[Bài tập trắc nghiệm Toán Lớp 2 Cánh diều] Trắc nghiệm Bảng trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 Toán 2 Cánh diều

Hướng dẫn học bài: Trắc nghiệm Bảng trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 Toán 2 Cánh diều - Môn Toán học lớp 2 Lớp 2. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách 'Bài tập trắc nghiệm Toán Lớp 2 Cánh diều Lớp 2' được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.

Đề bài

Câu 1 :

Tính:  16 – 6 – 6 = ...

Số thích hợp điền vào chỗ trống là:

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 2 :

Tính nhẩm:  17 – 9 = ...

A. 6

B. 7

C. 8

D. 9

Câu 3 :

Điền số thích hợp vào ô trống.

14 – 7 = 

Câu 4 :

Điền số thích hợp vào ô trống.

14 – 

 = 6

Câu 5 :

Bạn Hà viết “ 12 – 5 = 6”. Hỏi bạn Hà viết đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 6 :

Nối phép tính với kết quả của phép tính đó.

17 – 9

11 – 6

14 – 4

13 – 7

5

6

8

10

Câu 7 :

Cho bảng sau:

Các số điền vào ô có dấu “?” từ trái sang phải lần lượt là 

 ; 

 ; 

Câu 8 :

Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ trống.

14 – 6 ... 7

A. >

B. <

C. =

Câu 9 :

Điền dấu thích hợp (>, <, =) vào ô trống.

16 – 7 

 13 – 4

Câu 10 :

Ngôi sao nào ghi phép tính nào có kết quả bé nhất?

A. 

B. 

C. 

D. 

Câu 11 :

Sắp xếp các phép tính theo thứ tự kết quả từ bé đến lớn.

13 – 8

10 – 6

18 – 9

16 – 8

Câu 12 :

Tính:  17 – 6 – 5.

A. 5

B. 6

C. 11

D. 16

Câu 13 :

Điền số thích hợp vào ô trống.

14 – 6 + 2 = 

Câu 14 :

Nam gấp được 16 cái thuyền. Mi gấp được 9 cái thuyền. Hỏi Nam gấp được nhiều hơn Mi bao nhiêu cái thuyền?

A. 4 cái thuyền

B. 5 cái thuyền

C. 6 cái thuyền

D. 7 cái thuyền

Câu 15 :

Điền số thích hợp vào ô trống.

Câu 16 :

Điền số thích hợp vào ô trống.

Lấy tổng của số chẵn lớn nhất có một chữ số và 6 trừ đi hiệu của số lẻ nhỏ nhất có hai chữ số và 5 ta được kết quả là 

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tính:  16 – 6 – 6 = ...

Số thích hợp điền vào chỗ trống là:

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Đáp án

B. 4

Phương pháp giải :

Thực hiện các phép tính lần lượt từ trái sang phải.

Lời giải chi tiết :

Ta có: 16 – 6 – 6 = 10 – 6 = 4.

Chọn B.

Câu 2 :

Tính nhẩm:  17 – 9 = ...

A. 6

B. 7

C. 8

D. 9

Đáp án

C. 8

Phương pháp giải :

Tính nhẩm giá trị các phép tính dựa vào bảng trừ hoặc dựa vào các cách đã học ở các bài trước (tách số hoặc đếm bớt 9 (đếm lùi 9)).

Lời giải chi tiết :

Ta có: 17 – 9 = 8.

Chọn C.

Câu 3 :

Điền số thích hợp vào ô trống.

14 – 7 = 

Đáp án

14 – 7 = 

Phương pháp giải :

Tính nhẩm giá trị các phép tính dựa vào bảng trừ hoặc dựa vào các cách đã học ở các bài trước (tách số hoặc đếm bớt 7 (đếm lùi 7)).

Lời giải chi tiết :

Ta có: 14 – 7 = 7.

Vậy số thích hợp điền vào ô trống là 7.

Câu 4 :

Điền số thích hợp vào ô trống.

