[200 Đề Thi Thử Tốt Nghiệp Vật Lí 2025] Giải Chi Tiết Đề Minh Họa Tốt Nghiệp THPT 2025 Môn Vật Lí Bộ Giáo Dục

Giải Chi Tiết Đề Minh Họa Tốt Nghiệp THPT 2025 Vật Lý Tiêu đề Meta: Giải Đề Minh Họa Vật Lý THPT 2025 - Chi Tiết & Chuẩn Mô tả Meta: Nắm vững kiến thức Vật Lý THPT 2025 với bộ tài liệu giải chi tiết đề minh họa. Tự tin chinh phục kỳ thi với các phương pháp giải bài tập hiệu quả, được biên soạn bởi chuyên gia. Download ngay để nâng cao điểm số! 1. Tổng quan về bài học

Bài học này tập trung vào việc phân tích chi tiết đề minh họa thi tốt nghiệp THPT môn Vật Lý năm 2025, do Bộ Giáo dục phát hành. Mục tiêu chính là giúp học sinh nắm vững kiến thức, kỹ năng giải đề, từ đó tự tin hơn trong quá trình ôn tập và chuẩn bị cho kỳ thi. Bài học sẽ đi sâu vào từng câu hỏi, hướng dẫn các phương pháp giải khác nhau, giúp học sinh hiểu rõ bản chất của vấn đề, tránh việc học thuộc lòng.

2. Kiến thức và kỹ năng

Học sinh sẽ được học và rèn luyện các kỹ năng sau:

Hiểu sâu kiến thức vật lý: Bài học phân tích kỹ lưỡng các vấn đề vật lý, giúp học sinh hiểu rõ bản chất các định luật, nguyên lý và các công thức vật lý. Nắm vững phương pháp giải bài tập: Học sinh sẽ được hướng dẫn các phương pháp giải khác nhau cho các dạng bài tập khác nhau trong đề minh họa. Phân tích đề bài: Học sinh sẽ được rèn luyện kỹ năng phân tích đề bài, xác định yêu cầu của bài toán, và lựa chọn phương pháp giải phù hợp. Ứng dụng kiến thức vào giải bài toán: Học sinh sẽ được thực hành giải các bài tập minh họa, giúp vận dụng kiến thức đã học vào thực hành. Phát triển tư duy logic: Bài học giúp học sinh phát triển tư duy logic, phân tích và suy luận để giải quyết các vấn đề vật lý phức tạp. 3. Phương pháp tiếp cận

Bài học sẽ được trình bày theo cấu trúc sau:

Phân tích đề: Mỗi câu hỏi trong đề minh họa sẽ được phân tích chi tiết, bao gồm:
Yêu cầu của câu hỏi
Lý thuyết liên quan
Phương pháp giải
Ví dụ minh họa
Giải chi tiết: Bài giải cho từng câu hỏi sẽ được trình bày rõ ràng, từ bước đầu tiên đến bước cuối cùng, với chú thích đầy đủ.
Lưu ý và hướng dẫn: Các lưu ý quan trọng về kiến thức, kỹ năng và cách giải sẽ được trình bày rõ ràng.
Bài tập thực hành: Học sinh được làm bài tập tương tự để củng cố kiến thức.

4. Ứng dụng thực tế

Kiến thức và kỹ năng học được trong bài học này có thể ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, ví dụ như:

Thiết kế máy móc: Hiểu về các nguyên lý vật lý để thiết kế và cải tiến máy móc.
Ứng dụng khoa học: Vận dụng kiến thức vật lý vào các lĩnh vực khoa học khác.
Giải quyết vấn đề hàng ngày: Áp dụng kiến thức vật lý để giải quyết các vấn đề hàng ngày.

5. Kết nối với chương trình học

Bài học này là một phần quan trọng trong việc ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp THPT môn Vật Lý. Nó liên kết với các bài học trước đó về các kiến thức cơ bản của vật lý, tạo nên một hệ thống kiến thức toàn diện.

