[SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Lớp 12 Chân trời sáng tạo Bản 1] Nhiệm vụ 6. Thể hiện lập trường, quan điểm khi phân tích dư luận xã hội về mối quan hệ với các bạn trên mạng xã hội trang 30, 31 SGK Hoạt động trải nghiệm 12 Chân trời sáng tạo Bản 1

Hướng dẫn học bài: Nhiệm vụ 6. Thể hiện lập trường, quan điểm khi phân tích dư luận xã hội về mối quan hệ với các bạn trên mạng xã hội trang 30, 31 SGK Hoạt động trải nghiệm 12 Chân trời sáng tạo Bản 1 - Môn HĐ trải nghiệm, hướng nghiệp Lớp 12 Lớp 12. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách 'SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Lớp 12 Chân trời sáng tạo Bản 1 Lớp 12' được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.

CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 30 SGK HĐTN 12 Chân trời sáng tạo Bản 1

Thảo luận cách phân tích dư luận xã hội về mối quan hệ với các bạn trên mạng xã hội. 

Phương pháp giải:

- Thu thập các luồng thông tin, luồng ý kiến về vấn đề cần phân tích.

- Xác định dư luận được hình thành dựa vào nguồn tín xác thực hay nguồn tin không rõ ràng hoặc tin đồn. Từ đó, xác định mặt tích cực và mặt tiêu cực của dư luận.

- Cần công tâm, lắng nghe ý kiến từ nhiều phía.

-...

Lời giải chi tiết:

- Thu thập các luồng thông tin, luồng ý kiến về vấn đề cần phân tích.

- Đọc và hiểu các ý kiến, phản ứng của người dùng trên mạng xã hội về mối quan hệ, xác định các xu hướng, ý kiến chung, và sự đa dạng trong quan điểm.

- Xác định dư luận được hình thành dựa vào nguồn tín xác thực hay nguồn tin không rõ ràng hoặc tin đồn. Từ đó, xác định mặt tích cực và mặt tiêu cực của dư luận.

- Cần công tâm, lắng nghe ý kiến từ nhiều phía.

- Đánh giá một cách khách quan, đa chiều.

CH 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 30, 31 SGK HĐTN 12 Chân trời sáng tạo Bản 1

Thể hiện lập trường, quan điểm khi phân tích dư luận về mối quan hệ với các bạn trên mạng xã hội trong những tình huống sau.

TÌNH HUỐNG 1: A, T, Q và một số bạn trong lớp lập một nhóm trên mạng xã hội. Gần đây, trong nhóm có những ý kiến về việc bạn Q và T thường áp đặt, sai khiến và muốn các bạn trong nhóm phải nghe theo. Nếu có bạn nào không nghe theo sẽ bị tẩy chay trên nhóm.

Nếu là A, em sẽ làm gì?

TÌNH HUỐNG 2: N và P cùng thích thể thao. N tham gia một nhóm thể thao trên mạng xã hội. Nhóm đó có các bạn đến từ nhiều trường khác nhau. N rủ P cùng tham gia để thỉnh thoảng giao lưu, nhưng P cho rằng cần quan tâm đến mối quan hệ bạn bè thực, không nên giao lưu với bạn bè "ảo".

Em có đồng tình với quan điểm của P không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Cách thể hiện lập trường, quan điểm:

- Tìm kiếm các thông tin, xác định giá trị cốt lõi của vấn đề, phân tích chi tiết, từ đó đưa ra nhận định đúng đắn về vấn đề đó.

- Tự tin vào bản thân và không bị tác động trước những lời nhận xét trái chiều của người khác.

- Sử dụng những lập luận chính xác, đúng sự thật, hợp lí dựa trên những chứng cứ rõ ràng, khoa học.

- Bày tỏ quan điểm đúng nơi, đúng lúc, đúng thời điểm.

