết
Phương pháp giải
Nhớ lại giá trị thân nhiệt của người bình thường và giá trị của nồng độ Zn trong máu để đối chiếu
Lời giải chi tiết
- Trường hợp 1 có chỉ số môi trường trong mất cân bằng.
- Giải thích: Thân nhiệt có ngưỡng giá trị ở người trưởng thành bình thường là 36 – 37,5oC. Trong khi, người ở trường hợp 1 có giá trị đo được là 39,5oC, cao hơn nhiều so với ngưỡng bình thường. Điều này báo hiệu sự mất cân bằng môi trường trong cơ thể về điều kiện nhiệt độ.CH tr 158
CH 2: Từ kết quả thí nghiệm thể hiện ở hình 33.2, cho biết ảnh hưởng của thành phần môi trường trong đến hoạt động của tế bào, vai trò của môi trường trong cơ thể
Phương pháp giải
Thành phần, tính chất của môi trường trong được duy trì ổn định đảm bảo cho tế bào hoạt động bình thường.
Lời giải chi tiết
Trong môi trường có nồng độ chất tan tương tự trong hồng cầu, tế bào hồng cầu giữ nguyên hình dạng.
Trong dung dịch có nồng độ chất tan thấp hơn trong hồng cầu, tế bào hồng cầu bị phình to
Trong dung dịch có nồng độ chất tan cao hơn trong hồng cầu, tế bào hồng cầu bị teo nhỏ.
Môi trường trong cơ thể có vai trò vô cùng quan trọng. Khi môi trường trong bị mất cân bằng sẽ gây nên sự rối loạn trong hoạt động của các tế bào và các cơ quan, gây nên bệnh.
LT 2: Một người phụ nữ 28 tuổi có kết quả một số chỉ số xét nghiệm máu thể hiện ở bảng 33.2. Em hãy nhận xét về các chỉ số này. Theo em người này cần chú ý gì trong khẩu phần ăn ?
Phương pháp giải
Quan sát bảng để đối chiếu giữa kết quả xét nghiệm và ngưỡng giá trị ở người trưởng thành bình thường
Lời giải chi tiết
- Nhận xét chỉ số xét nghiệm máu của người phụ nữ trên:
+ Về chỉ số glucose trong máu: Chỉ số glucose trong máu của người này là 7,4 mmol/L, cao hơn nhiều so với mức bình thường → Người này có nguy cơ cao là đã mắc bệnh tiểu đường.
+ Về chỉ số uric acid trong máu: Chỉ số uric acid trong máu của người này là 5,6 mg/dl, vẫn nằm trong ngưỡng bình thường.
- Vì người này có nguy cơ cao là đã mắc bệnh tiểu đường → Khẩu phần ăn của người này cần chú ý phải cung cấp cho cơ thể một lượng đường ổn định và hài hòa. Cụ thể: điều chỉnh chế độ ăn ít tinh bột, hạn chế các loại thực phẩm có lượng đường cao như hoa quả sấy, kem tươi, sirô, các loại nước uống có gas,…; hạn chế dầu mỡ; bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ;… đồng thời, nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột.
CH tr 159
CH 3: Dựa vào bảng 33.3, nêu vai trò của da, gan, phổi và thận trong bài tiết
Phương pháp giải
Các cơ quan bài tiết giúp cơ thể lọc thải các chất dư thừa và chất độc hại khác để duy trì tính ổn định của môi trường trong. Vì vậy, cần nắm được vai trò của da, gan, phổi và thận trong bài tiết.
Lời giải chi tiết
Vai trò của da, gan, phổi và thận trong bài tiết:
Vai trò của da: bài tiết mồ hôi (nước, ure, muối,...)
Vai trò của gan: bài tiết sản phẩm khử các chất độc và bilirubin (sản phẩm phân giải của hồng cầu)
Vai trò của phổi:bài tiết khí CO2, hơi nước
Vai trò của thận: bài tiết nước tiểu (nước, ure, chất thừa, chất thải,...)
CH 4: Quan sát hình 33.3 và cho biết:
Tên các cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu
Tên các bộ phận cấu tạo của thận
Phương pháp giải
Quan sát hình vẽ và trả lời được các cơ quan của hệ bài tiết và các bộ phận cấu tạo của thận.
Lời giải chi tiết
a) Các cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu là: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái
b) Các bộ phận cấu tạo của thận: thận gồm có miền vỏ và miền tủy, thận nối với ống dẫn nước tiểu qua bể thận. Miền vỏ được cấu tạo bởi nhiều cầu thận có các ống (ống góp, ống lượn gần, ống lượn xa)
CH tr 160
CH 5: Nêu tên, nguyên nhân một số bệnh về hệ bài tiết nước tiểu mà em biết
Lời giải chi tiết
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh về hệ bài tiết nước tiểu. Nhiều mầm bệnh (virus, vi khuẩn, nấm,...) gây viêm thận, viêm đường tiết niệu. Uống ít nước, tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể gây lắng đọng, kết tủa muối calcium trong thận và đường tiết niệu, gây sỏi thận, sỏi đường tiết niệu. Biến chứng của bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, tổn thương thận do một số loại thuốc, chất độc hoặc viêm thận có thể dẫn đến suy thận.
LT 3: Vì sao nhịn tiểu lại là thói quen gây hại cho hệ bài tiết?
Phương pháp giải
Khi nhịn tiểu gây hại tới các cơ quan của thận → gây hại cho hệ bài tiết
Lời giải chi tiết
Nhịn tiểu lại là thói quen gây hại cho hệ bài tiết vì:
- Nhịn tiểu làm bàng quang bị giãn ra, các cơ vòng bên ngoài cũng bị kéo căng dẫn đến khả năng giữ nước tiểu của bàng quang bị hạn chế, mất khả năng kiểm soát các cơ vòng ngoài bàng quang khiến nước tiểu rò rỉ.
- Nhịn tiểu có thể gây bí tiểu, thậm chí, trong tình huống nghiêm trọng khi nước tiểu ứ đọng ở bàng quang có thể chảy ngược vào thận.
→ Nhịn tiểu dẫn đến những hệ quả là khởi nguồn cho một chuỗi các bệnh lí tại thận và ngoài thận như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm bàng quang kẽ, sỏi thận, suy thận,…
CH 6: Quan sát hình 33.5 và cho biết đường di chuyển của máu trong máy chạy thận nhân tạo. Theo em, bộ phận nào của thận nhân tạo thực hiện chức năng của thận trong cơ thể?