6. Hướng dẫn học tập

Để học tập hiệu quả, học sinh nên:

Đọc kỹ bài giảng: Hiểu rõ từng phần phân tích, giải thích và hướng dẫn của bài học. Ghi chép đầy đủ: Ghi lại những điểm quan trọng và những phương pháp giải bài tập. Thực hành giải bài tập: Thực hành giải các bài tập tương tự để củng cố kiến thức. Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu thêm các nguồn tài liệu khác để mở rộng kiến thức. Làm việc nhóm: Thảo luận với bạn bè về các vấn đề khó khăn trong bài học. Hỏi đáp: Hỏi giáo viên hoặc các bạn có kinh nghiệm về những vấn đề không hiểu. Từ khóa: Giải đề minh họa, Thi tốt nghiệp THPT 2025, Vật lý, Phương pháp giải, Kiến thức vật lý, ôn tập, đề thi, Bộ Giáo dục, tài liệu học tập, hướng dẫn học tập, bài tập vật lý, các dạng bài tập vật lý, kỹ năng giải bài tập, đề thi minh họa tốt nghiệp THPT 2025 môn Vật lý, giải chi tiết đề thi minh họa, ôn thi tốt nghiệp THPT, tài liệu ôn thi, đề thi thử vật lý, đề thi tốt nghiệp 2025, đề thi minh họa 2025. Lưu ý: File download đề cập trong bài viết cần được cung cấp riêng. Bài viết này chỉ là hướng dẫn học tập và giải thích về cách học.

Giải chi tiết đề minh họa kì thi tốt nghiệp THPT 2025 môn Vật lí Bộ Giáo Dục được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 8 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

Cho biết: $\pi = 3,14;T\left( {\;K} \right) = t\left( {{\;^ \circ }C} \right) + 273;R = 8,31\;J.mo{l^{ – 1}}.{K^{ – 1}};{N_A} = 6,02 \cdot {10^{23}}$ hạt $/mol$.

PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Quá trình một chất chuyển từ thể lỏng sang thể khí được gọi là quá trình

A. nóng chảy. B. hóa hơi. C. hóa lỏng. D. đông đặc.

Lời giải:

Chọn B

Quá trình một chất chuyển từ thể lỏng sang thể khí được gọi là quá trình hóa hơi

Câu 2. Biển báo nào dưới đây cảnh báo khu vực có chất phóng xạ?

A.

B.

C.
D.

Lời giải:

Chọn B

Biểu A: cảnh báo nguy hiểm về điện
Biển B: cảnh báo khu vực có chất phóng xạ
Biển C: cảnh báo nguy hiểm sinh học
Biển D: cảnh báo chung về nguy hiểm.

Sủ dụng các thông tin sau cho Câu 3 và Câu 4: Hình bên là sơ đồ nguyên lí hoạt động của một máy sưởi dùng nước nóng. Nước nóng được bơm vào ống bên trong máy, hệ thống tản nhiệt được gắn với ống này. Không khí lạnh được hút vào trong máy sưởi bằng quạt và được làm ấm lên nhờ hệ thống tản nhiệt. Mỗi giờ có 575 kg nước nóng được bơm qua máy. Biết nhiệt độ của nước giảm 5, ${0^ \circ }C$ khi đi qua máy; nhiệt dung riêng của nước là $c = 4180\;J/\left( {kg.K} \right)$.

Câu 3. Nhiệt độ của nước giảm bao nhiêu kelvin khi đi qua máy sưởi?

A. 5 K . B. 278 K . C. 268 K . D. 4 K .

Lời giải:

Chọn A

Ta có: $\Delta T\left( K \right) = \Delta t\left( {{\;^0}C} \right) = 5$

Câu 4. Nhiệt lượng tỏa ra từ nước trong mỗi giờ là

A. 12 MJ. B. 670 MJ . C. 2,5 MJ. D. 21 kJ .

Lời giải:

Chọn A
Ta có: $Q = mc\Delta t = 575.4180.5 \approx {12.10^6}\;J = 12\left( {MJ} \right)$

Câu 5. Một vật đang được làm lạnh sao cho thể tích của vật không thay đổi.

Nội năng của vật

A. tăng lên. B. giảm đi.

C. không thay đồi. D. tăng lên rồi giảm đi.

Lời giải:

Chọn B

Thể tích của vật không thay đổi $ \to $ thế năng phân tử không đổi
Làm lạnh $ \to $ dộng năng phân tử giảm $ \to $ nội năng giảm.