- Lắng nghe và tôn trọng quan điểm của người nghe, đồng thời đưa ra các lập luận để phản biện hay giải thích cho các ý kiến đó.

- Đưa ra những lập luận phù hợp và thuyết phục đề người nghe có thể đồng ý với quan điểm của mình.

- ...

Lời giải chi tiết:

Tình huống 1:

Nếu là A, em sẽ tìm hiểu tính xác thực của thông tin xem hai bạn Q và T có thường áp đặt, sai khiến và muốn các bạn trong nhóm phải nghe theo hay không? Em sẽ đề xuất mọi người cùng chia sẻ ý kiến và lắng nghe nhau một cách trung thực và tôn trọng. Em sẽ nhấn mạnh mỗi người có một  quan điểm riêng và nên tôn trọng quyền lợi cá nhân trong mối quan hệ nhóm. 

Tình huống 2:

Em đồng tình với quan điểm của P. Bạn bè "ảo" trên mạng xã hội có thể mang lại một số lợi ích như giao lưu, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm. Tuy nhiên, mối quan hệ bạn bè thực tại cũng cần được chăm sóc và quan tâm. Giao lưu trực tiếp với bạn bè thực tại giúp tăng cường sự gắn kết và hiểu biết về nhau hơn, đồng thời giúp xây dựng mối quan hệ bền vững hơn trong cuộc sống hàng ngày.

CH 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 31 SGK HĐTN 12 Chân trời sáng tạo Bản 1

Tranh biện để thể hiện lập trường, quan điểm về mở rộng mối quan hệ với các bạn trên mạng xã hội.

Phương pháp giải:

- Nội dung tranh biện:

+ Mở rộng quan hệ bạn bè trên mạng xã hội là cần thiết trong thời đại 4.0.

+ Bạn bè trên mạng xã hội là ảo.

+...

- Hình thức tranh biện: Tranh biện theo cặp/ nhóm hoặc cá nhân,...

Lời giải chi tiết:

- Nội dung tranh biện:

+ Mở rộng quan hệ bạn bè trên mạng xã hội là cần thiết trong thời đại 4.0.

+ Bạn bè trên mạng xã hội là ảo.

+ Kết bạn trên mạng xã hội sẽ làm sao nhãng học tập.

- Hình thức tranh biện: Tranh biện theo cặp/ nhóm hoặc cá nhân,...

CH 4

Trả lời câu hỏi 4 trang 31 SGK HĐTN 12 Chân trời sáng tạo Bản 1

Chia sẻ suy nghĩ của em về mối quan hệ với các bạn trên mạng xã hội.

Phương pháp giải:

HS liên hệ bản thân để thực hiện bài tập. HS chia sẻ suy nghĩ của mình về mối quan hệ với các bạn trên mạng xã hội.

Lời giải chi tiết:

Em thấy rằng  việc xây dựng các mối quan hệ trên mạng xã hội sẽ giúp ta kết nối với nhiều bạn bè trên khắp thế giới. Tuy nhiên, chúng ta cần phải cẩn trọng và kiểm soát thời gian trên mạng để tránh ảnh hưởng đến cuộc sống thực. Và đặc biệt ta cần xây dựng mối quan hệ trên mạng xã hội một cách tích cực và có ý thức.

