[Trắc nghiệm KHTN Lớp 8 Cánh diều] Trắc nghiệm khoa học tự nhiên 8 bài 30 cánh diều có đáp án
Hướng dẫn học bài: Trắc nghiệm khoa học tự nhiên 8 bài 30 cánh diều có đáp án - Môn Khoa học tự nhiên Lớp 8 Lớp 8. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách 'Trắc nghiệm KHTN Lớp 8 Cánh diều Lớp 8' được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.
Đề bài
Khi bị mất máu nhiều, nhanh có thể gây tử vong vì
Ở người bình thường có 75ml máu/kg cơ thể, một người có khối lượng cơ thể là 50kg thì thể tích máu trong cơ thể là:
3,75 lít
4,75 lít
5,5 lít
Môi trường trong liên hệ với môi trường ngoài
Thông qua các hệ cơ quan như hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ bài tiết, da.
Thông qua huyết tương trong máu.
Thông qua hệ bạch huyết.
Cả A và B.
Khi cơ thể bị mất nước nhiều thì
Máu có thể lưu thông dễ dàng.
Máu khó lưu thông.
Mạch máu bị co lại.
Cả A và B.
Một đĩa tiết đông để ngoài môi trường một thời gian, thấy trên mặt có màu đỏ sậm là do:
Hêmôglôbin của hồng cầu kết hợp với khí CO có trong không khí.
Hêmôglôbin của hồng cầu kết hợp với khí O2 có trong không khí.
Hemoglobin của hồng cầu kết hợp với khí CO2 có trong không khí.
Hemoglobin của hồng cầu kết hợp với khí N2 có trong không khí.
Huyết tương có đặc điểm
Màu hồng, hình đĩa lõm 2 mặt, không có nhân.
Trong suốt, có nhân.
Là các mảnh chất tế bào của tế bào sinh tiểu cầu.
Là phần lỏng (màu vàng nhạt), có chứa các chất dinh dưỡng, muối khoáng...
Chúng ta sẽ bị mất nhiều nước trong trường hợp nào sau đây ?
Tiêu chảy
Lao động nặng
Sốt cao
Tất cả các phương án còn lại
Môi trường trong cơ thể có vai trò chính là ?
Giúp tế bào thường xuyên trao đổi chất với môi trường ngoài.
Giúp tế bào có hình dạng ổn định
Giúp tế bào không bị xâm nhập bởi các tác nhân gây hại
Sinh tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào
Nước mô không bao gồm thành phần nào dưới đây ?
Huyết tương
Hồng cầu
Bạch cầu
Tiểu cầu
Trong cơ thể sống, tế bào nằm chìm ngập trong loại dịch nào ?
Nước mô
Máu
Dịch bạch huyết
Dịch nhân
Môi trường trong cơ thể được tạo thành bởi?
Nước mô
Máu
Bạch huyết
Cả ba yếu tố trên
Chức năng của huyết tương là:
Tham gia vận chuyển các chất dinh dưỡng, hoocmôn, kháng thể và các chất khoáng, các chất thải
Môi trường chuyển hóa của các quá trình trao đổi chất
Tiêu hủy các chất thải, thừa do tế bào đưa ra.
Câu A và B đúng.
Khả năng vận chuyển khí của hồng cầu có được là nhờ loại sắc tố nào ?
Hêmôerythrin
Hêmôxianin
Hêmôglôbin
Miôglôbin
Khi hồng cầu kết hợp với chất khí nào thì máu sẽ có màu đỏ tươi ?
N2
CO2
O2
CO
Vai trò của hồng cầu là?
Vận chuyển chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể
Vận chuyển O2 và CO2
Vận chuyển các chất thải
Cả A, B, C đều đúng
Đặc điểm nào dưới đây không có ở hồng cầu người ?
Hình đĩa, lõm hai mặt
Nhiều nhân, nhân nhỏ và nằm phân tán
Màu đỏ hồng
Tham gia vào chức năng vận chuyển khí
Các tế bào máu ở người được phân chia thành mấy loại chính ?
5 loại
4 loại
3 loại
2 loại
Huyết tương không bao gồm thành phần nào dưới đây ?
Nước
Muối khoáng
Bạch cầu
Kháng thể
Trong máu, huyết tương chiếm tỉ lệ bao nhiêu về thể tích ?
75%
60%
45%
55%
Máu bao gồm
Hồng cầu và tiểu cầu.
Huyết tương và các tế bào máu
Bạch cầu và hồng cầu.
Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
Lời giải và đáp án
Khi bị mất máu nhiều, nhanh có thể gây tử vong vì
Đáp án : B
Máu cung cấp dinh dưỡng, ôxi cho các tế bào của cơ thể
Khi bị mất máu nhiều, nhanh có thể gây tử vong vì làm giảm huyết áp, não không có đủ oxi có thể gây ngừng thở, tim ngừng đập, tử vong.
Ở người bình thường có 75ml máu/kg cơ thể, một người có khối lượng cơ thể là 50kg thì thể tích máu trong cơ thể là:
3,75 lít
4,75 lít
5,5 lít
Đáp án : A
Thể tích máu ước tính = Thể tích máu trung bình x Khối lượng cơ thể
Thể tích máu ở người có khối lượng 50kg là: 50×75 = 3750ml = 3,75 lít
Môi trường trong liên hệ với môi trường ngoài
Thông qua các hệ cơ quan như hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ bài tiết, da.
Thông qua huyết tương trong máu.