Câu 6. Một khối khí lí tưởng xác định có áp suất bằng áp suất khí quyển. Nếu giữ nhiệt độ của khối khí đó không đổi và làm cho áp suất của nó bằng một nửa áp suất khí quyển thì thể tích của khối khí

A. bằng một nửa giá trị ban đầu. B. bằng hai lần giá trị ban đầu.

C. bằng giá trị ban đầu. D. bằng bốn lần giá trị ban đầu.

Lời giải:

Chọn B

Đẳng nhiệt: $pV = $ const $ \Rightarrow p$ giảm 2 lần thì V tăng 2 lần

Câu 7. Gọi $p,V$ và $T$ lần lượt là áp suất, thể tích và nhiệt độ tuyệt đối của một khối khí lí tưởng xác định. Công thức nào sau đây mô tả đúng định luật Charles?

A. $pV = $ hằng số. B. $\frac{V}{T} = $ hằng số. C. $VT = $ hằng số. D. $\frac{p}{T} = $ hằng số.

Lời giải:

Chọn B
Định luật Charles là quá trình đằng áp: $ \Rightarrow \frac{V}{T} = $ hằng số

Câu 8. Khi chưa đóng cửa, không khí bên trong ô tô có nhiệt độ là ${25^ \circ }C$. Sau khi đóng cửa và đỗ ô tô dưới trời nắng một thời gian, nhiệt độ không khí trong ô tô là ${55^ \circ }C$. So với số mol khí trong ô tô ngay khi vừa đóng cửa, phần trăm số mol khí đã thoát ra là

A. $9\% $. B. $91\% $. C. $10\% $. D. $55\% $.

Lời giải:

Chọn A

 $n = \frac{{pV}}{{RT}} \Rightarrow \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}} = \frac{{{T_1}}}{{\;{T_2}}} = \frac{{25 + 273}}{{55 + 273}} \approx 0,91 = 91\% $
$ \Rightarrow 100 – 91\%  = 9\% $

Câu 9. Trong sóng điện từ, cường độ điện trường $\vec E$ và cảm ứng từ $\vec B$

Sủ dụng các thông tin sau cho Câu 10 và Câu 11: Một khung dây dẫn phẳng có diện tích $S$, gồm $N$ vòng dây quay đều với tốc độ góc $\omega $ quanh trục cố định vuông góc với cảm ứng từ $\vec B$ của từ trường đều (hình bên).

A. ngược chiều nhau. B. cùng chiều nhau.

C. tạo với nhau góc ${45^ \circ }$. D. tạo với nhau góc ${90^ \circ }$.

Lời giải:

Cường độ điện trường $\vec E$ và véc tơ cảm ứng từ $\vec B$ có cùng phương vuông góc nhau.

Câu 10. Nối hai đầu khung dây với điện trở $R$ thành một mạch kín, trong mạch sẽ

A. xuất hiện dòng điện không đổi.

B. không xuất hiện dòng điện.

C. xuất hiện dòng điện xoay chiều.

D. xuất hiện dòng điện có cường độ lớn dần.

Lời giải:

Chọn C
Nối hai đầu khung dây với điện trở R thành một mạch kín, trong mạch sẽ xuất hiện dòng điện xoay chiều

Câu 11. Suất điện động cực đại xuất hiện trong khung dây nói trên là

A. ${E_0} = NBS$. B. ${E_0} = \frac{{NBS}}{R}$. C. ${E_0} = NBS\omega $. D. ${E_0} = \frac{{NBS\omega }}{R}$.

Lời giải:

Chọn C
Suất điện động cực đại xuất hiện trong khung: ${E_0} = {\Phi _0}\omega  = NBS\omega $

Câu 12. Bốn đoạn dây dẫn $a,b,c,d$ có cùng chiều dài được đặt trong từ trường đều (hình bên). Các dòng điện chạy trong bốn đoạn dây dẫn này có cùng cường độ $I$. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn nào là mạnh nhất?

A. Đoạn a. B. Đoạn b. C. Đoạn c. D. Đoạn d.

 Lời giải:

Chọn A
Ta có: $F = I\ell B.sin\alpha  \Rightarrow {F_{max}}khisin\alpha  = 1 \Rightarrow \alpha  = {90^ \circ }$

Câu 13. Khi nói về từ trường, phát biểu nào sau đây sai?