Phương pháp giải
Quan sát hình và hướng đi của các mũi tên để nêu được đường di chuyển của máu
Lời giải chi tiết
Đường di chuyển của máu trong máy chạy thận nhân tạo:
Máu chưa lọc từ động mạch của cơ thể → Máy bơm máu → Máy lọc máu → Máy điều chỉnh áp lực → Máu đã được lọc được đưa trở lại tĩnh mạch của cơ thể.
Theo em, bộ phận của thận nhân tạo thực hiện chức năng của thận trong cơ thể là: máy lọc máu.
CH tr 161
LT 4: Giải thích vì sao ghép thận là một phương pháp điều trị có hiệu quả cao cho người bị suy thận giai đoạn cuối?
Phương pháp giải
Ghép thận là phương pháp ghép thêm một quả thận khỏe mạnh cho người bệnh bị suy thận giai đoạn cuối.
Lời giải chi tiết
Ghép thận là một phương pháp điều trị có hiệu quả cao cho người bị suy thận giai đoạn cuối vì: Ở giai đoạn cuối, cả hai quả thận của bệnh nhân không đáp ứng được chức năng lọc máu để thải các chất độc, chất dư thừa ra khỏi cơ thể. Bởi vậy, để duy trì sự sống, bệnh nhân bắt buộc phải điều trị duy trì (lọc màng bụng, chạy thận nhân tạo) hoặc ghép thận. Tuy nhiên, các biện pháp điều trị duy trì đòi hỏi chi phí tốn kém và bệnh nhân phải thường xuyên đến bệnh viện. Trong khi đó, nếu có nguồn tạng thích hợp, ghép thận thành công có thể giúp bệnh nhân kéo dài sự sống với cuộc sống và sức khỏe gần giống một người khỏe mạnh.
VD 1: Giải thích tại sao không nên ăn quá nhiều muối, đường
Phương pháp giải
Khi ăn nhiều muối đường làm mất cân bằng thành phần chất tan của cơ thể
Lời giải chi tiết
Không nên ăn quá nhiều muối, đường vì: Ăn quá nhiều muối, đường sẽ làm mất cân bằng thành phần chất tan của môi trường trong cơ thể, khiến các cơ quan bài tiết (gan, thận) phải tăng cường hoạt động để đưa thành phần chất tan của môi trường trong cơ thể về trạng thái cân bằng.
Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, các cơ quan bài tiết này bị suy yếu, không đủ khả năng duy trì cân bằng môi trường trong cơ thể, từ đó, dẫn đến nhiều bệnh lí nguy hiểm cho cơ thể như tăng huyết áp, đái tháo đường, các bệnh tim mạch hay các bệnh về thận,…
VD 2: Tại sao luyện tập thể thao giúp tăng cường quá trình thải độc của cơ thể
Phương pháp giải
Khi luyện tập thể dục thể thao, các cơ quan trong cơ thể hoạt động giúp tăng bài tiết → tăng quá trình thải độc của cơ thể.
Lời giải chi tiết
Luyện tập thể thao giúp tăng cường quá trình thải độc của cơ thể vì:
- Khi luyện tập thể thao, việc tăng tốc độ vận động của các cơ hô hấp sẽ giúp tăng cường sức khỏe của hệ hô hấp, tăng cường đào thải khí CO2 hiệu quả.
- Thân nhiệt khi luyện tập thể thao sẽ tăng lên kích thích da bài tiết mồ hôi nhiều hơn, nhờ đó, các chất dư thừa như nước, urea, muối,… được bài tiết hiệu quả hơn.
- Việc luyện tập thể thao cũng giúp máu tuần hoàn trong cơ thể được tốt hơn, nhờ đó, việc lọc máu ở thận để bài tiết các chất thải, chất dư thừa hòa tan trong máu cũng hiệu quả hơn.
- Sự tăng cường trao đổi chất trong quá trình luyện tập thể dục thể thao cũng giúp giảm các áp lực chuyển hóa lên chức năng của gan, nhờ đó, giúp gan thực hiện quá trình chuyển hóa các chất độc và bilirubin hiệu quả hơn.
VD 3: Nêu những biện pháp phòng tránh các bệnh liên quan đến hệ bài tiết mà gia đình em thường thực hiện. Theo em, gia đình em cần thực hiện thêm những biện pháp nào khác để bảo vệ hệ bài tiết?
Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức đã được học về hệ bài tiết và tình hình thực tế của gia đình để đưa ra câu trả lời.
Lời giải chi tiết
- Những biện pháp phòng tránh các bệnh liên quan đến hệ bài tiết mà gia đình em thường thực hiện:
+ Rèn luyện thể dục, thể thao thường xuyên.
+ Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể.
+ Uống đủ nước.
+ Không nhịn tiểu.
+ Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tránh tiếp xúc với mầm bệnh.
- Theo em, gia đình em cần thực hiện thêm các biện pháp sau để bảo vệ hệ bài tiết:
+ Có chế độ ăn uống khoa học hơn: Hạn chế thức ăn chế biến sẵn như các đồ chiên rán; hạn chế các loại thức ăn chứa nhiều muối; hạn chế uống nước giải khát có gas và ăn các loại thức ăn chứa nhiều đường khác; ...
CH tr 152
MĐ: Em cảm thấy nhịp thở thay đổi như thế nào sau khi chạy nhanh 100m? Giải thích
Phương pháp giải
Khi hoạt động mạnh, cơ thể cần cung cấp đủ khí cho các tế bào
Lời giải chi tiết
Sau khi chạy nhanh 100m, em cảm thấy nhịp thở nhanh hơn, thở mạnh và sâu hơn. Do khi hoạt động thì cơ thể cần nhiều năng lượng → Hô hấp tế bào tăng → tế bào cần nhiều oxi và thải ra nhiều cacbonic → nồng độ cacbonic trong máu tăng, kích thích trung khu hô hấp ở hành tủy điều khiển làm tăng nhịp hô hấp
CH 1. Chức năng của hệ hô hấp là gì?
Phương pháp giải
Nắm được chức năng của hệ hô hấp
Lời giải chi tiết
Hệ hô hấp có chức năng thực hiện quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường
CH 2. Quan sát hình 32.1 và cho biết hệ hô hấp gồm những cơ quan nào. Mỗi cơ quan có chức năng gì?
