[Bài tập trắc nghiệm văn Lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống] Trắc nghiệm văn 6 phân tích chi tiết Trái Đất kết nối tri thức có đáp án

Hướng dẫn học bài: Trắc nghiệm văn 6 phân tích chi tiết Trái Đất kết nối tri thức có đáp án - Môn Ngữ văn lớp 6 Lớp 6. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách 'Bài tập trắc nghiệm văn Lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Lớp 6' được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.

Đề bài

Câu 1 :

Điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu thơ sau:

(…) Có bọn xem người là quả dưa

Họ bổ, cắn người thành muôn mảnh nhỏ

(Trái Đất – Gam-da-tốp)

  • A.

    Mặt Trời

  • B.

    Vầng Trăng

  • C.

    Trái Đất

  • D.

    Sao Hôm

Câu 2 :

Trong văn bản Trái Đất, tác giả gọi Trái Đất là gì?

  • A.

    Người.

  • B.

    Trái Đất.

  • C.

    Bạn.

  • D.

    Cha.

Câu 3 :

Câu thơ “Lũ khác nhìn người như quả bóng trên sân” sử dụng biện pháp tu từ gì?

  • A.

    Nhân hóa

  • B.

    So sánh

  • C.

    Điệp từ

  • D.

    Liệt kê

Câu 4 :

Trong văn bản Trái Đất, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào khi nhắc đến Trái Đất?

  • A.

    Ẩn dụ

  • B.

    So sánh

  • C.

    Điệp từ

  • D.

    Liệt kê

Câu 5 :

Trong văn bản Trái Đất, tác giả gọi Trái Đất là “người” thể hiện điều gì?

Sự tôn thờ của tác giả dành cho Trái Đất

Thể hiện niềm tin của tác giả vào thế giới thần linh

Thể hiện sự tôn trọng, thiêng liêng hóa Trái Đất

Câu 6 :

Trong bài thơ Trái Đất, các từ "bổ", "cắn", "giành giật", "lao vào", "đá" được xếp vào loại từ gì?

  • A.

    Danh từ

  • B.

    Tính từ

  • C.

    Động từ

  • D.

    Phó từ

Câu 7 :

Trong bài thơ Trái Đất, thái độ tác giả đối với những kẻ hủy hoại Trái Đất là gì?

  • A.

    Sợ hãi

  • B.

    Căm phẫn

  • C.

    Ngưỡng mộ

  • D.

    Không quan tâm

Câu 8 :

Trong bài thơ Trái Đất, thái độ tác giả đối với Trái Đất là gì?

  • A.

    Sợ hãi

  • B.

    Xót xa

  • C.

    Ngưỡng mộ

  • D.

    Không quan tâm

Câu 9 :

Trong bài thơ Trái Đất, đâu không phải hành động tác giả với Trái Đất?

  • A.

    Lao vào đá.

  • B.

    Hát.

  • C.

    Lau nước mắt.

  • D.

    Rửa sạch máu.

Câu 10 :

Tình cảm nào được thể hiện rõ nét nhất trong bài thơ Trái Đất?

Sự tôn thờ của tác giả đối với các hành tinh trong tự nhiên

Tình yêu của tác giả dành cho Trái Đất và sự lên án những kẻ phá hoại môi trường sống

Sự căm phẫn của tác giả đối với bọn người phá hoại môi trường

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu thơ sau:

(…) Có bọn xem người là quả dưa

Họ bổ, cắn người thành muôn mảnh nhỏ

(Trái Đất – Gam-da-tốp)

  • A.

    Mặt Trời

  • B.

    Vầng Trăng

  • C.

    Trái Đất

  • D.

    Sao Hôm

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Trái Đất! Có bọn xem người là quả dưa

Họ bổ, cắn người thành muôn mảnh nhỏ

Câu 2 :

Trong văn bản Trái Đất, tác giả gọi Trái Đất là gì?

  • A.

    Người.

  • B.

    Trái Đất.

  • C.

    Bạn.

  • D.

    Cha.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Tác giả gọi Trái Đất là “người”

Câu 3 :

Câu thơ “Lũ khác nhìn người như quả bóng trên sân” sử dụng biện pháp tu từ gì?

  • A.

    Nhân hóa

  • B.

    So sánh

  • C.

    Điệp từ

  • D.

    Liệt kê

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại các phép tu từ đã học

Lời giải chi tiết :

Câu thơ trên sử dụng phép so sánh (như quả bóng)

Câu 4 :

Trong văn bản Trái Đất, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào khi nhắc đến Trái Đất?

  • A.

    Ẩn dụ

  • B.

    So sánh

  • C.

    Điệp từ

  • D.

    Liệt kê

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại các phép tu từ đã học

Lời giải chi tiết :

Tác giả dùng biện pháp ẩn dụ khi nói về Trái Đất.

Câu 5 :

Trong văn bản Trái Đất, tác giả gọi Trái Đất là “người” thể hiện điều gì?