A. Từ trường là trường lực gây ra bởi dòng điện hoặc nam châm.

B. Cảm ứng từ tại một điểm đặc trưng cho từ trường về mặt tác dụng lực tại điểm đó.

C. Từ trường tác dụng lực từ lên một dòng điện hay một nam châm đặt trong nó.

D. Phương của lực từ tại một điểm trùng với phương tiếp tuyến của đường sức từ tại điểm đó.

Lời giải:

Chọn D
Ta có: $\vec F \bot \vec B \Rightarrow $ Phương của lực từ tại một điểm trùng với phương tiếp tuyến của đường sức từ tại điểm đó là sai.

Câu 14. Khi bác sĩ đang siêu âm người bệnh (hình bên), đầu dò của máy siêu âm phát ra

A. tia X. B. sóng siêu âm. C. sóng ánh sáng. D. tia gamma.

Lời giải:

Đầu dò của máy siêu âm phát ra sóng siêu âm

Câu 15. Số nucleon có trong hạt nhân $\;_{19}^{39}\;K$ là

A. 19 . B. 20 . C. 39 . D. 58.

Lời giải:

Chọn C
Số nucleon có trong hạt nhân = Số khối = 39

Câu 16. Hạt nhân càng bền vững nếu nó có

A. khối lượng càng lớn. B. độ hụt khối càng lớn.

C. năng lượng liên kết càng lớn. D. năng lượng liên kết riêng càng lớn.

Lời giải:

Chọn D

Hạt nhân càng bền vững nếu nó có năng lượng liên kết riêng càng lớn

Câu 17. Trong hình bên, N là một mẫu phóng xạ được đặt trong một điện trường đều do hai bản kim loại phẳng song song và tích điện trái dấu tạo ra. Các tia phóng xạ phát ra từ N đập vào màn huỳnh quang F gây ra các chấm sáng. Hệ thống được đặt trong chân không.

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Chấm sáng tại S do tia ${\beta ^ – }$gây ra.

B. Hầu hết các tia $\gamma $ gây ra chấm sáng tại $T$.

C. Chấm sáng tại Q có thể do tia $\alpha $ gây ra.

D. Hầu hết các tia ${\beta ^ + }$bị chắn bởi tờ giấy G .

Lời giải:

Chọn C

Tia $\gamma $ không mang điện $ \Rightarrow $ không bị lệch trong điện trường $ \Rightarrow $ chấm S
Tia ${\beta ^ – }$mang điện âm $ \Rightarrow $ lệch về bản dương $ \Rightarrow $ chấm $T$
Tia $\alpha $ là hạt nhân Heli mang điện dương $ \Rightarrow $ lệch về bản âm $ \Rightarrow $ có thể là chấm $Q$.

Câu 18. Khi chụp cộng hưởng từ, để máy ghi nhận thông tin chính xác và tránh nguy hiểm, phải bỏ trang sức kim loại khỏi cơ thể người bệnh. Giả sử có một vòng kim loại nằm trong máy sao cho mặt phẳng của vòng vuông góc với cảm ứng từ của từ trường do máy tạo ra khi chụp. Biết bán kính và điện trở của vòng này lần lượt là $3,9\;cm$ và $0,010\Omega $. Nếu trong $0,40\;s$, độ lớn của cảm ứng từ này giảm đều từ $1,80\;T$ xuống $0,20\;T$ thì cường độ dòng điện trong vòng kim loại này là

A. 7,6 A. B. $1,9\;A$. C. 8,5 A. D. $3,8\;A$.

Lời giải:

Ta có: $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{S = \pi {r^2} = \pi  \cdot 3,{9^2} = 15,21\pi \left( {\;c{m^2}} \right) = 15,21\pi  \cdot {{10}^{ – 4}}\left( {\;{m^2}} \right)} \\
{e =  – \frac{{\Delta \Phi }}{{\Delta t}} =  – \frac{{\Delta B \cdot S}}{{\Delta t}} = \frac{{\left( {1,8 – 0,2} \right) \cdot 15,21\pi  \cdot {{10}^{ – 4}}}}{{0,4}} \approx 0,19\;V} \\
{i = \frac{e}{R} = \frac{{0,19}}{{0,01}} = 1,9\;A}
\end{array}} \right.$

PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4 . Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Có thể sử dụng bộ thí nghiệm (hình bên) để tìm hiểu về mối liên hệ giữa áp suất và thể tích của một lượng khí xác định ở nhiệt độ không đổi.

a) Trình tự thí nghiệm: Nén (giữ nguyên nhiệt độ) khí trong xilanh; Ghi giá trị thể tích và giá trị áp suất khí; Lặp lại các thao tác.

b) Với kết quả thu được ở bảng bên, công thức liên hệ áp suất theo thể tích là $p = \frac{{23}}{V},p$ đo bằng bar $\left( {1bar = {{10}^5}\;Pa} \right),V$ đo bằng $c{m^3}$.

c) Lượng khí đã dùng trong thí nghiệm là ${8.10^{ – 4}}\;mol$.

d) Thí nghiệm này đã chứng minh được định luật Boyle.