Phương pháp giải
Quan sát hình vẽ, nêu được cấu tạo của hệ hô hấp và chức năng của các cơ quan
Lời giải chi tiết
Hệ hô hấp gồm đường dẫn khí và phổi. Các cơ quan trong hệ hô hấp phối hợp nhịp nhàng với nhau thực hiện chức năng trao đổi khí. Cụ thể được thể hiện trong bảng sau:
CH 3. Không khí sẽ di chuyển qua các cơ quan nào khi hít vào và khí thở ra
Phương pháp giải
Nhớ lại kiến thức về đường đi của khí qua các cơ quan khi hít vào và thở ra
Lời giải chi tiết
Qua quá trình hít vào đưa không khí giàu O2 đi qua đường dẫn khí vào phổi, thực hiện trao đổi khí tại phế nang: O2 từ phế nang đi vào mao mạch phổi và CO2 từ mao mạch phổi đi ra phế nang. Hệ tuần hoàn giúp vận chuyển O2 từ phế nang đến tế bào và CO2 từ tế bào ra phế nang. Quá trình thở ra đưa không khí giàu CO2 từ phổi qua đường dẫn khí ra ngoài môi trường.
CH tr 153
LT 1. Lấy ví dụ về sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của một cơ quan trong hệ hô hấp
Phương pháp giải
Nhớ lại kiến thức về cấu tạo và chức năng của hệ hô hấp để lấy ví dụ của một cơ quan.
Lời giải chi tiết
Đặc điểm cấu tạo của phổi phù hợp với chức năng:
Phổi là nơi diễn ra sự trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường bên ngoài
Bao ngoài hai lá phổi có hai lớp màng, lớp màng ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi, giữa hai lớp có chất dịch giúp cho phổi phồng lên, xẹp xuống khi hít vào và thở ra.
Đơn vị cấu tạo của phổi là phế nang tập hợp thành từng cụm và được bao bởi màng mao mạch dày đặc tạo điều kiện cho sự trao đổi khí giữa phế nang và máu đến phổi được dễ dàng.
Số lượng phế nang có tới 700-800 triệu phế nang làm tăng bề mặt trao đổi khí của phổi
LT 2. Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa hệ hô hấp và hệ tuần hoàn
Phương pháp giải
Hiểu được từng giai đoạn của quá trình hô hấp và tuần hoàn để nêu được mối quan hệ của hai hệ.
Lời giải chi tiết
Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa hệ hô hấp và hệ tuần hoàn
VD 1. Vì sao khi chúng ta vừa ăn vừa nói có thể bị sặc?
Phương pháp giải
Nhớ lại cấu tạo của khí quản và hoạt động của khí quản và thực quản
Lời giải chi tiết
Khi chúng ta vừa ăn vừa nói chuyện, sẽ khiến nắp thanh quản không kịp phản ứng, khi nắp thanh quản đang đậy khí quản để nuốt thức ăn, thì bộ não lại ra lệnh: mở cửa khí quản để không khí đi ra, lúc này thức ăn có thể sẽ rơi vào đường khí quản, khiến chúng ta sẽ bị sặc.
VD 2. Vì sao chúng ta không nên đốt than củi trong phòng kín khi ngủ?
Phương pháp giải
Khi đốt than củi, hàm lượng khí O2 giảm dần và hàm lượng khí CO và CO2 tăng dần
Lời giải chi tiết
Nguyên nhân là khi đốt than trong phòng ngủ, phòng chật hẹp lại đóng kín cửa, than cháy sẽ đốt hết khí oxi, sinh ra khói mà trong khói đó có hàm lượng CO và CO2 cao. Lâu dần Các khí này nhiều lên, không thoát ra được môi trường ngoài gây nguy hiểm cho hệ hô hấp, làm ngạt thở, có thể gây tử vong cho người.
CH tr 154
CH 4. Ô nhiễm không khí và khói thuốc lá tác động như thế nào đến hệ hô hấp?
Phương pháp giải
Ô nhiễm không khí và khói thuốc lá có tác động xấu đối với hệ hô hấp. Chính vì thế cần có những biện pháp để phòng bệnh hô hấp
Lời giải chi tiết
Ô nhiễm không khí và khói thuốc lá gây ra các bệnh về phổi và đường hô hấp như bệnh hen suyễn, viêm phổi, viêm đường dẫn khí,...do bụi mịn và các hóa chất gây kích ứng hệ hô hấp, làm tê liệt lớp lông rung trong đường dẫn khí, cản trở hồng cầu vận chuyển O2 từ đó gây tổn thương hệ hô hấp, suy giảm chức năng phổi
CH tr 155
VD 3. Tại sao khi giao mùa, thời tiết ẩm, chúng ta thường dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp?
Phương pháp giải
Khi thời điểm giao mùa, thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường khiến cơ thể không thích ứng kịp dẫn đến dễ mắc các bệnh về hô hấp
Lời giải chi tiết
Khi thời điểm giao mùa, thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường khiến cơ thể không thích ứng kịp. Đây chính là môi trường thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp hoạt động mạnh, do đó đây là thời điểm bùng phát rất nhiều bệnh đường hô hấp, đặc biệt là các đối tượng có hệ miễn dịch kém như trẻ nhỏ và người lớn tuổi.
VD 4. Gia đình em thường sử dụng những biện pháp nào để tạo không khí trong lành giúp bảo vệ đường hô hấp?
Phương pháp giải
Nhớ lại các biện pháp gia đình em sử dụng để tạo không khí trong lành giúp bảo vệ hô hấp
Lời giải chi tiết
Mở cửa sổ để không khí được lưu thông: mở cửa mỗi ngày để giảm bớt luồng không khí có hại trong không khí trong nhà và mang thêm oxy tự nhiên vào nhà.
Trồng cây trong nhà giúp làm sạch không khí
Luôn vệ sinh thú cưng sạch sẽ
Dùng máy lọc không khí
Thường xuyên vệ sinh, khử sạch nấm mốc trong nhà để đảm bảo chúng không tồn tại trong tổ ấm của bạn
CH tr 149
CH1:
Nhận xét kết quả băng bó của bản thân và các bạn trong nhómPhương pháp giải:
Quan sát kết quả băng bó của bản thân và của các bạn.
Lời giải chi tiết:
HS tự nhận xét kết quả băng bó của bản thân và của các bạn theo những tiêu chí về kĩ thuật, hình thức,...