Giải bài tập những môn khác

Môn Ngữ văn Lớp 12

Môn Vật lí Lớp 12

Môn Sinh học Lớp 12

Môn Hóa học Lớp 12

Môn Tiếng Anh Lớp 12

  • Đề thi đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 12 Bright
  • Đề thi đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 12 English Discovery
  • Đề thi đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 12 Friends Global
  • Đề thi đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 12 Global Success
  • Đề thi đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 12 iLearn Smart World
  • Đề thi tốt nghiệp THPT môn Anh
  • Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh Lớp 12 Bright
  • Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh Lớp 12 iLearn Smart World
  • Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh Lớp 12 Friends Global
  • Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh Lớp 12 Global Success
  • Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh Lớp 12 English Discovery
  • Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh
  • SBT Tiếng anh Lớp 12 English Discovery
  • SBT Tiếng Anh Lớp 12 Global Success - Kết nối tri thức
  • SBT Tiếng anh Lớp 12 iLearn Smart World
  • SBT Tiếng Anh Lớp 12 iLearn Smart World
  • SBT Tiếng anh Lớp 12 Bright
  • SBT Tiếng Anh Lớp 12 English Discovery - Cánh buồm
  • SBT Tiếng Anh Lớp 12 Friends Global - Chân trời sáng tạo
  • SBT Tiếng anh Lớp 12 Global Success
  • SBT Tiếng Anh Lớp 12 Bright
  • SBT Tiếng anh Lớp 12 Friends Global
  • SGK Tiếng Anh Lớp 12 Bright
  • SGK Tiếng Anh Lớp 12 Friends Global
  • SGK Tiếng Anh Lớp 12 english Discovery
  • SGK Tiếng Anh Lớp 12 Global Success
  • SGK Tiếng Anh Lớp 12 iLearn Smart World
  • Tiếng Anh Lớp 12 Bright
  • Tiếng Anh Lớp 12 Friends Global
  • Tiếng Anh Lớp 12 iLearn Smart World
  • Tiếng Anh Lớp 12 English Discovery
  • Tiếng Anh Lớp 12 Global Success
  • Lời giải và bài tập Lớp 12 đang được quan tâm

    Hoạt động 8. Rèn luyện khả năng tư duy độc lập với khả năng thích ứng với sự thay đổi trang 20, 21 SGK Hoạt động trải nghiệm 12 Cánh diều Hoạt động 7. Thể hiện sự tự tin về bản thân và tự tin với định hướng nghề nghiệp của mình trang 81 SGK Hoạt động trải nghiệm 12 Kết nối tri thức Hoạt động 7. Phân tích những yêu cầu đối với nghề trong xã hội hiện đại mà em quan tâm trang 73 SGK Hoạt động trải nghiệm 12 Kết nối tri thức Hoạt động 8. Thực hành phân tích thông tin cơ bản về thị trường lao động, nhu cầu sử dụng của thị trường lao động trang 73 SGK Hoạt động trải nghiệm 12 Kết nối tri thức Hoạt động 1. Xác định những nhóm nghề/nghề phù hợp với khả năng, sở thích của bản thân trang 77 SGK Hoạt động trải nghiệm 12 Kết nối tri thức Hoạt động 8. Rèn luyện phẩm chất, năng lực của bản thân trong học tập và cuộc sống để bước vào thế giới nghề nghiệp trang 82 SGK Hoạt động trải nghiệm 12 Kết nối tri thức Hoạt động 3. Tìm hiểu những phẩm chất, năng lực người lao động cần có để có thể chuyển đổi nghề khi cần thiết trang 78 SGK Hoạt động trải nghiệm 12 Kết nối tri thức Hoạt động 2. Tìm hiểu các yếu tố tác động đến việc chuyển đổi nghề trang 77, 78 SGK Hoạt động trải nghiệm 12 Kết nối tri thức Hoạt động 4. Xác định những phẩm chất, năng lực, hứng thú, sở trường của bản thân phù hợp với nghề định lựa chọn trang 78, 79 SGK Hoạt động trải nghiệm 12 Kết nối tri thức Hoạt động 5. Đánh giá phẩm chất, năng lực của bản thân so với yêu cầu để có thể chuyển đổi nghề khi cần thiết trang 79, 80 SGK Hoạt động trải nghiệm 12 Kết nối tri thức

    Tài liệu tin học

    Tài liệu Lớp 1

    Tài liệu Lớp 2

    Tài liệu Lớp 3

    Tài liệu Lớp 4

    Tài liệu Lớp 5

    Trò chơi Powerpoint

    Sáng kiến kinh nghiệm