Lời giải:

a) đúng

Trình tự thí nghiệm: Nén (giữ nguyên nhiệt độ) khí trong xilanh; Ghi giá trị thể tích và giá trị áp suất khí; Lặp lại các thao tác.

b) đúng

Các lần đo đều có $pV \approx 23$ với p đo bằng bar ( $\left. {1bar = {{10}^5}\;Pa} \right);V$ đo bằng $c{m^3}$.
c) sai

Ta có: $pV = nRT \Rightarrow n = \frac{{pV}}{{RT}} = \frac{{23 \cdot {{10}^{ – 6}} \cdot {{10}^5}}}{{8,31 \cdot \left( {23,5 + 273} \right)}} \approx 9,3 \cdot {10^{ – 4}}\left( {\;mol} \right)$

d) sai

Thí nghiệm này để KIỂM CHỨNG định luật Boyle (không phải chứng minh)

Câu 2. Để xác định các chất trong một mẫu, người ta dùng một máy được gọi là máy quang phổ khối (khối phổ kế, hình bên). Khi cho mẫu vào máy này, hạt có khối lượng $m$ bị ion hóa sẽ mang điện tích $q$. Sau đó, hạt được tăng tốc đến tốc độ $v$ nhờ hiệu điện thế $U$. Tiếp theo, hạt sẽ chuyển động vào vùng từ trường theo phương vuông góc với cảm ứng từ $\vec B$. Lực từ tác dụng lên hạt có độ lớn $F = Bv\left| q \right|$, có phương vuông góc với cảm ứng từ $\vec B$ và với vận tốc $\vec v$ của hạt. Bán kính quỹ đạo tròn của hạt trong vùng có từ trường là $r$. Dựa trên tỉ số $\frac{{\left| q \right|}}{m}$, có thể xác định được các chất trong mẫu.

a) Tốc độ của hạt bị thay đổi do tác dụng của từ trường trong máy.

b) Bỏ qua tốc độ ban đầu của hạt. Sau khi được tăng tốc bởi hiệu điện thế $U$, tốc độ của hạt là $v = \sqrt {\frac{{2\left| q \right|U}}{m}} $

c) Tỉ số giữa độ lớn điện tích và khối lượng của hạt là $\frac{{\left| q \right|}}{m} = \frac{{2U}}{{B{r^2}}}$.

d) Biết $U = 3,00kV;B = 3,00\;T;1amu = 1,66 \cdot {10^{ – 27}}\;kg;\left| e \right| = 1,60 \cdot {10^{ – 19}}C$. Bán kính quỹ đạo của ion âm ${\;^{35}}C{l^ – }$trong vùng có trường là $r = 0,0156\;m$.

Lời giải:

a) Sai

Ta có: $\vec F \bot \vec V$ nên lực từ không sinh công $ \to $ Động năng không đổi $ \to $ Tốc độ không đổi

b) Đúng

Định lý động năng có: $\frac{1}{2}m{v^2} = \left| q \right|U \Rightarrow v = \sqrt {\frac{{2\left| q \right|U}}{m}} \left( 1 \right)$
c) sai

Lực từ đóng vai trò là lực hướng tâm
$ \Rightarrow F = m{a_{ht}} \Rightarrow \left| q \right|vB = m \cdot \frac{{{v^2}}}{r} \Rightarrow v = \frac{{\left| q \right|Br}}{m}$
Từ (1) và $\left( 2 \right) \Rightarrow \frac{{\left| q \right|Br}}{m} = \sqrt {\frac{{2\left| q \right|U}}{m}}  \Rightarrow \frac{{\left| q \right|}}{m} = \frac{{2U}}{{{B^2}{r^2}}}\left( {{\;^*}} \right)$

d) đúng

1 mol Cl (có $6,02 \cdot {10^{23}}$ nguyên tử) nặng $35 \cdot {10^{ – 3}}\;kg \Rightarrow 1$ nguyên tử Cl nặng $\frac{{35 \cdot {{10}^{ – 3}}}}{{6,02 \cdot {{10}^{23}}}} = 5,81 \cdot {10^{ – 26}}\left( {\;kg} \right)$
Thay số vào $\left( {{\;^*}} \right):\frac{{1,6 \cdot {{10}^{ – 19}}}}{{5,81 \cdot {{10}^{ – 26}}}} = \frac{{2 \cdot 3 \cdot {{10}^3}}}{{{3^2} \cdot {r^2}}} \Rightarrow r \approx 0,0156\;m$