CH2:
Giải thích vì sao có sự khác nhau trong cách sơ cứu chảy máu mao mạch, tĩnh mạch và động mạchPhương pháp giải:
Có sự khác nhau trong cách sơ cứu chảy máu mao mạch, tĩnh mạch và động mạch bởi mỗi loại có tốc độ máu chảy khác nhau.
Lời giải chi tiết:
Có sự khác nhau trong cách sơ cứu chảy máu mao mạch, tĩnh mạch và động mạch vì: mỗi dạng mạch máu khi bị tổn thương có đặc điểm chảy máu khác nhau:
Ở động mạch, máu chảy nhiều, tốc độ nhanh, có thể chảy thành tia. Ở tĩnh mạch, máu chảy nhiều, tốc độ máu chảy chậm hơn so với tổn thương động mạch. Ở mao mạch, máu sẽ chảy ít, chậm.=> Do đó, tùy từng dạng chảy máu khác nhau mà có cách xử lí khác nhau.
CH3:
Tại sao vị trí đặt garo lại ở phía trên vết thương mà không phải phía dưới vết thương?Phương pháp giải:
Cần chú ý tới vị trí của phía trên vết thương và phía dưới vết thương, chỗ nào có động mạch gần tim hơn.
Lời giải chi tiết:
Vị trí đặt garo ở phía trên vết thương mà không phải phía dưới vết thương do phía trên vết thương có động mạch gần tim hơn. Do đó, việc đặt garo ở phía trên vết thương sẽ làm ngừng sự lưu thông máu tiếp tục đến vết thương (cầm được máu)
CH tr 151
CH1:
Nhận xét việc thực hiện các thao tác của em trong mỗi bước thực hành cấp cứu người bị đột quỵPhương pháp giải:
Nghiên cứu thông tin trong SGK để nắm được các thao tác khi cấp cứu người bị đột quỵ
Lời giải chi tiết:
HS nhận xét về các thao tác khi thực hiện
CH2:
Trình bày cách nhận biết, xử lý khi gặp người có dấu hiệu đột quỵPhương pháp giải:
Nhớ lại cách nhận biết, xử lý người có dấu hiệu đột quỵ.
Lời giải chi tiết:
* Cách nhận biết người có dấu hiệu đột quỵ:
Có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, bị mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động. Có biểu hiện giảm thị lực, nhìn mờ. Có biểu hiện đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh, có thể buồn nôn hoặc nôn. Có biểu hiện tế cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó. Có biểu hiện khó phát âm, nói không rõ chữ, dính chữ, nói giọng bất thường. Có biểu hiện cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể, không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.*Cách xử lí khi gặp người có dấu hiệu đột quỵ:
Bước 1: Gọi điện thoại cấp cứu (số máy 115). Bước 2: Đặt người bệnh nằm nghiêng ở tư thế hồi sức (Quỳ xuống một bên của người bệnh, đưa tay người bệnh ở tư thế vuông góc → Kéo tay đối diện của người bệnh đặt lên má, lòng bàn tay hướng ra ngoài → Kéo chân của người bệnh co lên, để lòng bàn chân tiếp xúc với mặt đất, giữ tư thế đó và kéo người bệnh quay vào phía của bạn → Hoàn thành tư thế hồi sức). Bước 3: Gọi thêm 2 – 3 người hỗ trợ đưa người bệnh lên giường, gối đầu cao, đặt người bệnh nằm nghiêng ở tư thế hồi sức, nới lỏng quần áo. Bước 4: Đưa người bệnh đi cấp cứu. Khi đưa người bệnh đi cấp cứu cần dùng cáng hoặc giường bệnh, không dùng ghế ngồi. Di chuyển người bệnh nhẹ nhàng, không gây chấn động, chú ý nâng đầu người bệnh cao hơn chân để làm giảm nguy cơ phần đầu bị đọng máu.CH3:
Giải thích tại sao cần phải để người bệnh nằm nghiêng ở tư thế hồi sứcPhương pháp giải:
Khi hồi sức, sự lưu thông khí ở đường hô hấp khó khăn nên cần nằm nghiêng để tạo điều kiện cho hệ hô hấp.
Lời giải chi tiết:
Cần phải để người bệnh nằm nghiêng ở tư thế hồi sức để đảm bảo được sự lưu thông đường hô hấp vì giúp lưỡi không tụt về phía sau gây tắc nghẽn đường thở và tránh sặc chất nôn vào đường thở.
CH4:
Giải thích tại sao khi di chuyển người bệnh cần để người bệnh ở tư thế nằm và cần nhẹ nhàng, ít gây chấn động.Phương pháp giải:
Người bệnh khi di chuyển cần ở tư thế nằm và cần nhẹ nhàng, ít chấn động để hạn chế làm ngã bệnh nhân và hạn chế đau đớn, khó chịu.
Lời giải chi tiết:
Khi di chuyển người bệnh cần để người bệnh ở tư thế nằm và cần nhẹ nhàng, ít gây chấn động vì:
Việc đặt người bệnh ở tư thế nằm sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ làm ngã bệnh nhân và cũng giúp việc di chuyển được dễ dàng hơn khi mà các bệnh nhân đột quỵ thường có biểu hiện khó khăn trong vận động. Việc di chuyển cần nhẹ nhàng, ít chấn động sẽ giúp bệnh nhân khỏi bị đau đớn và khó chịu hơn, đồng thời, tránh được những nguy cơ như chấn thương, đọng máu ở phần đầu,…CH5:
Giá trị huyết áp của em là bao nhiêu?Phương pháp giải:
Tiến hành đo huyết áp và ghi kết quả
Lời giải chi tiết:
HS tiến hành đo và ghi huyết áp của bản thân
CH6:
Vì sao người cao tuổi nên đo huyết áp thường xuyên?Phương pháp giải:
Hệ tuần hoàn của người cao tuổi thường bị lão hóa → Dẫn đến nhiều bệnh lý phức tạp.
Lời giải chi tiết:
Người cao tuổi nên đo huyết áp thường xuyên bởi hệ tuần hoàn của người cao tuổi thường bị lão hóa dẫn theo nhiều bệnh lí phức tạp bên trong cơ thể điển hình như bệnh cao huyết áp.
Vì thế, việc đo huyết áp thường xuyên cho người cao tuổi giúp kiểm tra, theo dõi sức khỏe; phát hiện sớm và điều trị hiệu quả bệnh; hạn chế những tai biến nguy hiểm do bệnh gây ra.