14 – 

 = 6

Đáp án

14 – 

 = 6

Phương pháp giải :

Dựa vào bảng trừ đã học, nhẩm 14 trừ đi số nào thì được 6 rồi điền số thích hợp vào ô trống.

Lời giải chi tiết :

Ta có: 14 – 8 = 6.

Vậy số thích hợp điền vào ô trống là 8.

Câu 5 :

Bạn Hà viết “ 12 – 5 = 6”. Hỏi bạn Hà viết đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Tính nhẩm giá trị phép tính đã cho dựa vào bảng trừ hoặc dựa vào các cách đã học ở các bài trước (tính bằng cách đếm bớt (đếm lùi) hoặc tách số), từ đó xác định tính đúng sai của câu đã cho.

Lời giải chi tiết :

Ta có: 12 – 5 = 7. Do đó bạn Hà viết “12 – 5 = 6” là sai.

Chọn đáp án “Sai”.

Câu 6 :

Nối phép tính với kết quả của phép tính đó.

17 – 9

11 – 6

14 – 4

13 – 7

5

6

8

10

Đáp án

17 – 9

8

11 – 6

5

14 – 4

10

13 – 7

6

Phương pháp giải :

Tính nhẩm giá trị các phép tính rồi nối với kết quả tương ứng ở cột bên phải.

Lời giải chi tiết :

Ta có:

17 – 9 = 8                                11 – 6 = 5

14 – 4 = 10                              13 – 7 = 6

Vậy ta nối phép tính với kết quả tương ứng như sau:

Câu 7 :

Cho bảng sau:

Các số điền vào ô có dấu “?” từ trái sang phải lần lượt là 

 ; 

 ; 

Đáp án

Các số điền vào ô có dấu “?” từ trái sang phải lần lượt là 

 ; 

 ; 

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức: Số bị trừ – Số trừ = Hiệu.

Lời giải chi tiết :

Ta có:              11 – 7 = 4

14 – 5 = 9                      17 – 9 = 8.

Hay ta có kết quả như sau:

Vậy các số điền vào ô có dấu “?” từ trái sang phải lần lượt là: 4; 9; 8.

Câu 8 :

Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ trống.

14 – 6 ... 7

A. >

B. <

C. =

Đáp án

A. >

Phương pháp giải :

Tính nhẩm kết quả phép tính ở vế trái, sau đó so sánh kết quả với 7 rồi chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ trống.

Lời giải chi tiết :

Ta có: 14 – 6 = 8.

Mà: 8 > 7.

Vậy:  14 – 6  >  7.

Chọn A.

Câu 9 :

Điền dấu thích hợp (>, <, =) vào ô trống.

16 – 7 

 13 – 4

Đáp án

16 – 7 

 13 – 4

Phương pháp giải :

Tính giá trị hai vế rồi so sánh kết quả với nhau, từ đó điền được dấu thích hợp vào ô trống.

Lời giải chi tiết :

Ta có:

16 – 7 = 9;                     13 – 4 = 9

Mà: 9 = 9.

Vậy:  16 – 7  =  13 – 4.

Dấu thích hợp điền vào ô trống là =.

Câu 10 :

Ngôi sao nào ghi phép tính nào có kết quả bé nhất?

A. 

B. 

C. 

D. 

Đáp án

D. 

Phương pháp giải :

Tính nhẩm phép tính ghi trên mỗi ngôi sao, so sánh kết quả rồi tìm phép tính có kết quả bé nhất.

Lời giải chi tiết :

Ta có:

16 – 7 = 9                                11 – 6 = 5

15 – 8 = 7                                12 – 8 = 4

Mà: 9 > 7 > 5 > 4.

Vậy phép tính có kết quả bé nhất là 12 – 8, hay ngôi sao ghi phép tính có kết quả bé nhất là ngôi sao màu xanh lá cây.

Chọn D.

Câu 11 :

Sắp xếp các phép tính theo thứ tự kết quả từ bé đến lớn.

13 – 8

10 – 6

18 – 9

16 – 8

Đáp án

10 – 6

13 – 8

16 – 8

18 – 9

Phương pháp giải :

Tính nhẩm các phép tính, so sánh kết quả rồi sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn.