Câu 3. Một nhóm học sinh tìm hiểu về mối liên hệ giữa sự thay đổi nội năng của một khối khí xác đạnh và nhiệt độ của nó. Họ đã thực hiện các nội dung sau: (I) Chuẩn bị các dụng cụ: Xilanh có pit-tông và cảm biến nhiệt độ (hình vẽ); (II) Họ cho rằng khi làm thay đổi nội năng của khối khí trong xilanh bằng cách tăng, giảm thể tích thì nhiệt độ của khối khí thay đổi; (III) Họ đã làm thí nghiệm nén khối khí trong xilanh và thu được kết quả là nhiệt độ khối khí tăng lên; (IV) Họ kết luận rằng thí nghiệm này đã chứng minh được nội dung ở (II).

a) Nội dung (I) thể hiện việc thực hiện một phần kế hoạch nghiên cứu.

b) Nội dung (II) là giả thuyết của nhóm học sinh.

c) Nội dung (III) là đủ để đưa ra kết luận (IV).

d) Trong thí nghiệm ở nội dung (III), nội năng của khối khí tăng lên là do khối khí đã nhận công.

Lời giải:

a) đúng

Nội dung (I) thể hiện việc thực hiện một phần kế hoạch nghiên cứu.
b) đúng

Nội dung (II) là giả thuyết của nhóm học sinh.
c) sai

Thí nghiệm phải giữ nguyên áp suất và có thí nghiệm tăng thể tích nữa mới kết luận được.
d) đúng

Trong thí nghiệm ở nội dung (III), nội năng của khối khí tăng lên là do khối khí đã nhận công.

Câu 4. Đồng vị xenon ( $\;_{54}^{133}Xe$ ) là chất phóng xạ ${\beta ^ – }$có chu kì bán rã là 5,24 ngày. Trong y học, hỗn hợp khí chứa xenon được sử dụng để đánh giá độ thông khí của phổi người bệnh. Một người bệnh được chỉ định sử dụng liều xenon có độ phóng xạ $3,18 \cdot {10^8}\;Bq$. Coi rằng $85,0\% $ lượng xenon trong liều đó lắng đọng tại phổi. Người bệnh được chụp ảnh phổi lần thứ nhất ngay sau khi hít khí và lần thứ hai sau đó 24,0 giờ. Biết khối lượng mol nguyên tử của xenon là $133\;g/mol$.

a) Hạt nhân $\;_{54}^{133}Xe$ phóng ra hạt electron để biến đổi thành hạt nhân $\;_{55}^{133}Cs$.

b) Hằng số phóng xạ của $\;_{54}^{133}Xe$ là $0,132\;{s^{ – 1}}$.

c) Khối lượng $\;_{54}^{133}Xe$ có trong liều mà người bệnh đã hít vào là $0,0459\mu \;g$.

d) Sau khi dùng thuốc 24,0 giờ, lượng $\;_{54}^{133}Xe$ đã lắng đọng tại phổi có độ phóng xạ là $2,79 \cdot {10^8}\;Bq$.

Lời giải:

a) đúng

Ta có: $\;_{54}^{133}Xe \to \;_{ – 1}^0e + \;_{55}^{133}Cs$

b) sai

Ta có: $\lambda  = \frac{{ln2}}{{\;T}} = \frac{{ln2}}{{5,24.24.60.60}} \approx 1,{53.10^{ – 6}} \cdot \;{s^{ – 1}}$

c) đúng

Ta có: $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{{H_0} = \lambda {N_0} \Rightarrow 3,18 \cdot {{10}^8} = 1,53 \cdot {{10}^{ – 6}} \cdot \;{N_0} \Rightarrow \;{N_0} \approx 2,08 \cdot {{10}^{14}}} \\
{{n_0} = \frac{{{N_0}}}{{\;{N_A}}} = \frac{{2,08 \cdot {{10}^{14}}}}{{6,02 \cdot {{10}^{23}}}} \approx 3,45 \cdot {{10}^{ – 10}}\left( {\;mol} \right)} \\
{{m_0} = {n_0}M = 3,45 \cdot {{10}^{ – 10}} \cdot 133 \approx 0,0459 \cdot {{10}^{ – 6}}\;g = 0,0459\left( {\mu \;g} \right)}
\end{array}} \right.$
d) sai