CH tr 143
MĐ:
Em hãy ngồi yên lặng, đặt ngón tay trỏ và ngón tay giữa lên cổ hoặc cổ tay (hình 30.1). Em cảm nhận được hiện tượng gì? Giải thích vì sao có hiện tượng đó.Phương pháp giải
Tiến hành các thao tác và nêu hiện tượng
Lời giải chi tiết
Khi đặt ngón tay trỏ và ngón tay giữa lên cổ hoặc cổ tay, em cảm nhận được sự hoạt động liên tục ở các vùng da này. Hiện tượng này có do các mạch của cơ thể đang hoạt động
CH tr 144
CH1:
Quan sát hình 30.2, nêu một số đặc điểm cấu tạo và chức năng của các thành phần máu theo gợi ý ở bảng 30.1
Phương pháp giải
Quan sát hình vẽ và nêu được cấu tạo của máu gồm có các thành phần: huyết tương và các tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu)
Lời giải chi tiết
Một số đặc điểm cấu tạo và chức năng của thành phần máu:
Thành phần của máu
Đặc điểm cấu tạo
Chức năng
Huyết tương
Gồm nước và chất dinh dưỡng, chất hòa tan khác
Có vai trò trong vận chuyển các chất
Tiểu cầu
Không nhân
Tham gia vào quá trình đông máu
Bạch cầu
Có nhân, không màu
Tham gia bảo vệ cơ thể
Hồng cầu
Hình đĩa, lõm 2 mặt, không nhân, màu đỏ
Tham gia vận chuyển chất khí (CO2, O2)
CH2:
Quan sát hình 30.3 và giải thích tại sao nói viêm là phản ứng miễn dịchPhương pháp giải
Hiểu được cơ chế phản ứng miễn dịch, từ đó giải thích được câu hỏi
Lời giải chi tiết
Miễn dịch là khả năng cơ thể nhận diện và ngăn cản sự xâm nhập của mầm bệnh (virus, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng) đồng thời chống lại mầm bệnh khi nó đã xâm nhập vào cơ thể
Viêm là phản ứng miễn dịch bởi khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, cơ thể sẽ tiêu diệt mầm bệnh bằng bằng cách thực bào của bạch cầu, tạo ổ viêm sinh kháng thể.
CH3:
Quan sát hình 30.5 và cho biết tên các loại kháng nguyên, kháng thể ở mỗi nhóm máu A, B, AB và O
Phương pháp giải
Mỗi nhóm máu có loại kháng nguyên và kháng thể khác nhau
Lời giải chi tiết
Các loại kháng nguyên, kháng thể ở mỗi nhóm máu được thể hiện trong bảng sau:
Nhóm máu A
Nhóm máu B
Nhóm máu AB
Nhóm máu O
Kháng nguyên
Kháng nguyên A
Kháng nguyên B
Kháng nguyên A, B
Không có kháng nguyên
Kháng thể
Kháng thể anti-B
Kháng thể anti-A
Không có kháng thể anti-A và anti-B
Kháng thể anti-A, Kháng thể anti-B
CH4:
Người bị sốt xuất huyết có thể bị giảm tiểu cầu nghiêm trọng. Điều gì xảy ra nếu cơ thể thiếu tiểu cầuPhương pháp giải
Nhớ lại chức năng của tiểu cầu trong cơ thể
Lời giải chi tiết
Khi bị sốt xuất huyết gây nên thiếu tiểu cầu. Trong cơ thể, tiểu cầu có chức năng tham gia vào quá trình đông máu. Vì vậy, khi thiếu tiểu cầu, cơ thể không đông máu được
CH tr 146
CH1:
Quan sát hình 30.8:
a) Nêu tên và chức năng các cơ quan của hệ tuần hoàn
b) Mô tả đường đi của máu trong hai vòng tuần hoàn: vòng tuần hoàn nhỏ (vòng tuần hoàn phổi) và vòng tuần hoàn lớn (vòng tuần hoàn cơ thể)
Phương pháp giải
Nắm được các cơ quan và chức năng của hệ tuần hoàn, từ đó mô tả đường đi của máu theo vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ
Lời giải chi tiết
a) Hệ tuần hoàn gồm tim và hệ mạch máu, hoạt động phối hợp nhịp nhàng giúp vận chuyển máu đi khắp cơ thể
Cấu tạo
Chức năng
Tim
Co dãn đều đặn, liên tục, giúp đẩy máu ra động mạch và hút máu từ tĩnh mạch về tim
Hệ mạch
Động mạch
Dẫn máu từ tim đến các mao mạch và các tế bào
Tĩnh mạch
Dẫn máu từ các mao mạch về tim
Mao mạch
Là nơi thực hiện trao đổi chất (dinh dưỡng, chất thải), khí (O2, CO2) giữa máu và tế bào của cơ thể
b) Đường đi của máu:
- Vòng tuần hoàn nhỏ: máu đỏ thẫm đi từ tâm thất phải đi theo động mạch phổi đến phổi, thải CO2 và nhận O2, máu trở thành máu đỏ tươi theo tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái
- Vòng tuần hoàn lớn: Máu đỏ tươi từ tâm thất trái theo động mạch chủ đến các cơ quan. Cung cấp O2 và chất dinh dưỡng, nhận CO2 và chất bã, máu trở thành máu đỏ thẫm theo tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới trở về tâm nhĩ phải
CH2:
Nêu ý nghĩa thông tin về nhóm máu trong sổ khám sức khỏePhương pháp giải
Nhóm máu là sự phân loại máu dựa trên sự khác biệt về kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết tương của mỗi người. Khi biết thông tin về nhóm máu trong sổ khám sức khỏe giúp ta hiểu trong việc truyền máu
Lời giải chi tiết
Hệ nhóm máu ABO gồm 4 nhóm máu: A, B, AB, O
Khi truyền khác nhóm máu có thể sẽ xảy ra hiện tượng phá hủy hồng cầu gây nguy hiểm đến tính mạng người nhận máu. Do đó, khi truyền máu, lựa chọn tối ưu nhất là truyền cùng nhóm máu. Chính vì vậy, thông tin về nhóm máy trong sổ khám sức khỏe giúp chúng ta có lựa chọn đúng đắn nhất, tránh ảnh hưởng tới cơ thể.