Sự tôn thờ của tác giả dành cho Trái Đất

Thể hiện niềm tin của tác giả vào thế giới thần linh

Thể hiện sự tôn trọng, thiêng liêng hóa Trái Đất

Đáp án

Thể hiện sự tôn trọng, thiêng liêng hóa Trái Đất

Lời giải chi tiết :

Gọi "Trái Đất" là "người" → Ẩn dụ: Sự tôn trọng, thiêng liêng hóa.

Câu 6 :

Trong bài thơ Trái Đất, các từ "bổ", "cắn", "giành giật", "lao vào", "đá" được xếp vào loại từ gì?

  • A.

    Danh từ

  • B.

    Tính từ

  • C.

    Động từ

  • D.

    Phó từ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các từ trên thuộc loại động từ.

Câu 7 :

Trong bài thơ Trái Đất, thái độ tác giả đối với những kẻ hủy hoại Trái Đất là gì?

  • A.

    Sợ hãi

  • B.

    Căm phẫn

  • C.

    Ngưỡng mộ

  • D.

    Không quan tâm

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thái độ tác giả căm phẫn, khinh bỉ, lên án với những kẻ hủy hoại Trái Đất.

Câu 8 :

Trong bài thơ Trái Đất, thái độ tác giả đối với Trái Đất là gì?

  • A.

    Sợ hãi

  • B.

    Xót xa

  • C.

    Ngưỡng mộ

  • D.

    Không quan tâm

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thái độ tác giả xót xa, vỗ về Trái Đất

Câu 9 :

Trong bài thơ Trái Đất, đâu không phải hành động tác giả với Trái Đất?

  • A.

    Lao vào đá.

  • B.

    Hát.

  • C.

    Lau nước mắt.

  • D.

    Rửa sạch máu.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại bài thơ trong SGK

Lời giải chi tiết :

Lao vào đá không phải hành động tác giả với Trái Đất

Câu 10 :

Tình cảm nào được thể hiện rõ nét nhất trong bài thơ Trái Đất?

Sự tôn thờ của tác giả đối với các hành tinh trong tự nhiên

Tình yêu của tác giả dành cho Trái Đất và sự lên án những kẻ phá hoại môi trường sống

Sự căm phẫn của tác giả đối với bọn người phá hoại môi trường

Đáp án

Tình yêu của tác giả dành cho Trái Đất và sự lên án những kẻ phá hoại môi trường sống

Phương pháp giải :

Từ nội dung văn bản, suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết :

Tình yêu của tác giả dành cho Trái Đất và sự lên án những kẻ phá hoại môi trường sống là đáp án thể hiện đầy đủ nhất tình cảm của tác giả.

Giải bài tập những môn khác

Môn Toán học lớp 6

Môn Ngữ văn lớp 6

  • Bài tập trắc nghiệm ngữ văn lớp 6 Cánh diều
  • Bài tập trắc nghiệm văn Lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
  • Bài tập trắc nghiệm văn Lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
  • Bài tập trắc nghiệm Văn Lớp 6 Cánh diều
  • Bài tập trắc nghiệm Văn Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
  • Bài tập trắc nghiệm Văn Lớp 6 Chân trời sáng tạo
  • Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 6 Cánh diều
  • Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 6 Chân trời sáng tạo
  • Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 6 Kết nối tri thức
  • Ôn tập hè Văn lớp 6
  • SBT Văn lớp 6 Cánh diều
  • SBT Văn lớp 6 Chân trời sáng tạo
  • SBT Văn lớp 6 Kết nối tri thức
  • Soạn văn chi tiết lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
  • Soạn văn chi tiết lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
  • Soạn văn chi tiết Lớp 6 sách chân trời sáng tạo
  • Soạn văn chi tiết Lớp 6 sách chân trời sáng tạo
  • Soạn văn chi tiết ngữ văn Lớp 6 Cánh diều
  • Soạn văn siêu ngắn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
  • Soạn văn siêu ngắn Lớp 6 chân trời sáng tạo
  • Soạn văn siêu ngắn Lớp 6 chân trời sáng tạo
  • Soạn văn siêu ngắn Lớp 6 Cánh diều
  • Soạn văn siêu ngắn lớp 6 kết nối tri thức
  • Tác giả, Tác phẩm văn lớp 6
  • Tóm tắt, bố cục Văn lớp 6 Chân trời sáng tạo
  • Tóm tắt, bố cục Văn lớp 6 Kết nối tri thức
  • Tóm tắt, bố cục Văn lớp 6 Cánh diều
  • Văn mẫu lớp 6 Chân trời sáng tạo
  • Văn mẫu lớp 6 Cánh diều
  • Văn mẫu lớp 6 Kết nối tri thức
  • Vở thực hành Ngữ văn Lớp 6
  • Môn Khoa học tự nhiên lớp 6

    Môn Tiếng Anh lớp 6

    Tài liệu tin học

    Tài liệu Lớp 1

    Tài liệu Lớp 2

    Tài liệu Lớp 3

    Tài liệu Lớp 4

    Tài liệu Lớp 5

    Trò chơi Powerpoint

    Sáng kiến kinh nghiệm