Ta có: $H = \left( {85\% {H_0}} \right) \cdot {2^{\frac{{ – t}}{T}}} = 0,85{H_0} \cdot {2^{\frac{{ – t}}{T}}}$

$ = 0,85 \cdot 3,18 \cdot {10^8} \cdot {2^{\frac{{ – 1}}{{5,24}}}} \approx 2,37 \cdot {10^8}\;Bq$

PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.

Sủ dụng các thông tin sau cho Câu 1 và Câu 2: Thông thường, phổi của một người trưởng thành có thể tích khoảng 5,7 lít. Biết không khí trong phổi có áp suất bằng áp suất khí quyển ( 101 kPa ) và nhiệt độ là ${37^ \circ }C$. Giả sử số phân tử khí oxygen chiếm $21\% $ số phân tử không khí có trong phổi.

Câu 1. Số phân tử oxygen có trong phổi là $x \cdot {10^{22}}$. Tìm $x$ (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần mười).

Lời giải:

$ + {n_{kk}} = \frac{{pV}}{{RT}} = \frac{{101 \cdot {{10}^3} \cdot 5,7 \cdot {{10}^{ – 3}}}}{{8,31 \cdot \left( {27 + 273} \right)}} \approx 0,223\;mol$
$ + {N_{kk}} = n \cdot {N_A} = 0,223 \cdot 6,02 \cdot {10^{23}} \approx 13,{4.10^{22}}$ phân tử.
$ + {N_{{O_2}}} = 0,21\;{N_{kk}} = 0,21 \cdot 13,4 \cdot {10^{22}} \approx 2,{8.10^{22}}$ phân tử.

Đáp số: 2,8

Câu 2. Khi người đó hít sâu, giả sử không khí trong phổi có $1,{4.10^{23}}$ phân tử. Dung tích phổi khi đó là bao nhiêu lít (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần mười)?

Lời giải:

$ + {n_{kk}} = \frac{{{N_{kk}}}}{{{N_A}}} = \frac{{1,4 \cdot {{10}^{23}}}}{{6,02 \cdot {{10}^{23}}}} = \frac{{10}}{{43}}\left( {\;mol} \right)$
$ + {n_{kk}} = \frac{{pV}}{{RT}} \Rightarrow \frac{{10}}{{43}} = \frac{{101 \cdot {{10}^3} \cdot \;V}}{{8,31 \cdot \left( {37 + 273} \right)}}$

$ \Rightarrow V \approx 5,9 \cdot {10^{ – 3}}\;{m^3} = 5,9$lít

Đáp số: $5,9$

Sủ dụng các thông tin sau cho Câu 3 và Câu 4: Một dây dẫn thẳng nằm ngang, được dùng để truyền tải dòng điện xoay chiều đi xa. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong dây dẫn này là 106 A .

Câu 3. Cường độ dòng điện cực đại trong dây dẫn trên là bao nhiêu ampe (làm tròn kết quả đến chữ số hàng đơn vị)?

Lời giải:

${I_0} = I\sqrt 2  = 106\sqrt 2  \approx 150\;A$
Đáp số: 150

Câu 4. Tại khu vực dây dẫn đi qua, thành phần nằm ngang của cảm ứng từ của từ trường Trái Đất (có độ lớn $B = 1,{8.10^{ – 5}}\;T$ ) tạo với dây dẫn một góc sao cho lực từ do thành phần nằm ngang này tác dụng lên mỗi mét chiều dài dây dẫn có thời điểm đạt độ lớn cực đại. Độ lớn cực đại này là bao nhiêu miliniutơn (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần mười)?