CH3:
Những người thân trong gia đình em đã thực hiện được và chưa thực hiện được những biện pháp nào để phòng tránh các bệnh liên quan đến máu và hệ tuần hoànPhương pháp giải
Chú ý những biện pháp để phòng tránh các bệnh liên quan đến máu và hệ tuần hoàn
Lời giải chi tiết
Những người thân trong gia đình em đã thực hiện được những biện pháp trong việc ăn uống điều độ, có các biện pháp để tiêu diệt muỗi, phòng chống bệnh sốt rét và sốt xuất huyết.
CH tr 147
CH1:
Nêu tên, nguyên nhân của một số bệnh về máu và hệ tuần hoànPhương pháp giải
Để bảo vệ hệ tuần hoàn khỏe mạnh cần thực hiện chế độ dinh dưỡng và những lối sống lành mạnh. Từ đó nắm được nguyên nhân của một số bệnh về máu và hệ tuần hoàn để hạn chế mắc bệnh.
Lời giải chi tiết
Tên, nguyên nhân của một số bệnh về máu và hệ tuần hoàn là:
Tên bệnh
Nguyên nhân
Bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch
Do có chế độ ăn nhiều muối, đường, chất béo; lối sống ít vận động, sử dụng nhiều chất kích thích
Bệnh thiếu hồng cầu
Do khẩu phần ăn thiếu sắt, folic acid, vitamin B12
Bệnh sốt rét
Do muỗi Anopheles truyền kí sinh
CH tr 137
MĐ: Trong các loại thức ăn em thích, thức ăn nào em nên ăn thường xuyên, thức ăn nào em nên hạn chế ăn? Vì sao?
Phương pháp giải
Hàng ngày, em có được ăn nhiều món ăn không? Những món ăn có đủ các chất dinh dưỡng không? Từ đó, em hãy xem những món ăn nào em nên hạn chế ăn?
Lời giải chi tiết
Trong các loại thức ăn em thích, thức ăn em nên ăn thường xuyên là các loại lương thực và rau củ quả chín; thức ăn em nên hạn chế ăn bao gồm các nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo như: dầu, mỡ, vừng, lạc, ...
CH: Quan sát hình 29.1, qua quá trình tiêu hóa, những chất dinh dưỡng trong súp lơ xanh được biến đổi thành những chất gì để tế bào và cơ thể có thể hấp thụ được?
Phương pháp giải
Quan sát hình và nêu được các chất dinh dưỡng cần thiết
Lời giải chi tiết
Qua quá trình tiêu hóa, những chất dinh dưỡng trong súp lơ xanh được biến đổi thành đường đơn, glycerol và acid béo, amino acid, vitamin, chất khoáng, nước để tế bào và cơ thể có thể hấp thụ được.
CH tr 138
CH 2. Quan sát hình 29.2:
a) Nêu thông tin về các loại chất dinh dưỡng có trong một chiếc bánh
b) Thông tin trong bảng có ý nghĩa gì đối với người tiêu dùng
Phương pháp giải
Những loại thực phẩm được đóng gói, trên bao bì thường có bảng thông tin dinh dưỡng (nutrition information). Đọc thông tin dinh dưỡng trong bảng của hộp bánh để nắm được thành phần chất dinh dưỡng
Lời giải chi tiết
a) Thông tin về các loại chất dinh dưỡng có trong một chiếc bánh:
Chất béo: 6g
Cholesterol: 4mg
Sodium: 160mg
Carbohydrat: 19g
Chất xơ: 1g
Đường: 5g
Chất đạm: 2g
Vitamin D: 0,6mcg
Canxi: 26mg
b) Thông tin trong bảng đó có ý nghĩa giúp cho người dùng có thể lựa chọn sử dụng các loại thực phẩm phù hợp.
LT 1: Hãy sưu tầm một số bao bì thực phẩm, trong đó có bao bì của loại thực phẩm em thường ăn và cho biết các thông tin của sản phẩm theo gợi ý trong bảng 29.1
Phương pháp giải
Vận dụng hiểu biết đời sống.Lời giải chi tiết:
LT 2. Theo em trong các sản phẩm trên, sản phẩm nào nên ăn thường xuyên, sản phẩm nào nên ăn hạn chế? Vì sao?
Lời giải chi tiết:
Theo em, có thể ăn hạt granola thường xuyên và nên hạn chế ăn bim bim và bánh ngọt. Vì trong các loại hạt có chứa lượng dinh dưỡng và khoáng chất cao, có lợi cho sức khỏe; còn trong bim bim và bánh ngọt chứa nhiều muối và đường, không tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa.
CH tr 139
LT 3: Quan sát bảng 29.2 và 29.3, cho biết:
a) Trong một ngày, một người nên bổ sung cho cơ thể những nhóm chất dinh dưỡng nào?
b) Loại thực phẩm nào cần được ăn nhiều nhất, loại nào ăn ít nhất? Vì sao?
Phương pháp giải
Cần nắm được nhóm chất có trong từng loại thực phẩm để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể
Lời giải chi tiết
a)Trong một ngày, một người nên bổ sung cho cơ thể những nhóm chất dinh dưỡng gồm:
Nhóm chứa đường, muối
Nhóm chứa dầu, mỡ
Nhóm sữa và các sản phẩm từ sữa
Nhóm thịt, thủy sản, trứng, đậu, đỗ
Nhóm rau, củ, quả
Nhóm ngũ cốc
b) Loại thực phẩm được ăn nhiều nhất là loại thực phẩm ngũ cốc.
Loại thực phẩm được ăn ít nhất là nhóm thực phẩm chứa dầu mỡ
CH tr 141
CH 3. Quan sát hình 29.3, nêu chức năng từng cơ quan của hệ tiêu hóa. Các cơ quan này phối hợp hoạt động trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng như thế nào?
Phương pháp giải
Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết
LT 4. Ở cơ quan nào, thức ăn vừa được tiêu hóa cơ học, vừa được tiêu hóa hóa học?
Phương pháp giải
Nắm được chức năng và các giai đoạn của quá trình tiêu hóa.
Lời giải chi tiết
Hệ tiêu hóa ở người gồm ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa. Thức ăn di chuyển qua ống tiêu hóa, trải qua quá trình tiêu hóa cơ học (thực ăn được nghiền nhỏ, đảo trộn) và tiêu hóa hóa học (thức ăn được biến đổi nhờ sự xúc tác của enzyme) thành các chất đơn giản.
→ Ở dạ dày, thức ăn vừa được tiêu hóa cơ học, vừa được tiêu hóa hóa học. Tiêu hóa cơ học dựa trên sự co bóp của dạ dày. Tiêu hóa hóa học qua quá trình xúc tác của enzyme pepsin có trong dạ dày.