Lời giải chi tiết :

Ta có:

13 – 8 = 5                                10 – 6 = 4

18 – 9 = 9                                16 – 8 = 8

Mà: 4 < 5 < 8 < 9.

Vậy các phép tính sắp xếp theo thứ tự kết quả từ bé đến lớn như sau:

10 – 6 ;  13 – 8 ;  16 – 8 ;  18 – 9.

Câu 12 :

Tính:  17 – 6 – 5.

A. 5

B. 6

C. 11

D. 16

Đáp án

B. 6

Phương pháp giải :

Thực hiện các phép tính lần lượt từ trái sang phải.

Lời giải chi tiết :

Ta có: 17 – 6 – 5 = 11 – 5 = 6.

Chọn B.

Câu 13 :

Điền số thích hợp vào ô trống.

14 – 6 + 2 = 

Đáp án

14 – 6 + 2 = 

Phương pháp giải :

Thực hiện các phép tính lần lượt từ trái sang phải.

Lời giải chi tiết :

Ta có: 14 – 6 + 2 = 8 + 2 = 10.

Vậy số thích hợp điền vào ô trống là 10.

Câu 14 :

Nam gấp được 16 cái thuyền. Mi gấp được 9 cái thuyền. Hỏi Nam gấp được nhiều hơn Mi bao nhiêu cái thuyền?

A. 4 cái thuyền

B. 5 cái thuyền

C. 6 cái thuyền

D. 7 cái thuyền

Đáp án

D. 7 cái thuyền

Phương pháp giải :

Để tìm số cái thuyền Nam gấp được nhiều hơn Mi ta lấy số thuyền Nam gấp được trừ đi số thuyền Mi gấp được.

Lời giải chi tiết :

Nam gấp được nhiều hơn Mi số cái thuyềnlà:

16 – 9 = 7 (cái thuyền)

Đáp số: 7 cái thuyền.

Chọn D.

Câu 15 :

Điền số thích hợp vào ô trống.

Đáp án

Phương pháp giải :

Thực hiện các phép tính lần lượt từ trái sang phải.

Lời giải chi tiết :

Ta có:    15 – 8 = 7

             7 + 6 = 13

            13 – 9 = 4

Hay ta có kết quả như sau:

Vậy các số điền vào ô trống từ trái sang phải lần lượt là: 7; 13; 4.

Câu 16 :

Điền số thích hợp vào ô trống.

Lấy tổng của số chẵn lớn nhất có một chữ số và 6 trừ đi hiệu của số lẻ nhỏ nhất có hai chữ số và 5 ta được kết quả là 

Đáp án

Lấy tổng của số chẵn lớn nhất có một chữ số và 6 trừ đi hiệu của số lẻ nhỏ nhất có hai chữ số và 5 ta được kết quả là 

Phương pháp giải :

- Tìm số chẵn lớn nhất có một chữ số rồi tìm tổng của số đó với 6.

- Tìm số lẻ nhỏ nhất có hai chữ số rồi tìm hiệu của số đó với 5.

- Thực hiện phép trừ với hai kết quả vừa tìm được.

Lời giải chi tiết :

Số chẵn lớn nhất có một chữ số là 8.

Tổng của 8 và 6 là:

          8 + 6 = 14

Số lẻ nhỏ nhất có hai chữ số là 11.

Hiệu của 11 và 5 là:

          11 – 5 = 6

Hiệu của 14 và 6 là:

          14 – 6 = 8.

Vậy lấy tổng của số chẵn lớn nhất có một chữ số và 6 trừ đi hiệu của số lẻ nhỏ nhất có hai chữ số và 5 ta được kết quả là 8.

Số thích hợp điền vào ô trống là 8.

Giải bài tập những môn khác

Môn Tiếng Anh lớp 2

Tài liệu tin học

Tài liệu Lớp 1

Tài liệu Lớp 2

Tài liệu Lớp 3

Tài liệu Lớp 4

Tài liệu Lớp 5

Trò chơi Powerpoint

Sáng kiến kinh nghiệm