Lời giải:

TA có: $F = {I_0}\ell \;B = 106\sqrt 2  \cdot 1,{8.10^{ – 5}} \approx 2,{7.10^{ – 3}}\;N = 2,7\left( {mN} \right)$

Đáp số: 2,7

Sủ dụng các thông tin sau cho Câu 5 và Câu 6: Công suất phát điện của một nhà máy điện hạt nhân là 1060 MW ở hiệu suất $35\% $. Coi rằng mỗi hạt nhân $\;_{92}^{235}U$ phân hạch tỏa ra năng lượng là 203 MeV . Biết $1eV = 1,60 \cdot {10^{ – 19}}\;J$. Khối lượng mol nguyên tử của $\;_{92}^{235}U$ là $235\;g/mol$.

Câu 5. Trong một giây, số nguyên tử $\;_{92}^{235}U$ trong lò phản ứng đã phân hạch là $x \cdot {10^{19}}$. Tìm giá trị của $x$ (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần mười).

Lời giải:

Vì $P = \frac{W}{t} \Rightarrow $ Năng lượng lò tỏa ra trong thời gian $t = 1$ giây: $W = $ P.t
Vì $H = \frac{W}{E} \Rightarrow $ năng lượng phân hạch U tỏa ra trong thời gian $t = 1$ giây: $E = \frac{W}{H} = \frac{{\;P.t\;}}{H}$
Gọi $k$ là số nguyên tử $U$ cũng chính là số phản ứng xảy ra

$E = k \cdot {E_{1pu}} \to \frac{{\;P.t.\;}}{H} = k \cdot {E_{1pu}}$

$ \to \frac{{\left( {1060 \cdot {{10}^6}} \right) \cdot 1\;giay\;}}{{0,35}} = k \cdot \left( {203 \cdot 1,6 \cdot {{10}^{ – 13}}} \right)$

$ \to k = 9,3 \cdot {10^{19}} \to x = 9,3$

Đáp số: 9,3

Câu 6. Biết chỉ có $80\% $ số nguyên tử $\;_{92}^{235}U$ phân hạch. Nhà máy điện hạt nhân nói trên sẽ sử dụng hết $220\;kg\;_{92}^{235}U$ trong bao nhiêu ngày (làm tròn kết quả đến chữ số hàng đơn vị)?

Lời giải:

Ta có: $220\;kg\;_{92}^{235}$ có số nguyên tử $\;_{92}^{235}U$ là: $N = \frac{m}{M} \cdot {N_A} = \frac{{220}}{{235 \cdot {{10}^{ – 3}}}} \cdot 6,02 \cdot {10^{23}} \approx 5,64 \cdot {10^{26}}$
Số nguyên tử $\;_{92}^{235}U$ phân hạch trong 1 giây là $80\% .5,64 \cdot {10^{26}} = 0,8.5,64 \cdot {10^{26}} \approx 4,{51.10^{26}}$
Theo câu 5, trong 1 giây có $9,{3.10^{19}}$ nguyên tử phân hạch
Thời gian $t = \frac{{4,{{51.10}^{26}}}}{{9,{{3.10}^{19}}}} \approx 4,{85.10^6}\;s \approx 56$ ngày
Đáp số: 56

– Thí sinh không được sư dụng tài liệu.

– Giám thị không giải thich gì thêm.

ĐÁP ÁN ĐỀ THAM KHẢO

Môn: Vât lí

PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

(Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Chọn B B A A B B B A D
Câu 10 11 12 13 14 15 16 17 18
Chọn C C A D B C D C B

PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

– Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 01 câu hỏi được 0,1 điểm;

– Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 01 câu hỏi được 0,25 điểm;

– Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 01 câu hỏi được 0,5 điểm;

– Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 01 câu hỏi được 1 điểm.

Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4
Đáp án a) Đúng a) Sai a) Đúng a) Đúng
b) Đúng b) Đúng b) Đúng b) Sai
c) Sai c) Sai c) Sai c) Đúng
d) Sai d) Đúng d) Đúng d) Sai

PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6 .

Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm.

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án 2,8 5,9 150 2,7 9,3 56

Tài liệu đính kèm

  • De-minh-hoa-ki-thi-TN-2025-mon-Vat-Li.docx

    883.30 KB • DOCX

    Tải xuống

Giải bài tập những môn khác

Tài liệu môn toán

Tài liệu tin học

Tài liệu Lớp 1

Tài liệu Lớp 2

Tài liệu Lớp 3

Tài liệu Lớp 4

Tài liệu Lớp 5

Trò chơi Powerpoint

Sáng kiến kinh nghiệm