CH 4. Nêu một số nguyên nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm
Phương pháp giải
An toàn vệ sinh thực phẩm là các điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo thực phẩm không gây hại đến sức khỏe của con người
Lời giải chi tiết
Một số nguyên nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm là:
Nguy cơ từ những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như rau, củ, trái cây do sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình trồng trọt của người dân.
Nguy cơ từ động vật: sử dụng thức ăn cho động vật, gia súc hay gia cầm là những thức ăn công nghiệp. Mà trong đó có chứa rất nhiều hàm lượng chất kháng sinh, chất bảo quản.
Môi trường nuôi trồng cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm, ví dụ như quá gần với những nhà máy, xí nghiệp lớn, môi trường có nhiều tác động ô nhiễm… sẽ có thể bị ảnh hưởng bởi khói bụi, không khí hay ô nhiễm nguồn nước → ô nhiễm nguồn thực phẩm chăn nuôi, trồng trọt.
Do quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm.
LT 5. Nêu thêm một số biện pháp giữ an toàn vệ sinh thực phẩm trong khâu sản xuất, vận chuyển, bảo quản, sử dụng và chế biến.
Phương pháp giải
Nắm được các biện pháp giữ an toàn vệ sinh thực phẩm trong khâu sản xuất, vận chuyển, bảo quản, sử dụng và chế biến
Lời giải chi tiết
Một số biện pháp giữ an toàn vệ sinh thực phẩm trong:
*Khâu sản xuất: cần tuân theo tiêu chuẩn kĩ thuật nghiêm ngặt như không lạm dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học hoặc thức ăn tăng trọng, vệ sinh chuồng trại…Quá trình sản xuất không gây ô nhiễm môi trường
*Vận chuyển và bảo quản: cần phân loại, đóng gói thực phẩm, lựa chọn các phương pháp vận chuyển và bảo quản thực phẩm phù hợp. Các phương pháp bảo quản như phơi khô, bảo quản lạnh, lên men,...
*Sử dụng và chế biến: Chọn thực phẩm tươi và an toàn. Chế biến thực phẩm cần bảo đảm hợp vệ sinh như: ngâm, rửa kĩ, nấu chín,...
CH tr 142
CH 5. Nêu tên, nguyên nhân và biện pháp phòng một số bệnh về tiêu hóa
Phương pháp giải
Nắm được thông tin về một số bệnh tiêu hóa, từ đó có những biện pháp phù hợp
Lời giải chi tiết
Một số bệnh lây qua đường tiêu hoá thường gặp là: tiêu chảy, tả, lị,...
Nguyên nhân gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hoá: do vệ sinh ăn uống kém, vệ sinh môi trường kém,...
Để phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá cần :
Giữ vệ sinh ăn uống: Thực hiện ăn sạch, uống sạch (thức ăn phải rửa sạch, nấu chín; đồ dùng nấu ăn, bát, đũa sạch; uống nước đã đun sôi,...); Không ăn các loại thức ăn ôi, thiu, chưa chín; không ăn cá sống, thịt sống; không uống nước lã.
Giữ vệ sinh cá nhân: Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi đại tiểu tiện.
Giữ vệ sinh môi trường: Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; thường xuyên làm vệ sinh sạch sẽ nơi đại tiểu tiện, chuồng gia súc, gia cầm. Xử lí phân, rác đúng cách, không sử dụng phân chưa ủ kĩ để bón ruộng, tưới cây.
Diệt ruồi.
VD 1. Trình bày các phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm gia đình em thường sử dụng. Trong đó, phương pháp nào an toàn? Phương pháp nào có thể gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm? Vì sao?
Phương pháp giải
Cần biết và áp dụng được các phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm để nắm được phương pháp nào là an toàn, phương pháp nào gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm
Lời giải chi tiết
Các phương pháp bảo quản thực phẩm mà gia đình em đã sử dụng là:
Ướp lạnh Ngâm đường Hút chân không Muối chuaChế biến thực phẩm bằng nhiệt: luộc
Trong các phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt nêu trên, theo em, phương pháp luộc có nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm
Giải thích: Theo em nghĩ, nếu không rửa kĩ các loại rau củ quả và không ngâm rửa trước khi luộc sẽ gây nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
VD 2. Em và những người thân trong gia đình thường thực hiện biện pháp nào để bảo vệ đường tiêu hóa?
Phương pháp giải
Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và xây dựng lối sống lành mạnh giúp phòng các bệnh về tiêu hóa
Lời giải chi tiết
Em và những người thân trong gia đình thường thực hiện biện pháp để bảo vệ đường tiêu hóa:
Ăn chín uống sôi
Ăn đủ bữa
Bổ sung men tiêu hóa cho đường ruột
CH tr 131
MĐ: Vận động viên nâng được mức tạ lên đến hàng trăm kilogam (hình 28.1) là nhờ những cơ quan nào? Em hãy nâng một vật vừa sức rồi chỉ ra sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tham gia thực hiện động tác đó.
Phương pháp giải:
Quan sát sự cử động của cơ thể khi vận động viên nâng tạ
Lời giải chi tiết:
Vận động viên nâng được mức tạ lên đến hàng trăm kilogam là nhờ sự cử động của tay và chân
Khi nâng một vật vừa sức, các cơ quan có sự phối hợp chặt chẽ với nhau. Lực của tay giúp ta nâng vật, các cơ ở ngón tay giúp ta có thể cầm nắm. Các cơ ở chân giúp ta đứng vững, giữ cơ thể cân bằng
CH 1: Quan sát hình 28.2 và cho biết hệ vận động gồm những cơ quan nào?
Phương pháp giải
Quan sát hình, nắm được các cơ quan của hệ vận động.
Lời giải chi tiết:
Hệ vận động gồm các cơ quan:
Cơ vân: là cơ bám vào xương, hoạt động theo ý muốn, có chức năng vận động, dự trữ và sinh nhiệt
Xương: có chức năng vận động, nâng đỡ cơ thể, bảo vệ các nội quan, sinh ra các tế bào máu, dự trữ và cân bằng chất khoáng
Khớp: là bộ phận kết nối các xương trong cơ thể với nhau, giữ vai trò hỗ trợ cho các chuyển động của cơ thể
CH tr 132
CH 2. Quan sát hình 28.3, cho biết sự phù hợp của cấu tạo và chức năng của xương đùi.
Phương pháp giải:
Nhớ lại đặc điểm cấu trúc của xương phù hợp với chức năng
Lời giải chi tiết:
Sự phù hợp của cấu tạo và chức năng của xương đùi được thể hiện: ở đầu xương có mô xương xốp gồm các tế bào xương tạo thành các nan xương sắp xếp theo hình vòng cung có tác dụng phân tán lực tác động; phần thân xương có mô xương cứng gồm các tế bào xương sắp xếp đồng tâm làm tăng khả năng chịu lực của xương.
Xương 1: để nguyên.
Xương 2: ngâm trong dung dịch HCl 10% khoảng 15 phút.
Xương 3: đốt trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi không còn thấy khói bay lên.
Tiến hành thí nghiệm, sau đó uốn cong xương, bóp nhẹ đầu xương và quan sát hiện tượng. Kết quả thí nghiệm thể hiện ở bảng 28.1:
Vận dụng kiến thức về phản ứng của acid, phản ứng cháy và thành phần hóa học của xương, giải thích kết quả thí nghiệm.
Phương pháp giải
Nắm được thành phần và cấu tạo của xương
Lời giải chi tiết
- Xương giòn ra (cứng), dễ gãy.
- Bóp nhẹ → xương vỡ vụn ra.
- Giải thích kết quả thí nghiệm: xương được cấu tạo chất hữu cơ và chất khoáng chủ yếu là canxi → xương vừa chắc chắn mà vẫn dẻo dai do chất khoáng Ca tăng tính bền chắc, chất hữu cơ tăng tính mềm dẻo. Tỉ lệ 2 chất này khác nhau theo độ tuổi giúp xương có tính chất khác nhau phù hợp tuổi.
CH tr 133
CH 3. Nêu tên, vị trí một khớp trong cơ thể. Cho biết khớp đó thuộc loại khớp gì và chức năng của nó.
Phương pháp giải:
Trong cơ thể có 3 loại khớp: Khớp bất động, khớp động, khớp bán động
Lời giải chi tiết:
Các xương ở hộp sọ liên kết với nhau bằng khớp bất động phù hợp với chức năng bảo vệ não, cơ quan thị giác, thính giác
Các xương đốt sống liên kết với nhau bằng khớp bán động nên cột sống có thể cử động ở mức độ nhất định và bảo vệ tủy sống
CH 4. Quan sát hình 28.5, nêu cấu tạo của một bắp cơ. Từ đó, chỉ ra sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của cơ trong vận động.
Phương pháp giải:
Quan sát hình và nắm được cấu tạo của bắp cơ.
Lời giải chi tiết:
Cấu tạo của bắp cơ gồm nhiều bó sợi cơ, một bó sợi cơ gồm nhiều sợi cơ. Một sợi cơ gồm nhiều tơ cơ
Trong bắp cơ, các tơ cơ nằm song song theo chiều dọc của sợi cơ. Tơ cơ có khả năng thay đổi chiều dài dẫn đến sự co, dãn của bắp cơ
CH tr 134
CH 5. Quan sát hình 19.7a, trang 96 và dựa vào nguyên tắc đòn bẩy, cho biết cơ, xương, khớp phối hợp với nhau như thế nào khi ta nâng một quả tạ.
Phương pháp giải
Quan sát hình vẽ và nêu được sự phối hợp hoạt động của cơ-xương-khớp
Lời giải chi tiết
Khi ta nâng một quả tạ, nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh, cơ co dãn, phối hợp cùng sự hoạt động của các khớp làm xương chuyển động. Sự sắp xếp của cơ, xương, khớp hình thành nên cấu trúc có dạng đòn bẩy. Trong, khớp hình thành nên điểm tựa, tạo sự co cơ tạo nên lực kéo làm xương di chuyển tạo sự vận động của cơ thể.
LT: Dựa vào nguyên tắc đòn bẩy, xác định điểm tựa, lực và trọng lực khi cơ thể ngửa đầu hoặc kiễng chân.
Phương pháp giải:
Hiểu biết thực tiễn.
Lời giải chi tiết:
CH 6. Quan sát hình 28.6 và cho biết tập thể dục, thể thao có ý nghĩa như thế nào đối với sức khỏe và hệ vận động. Giải thích.
Phương pháp giải
Tập thể dục, thể thao vừa sức, đều đặn giúp nâng cao sức khỏe nói chung và sức khỏe của hệ vận động nói riêng. Từ đó biết được ý nghĩa của tập thể dục, thể thao
Lời giải chi tiết
Ý nghĩa của tập thể dục, thể thao và giải thích:
VD: Lập kế hoạch luyện tập một môn thể dục, thể thao cho bản thân nhằm nâng cao thể lực và có thể hình cân đối.
Phương pháp giải
Nhằm nâng cao thể lực và có thể hình cân đối, ta cần có kế hoạch luyện tập thể dục, thể thao cho bản thân
Lời giải chi tiết
Tham khảo cách lập kế hoạch luyện tập môn thể thao đạp xe theo bảng dưới đây:
CH tr 135
CH 7. Nêu nguyên nhân và cách phòng tránh một số bệnh, tật liên quan đến hệ vận động
Phương pháp giải
Các bệnh về hệ vận động gây nên tổn thương cho cấu trúc của cơ, xương, khớp, gân và dây chằng
Lời giải chi tiết
Nguyên nhân và cách phòng tránh một số bệnh, tật liên quan đến hệ vận động:
Loãng xương do cơ thể thiếu calcium và vitamin D; tuổi cao; thay đổi hormone, …Loãng xương làm cho xương giòn, dễ gãy
Bong gân, trật khớp, gãy xương do bị chấn thương khi thể thao, tai nạn trong sinh hoạt, bê vác vật nặng quá sức, vận động sai tư thế
Viêm cơ do nhiễm khuẩn khi bị tổn thương trên da, dụng cụ tiêm truyền, châm cứu, phẫu thuật không đảm bảo vô trùng
Viêm khớp do nhiễm khuẩn tại khớp, rối loạn chuyển hóa, thừa cân, béo phì,...
Cách phòng tránh:
Duy trì chế độ ăn đủ chất và cân đối, bổ sung vitamin và các khoáng chất thiết yếu
Vận động đúng cách
Tắm nắng
Đi, đứng, ngồi đúng tư thế, điều chỉnh cân nặng phù hợp
Tránh những thói quen ảnh hưởng không tốt đến hệ vận động (mang vật nặng một bên)