Thông qua hệ bạch huyết.
Cả A và B.
Đáp án : A
Môi trường trong thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài thông qua các hệ cơ quan như da, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ bài tiết.
Khi cơ thể bị mất nước nhiều thì
Máu có thể lưu thông dễ dàng.
Máu khó lưu thông.
Mạch máu bị co lại.
Cả A và B.
Đáp án : B
Khi mất nước làm thể tích nước mô giảm dẫn đến các tế bào máu khó lưu thông
Một đĩa tiết đông để ngoài môi trường một thời gian, thấy trên mặt có màu đỏ sậm là do:
Hêmôglôbin của hồng cầu kết hợp với khí CO có trong không khí.
Hêmôglôbin của hồng cầu kết hợp với khí O2 có trong không khí.
Hemoglobin của hồng cầu kết hợp với khí CO2 có trong không khí.
Hemoglobin của hồng cầu kết hợp với khí N2 có trong không khí.
Đáp án : C
Máu đỏ thẫm do hêmôglôbin của hồng cầu kết hợp với khí CO2 có trong không khí.
Huyết tương có đặc điểm
Màu hồng, hình đĩa lõm 2 mặt, không có nhân.
Trong suốt, có nhân.
Là các mảnh chất tế bào của tế bào sinh tiểu cầu.
Là phần lỏng (màu vàng nhạt), có chứa các chất dinh dưỡng, muối khoáng...
Đáp án : D
Huyết tương:
+ Chiếm 55% thể tích máu
+ Đăc điểm: màu vàng nhạt, lỏng
Chúng ta sẽ bị mất nhiều nước trong trường hợp nào sau đây ?
Tiêu chảy
Lao động nặng
Sốt cao
Tất cả các phương án còn lại
Đáp án : D
Chúng ta sẽ bị mất nhiều nước trong trường hợp tiêu chảy, lao động nặng, sốt cao.
Môi trường trong cơ thể có vai trò chính là ?
Giúp tế bào thường xuyên trao đổi chất với môi trường ngoài.
Giúp tế bào có hình dạng ổn định
Giúp tế bào không bị xâm nhập bởi các tác nhân gây hại
Sinh tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào
Đáp án : A
Môi trường trong cơ thể giúp tế bào trao đổi chất với môi trường ngoài.
Nước mô không bao gồm thành phần nào dưới đây ?
Huyết tương
Hồng cầu
Bạch cầu
Tiểu cầu
Đáp án : B
Nước mô không bao gồm hồng cầu.
Trong cơ thể sống, tế bào nằm chìm ngập trong loại dịch nào ?
Nước mô
Máu
Dịch bạch huyết
Dịch nhân
Đáp án : A
Trong cơ thể sống, tế bào nằm chìm ngập trong nước mô.
Môi trường trong cơ thể được tạo thành bởi?
Nước mô
Máu
Bạch huyết
Cả ba yếu tố trên
Đáp án : D
Môi trường trong cơ thể được tạo thành từ: máu – nước mô – bạch huyết
Chức năng của huyết tương là:
Tham gia vận chuyển các chất dinh dưỡng, hoocmôn, kháng thể và các chất khoáng, các chất thải
Môi trường chuyển hóa của các quá trình trao đổi chất
Tiêu hủy các chất thải, thừa do tế bào đưa ra.
Câu A và B đúng.
Đáp án : D
Huyết tương: là nơi vận chuyển, đồng thời là môi trường chuyển hóa của các quá trình trao đổi chất.
Khả năng vận chuyển khí của hồng cầu có được là nhờ loại sắc tố nào ?
Hêmôerythrin
Hêmôxianin
Hêmôglôbin
Miôglôbin
Đáp án : C
Khả năng vận chuyển khí của hồng cầu có được là nhờ huyết sắc tố Hêmôglôbin.
Khi hồng cầu kết hợp với chất khí nào thì máu sẽ có màu đỏ tươi ?
N2
CO2
O2
CO
Đáp án : C
Hồng cầu kết hợp với O2 thì máu sẽ có màu đỏ tươi.
Vai trò của hồng cầu là?
Vận chuyển chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể
Vận chuyển O2 và CO2
Vận chuyển các chất thải
Cả A, B, C đều đúng
Đáp án : B
Hồng cầu vận chuyển oxi từ phổi về tim tới các tế bào, vận chuyển CO2 từ các tế bào về tim đến phổi.
Đặc điểm nào dưới đây không có ở hồng cầu người ?
Hình đĩa, lõm hai mặt
Nhiều nhân, nhân nhỏ và nằm phân tán
Màu đỏ hồng
Tham gia vào chức năng vận chuyển khí
Đáp án : B
Hồng cầu người chỉ có nhân lúc mới được sinh ra, khi hồng cầu đi vào hoạt động thì không có nhân.
Các tế bào máu ở người được phân chia thành mấy loại chính ?
5 loại
4 loại
3 loại
2 loại
Đáp án : C
Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
Huyết tương không bao gồm thành phần nào dưới đây ?
Nước
Muối khoáng
Bạch cầu
Kháng thể
Đáp án : C
Huyết tương không bao gồm bạch cầu vì bạch cầu là tế bào máu.
Trong máu, huyết tương chiếm tỉ lệ bao nhiêu về thể tích ?
75%
60%
45%
55%
Đáp án : D
Trong máu, huyết tương chiếm 55% về thể tích.
Máu bao gồm
Hồng cầu và tiểu cầu.
Huyết tương và các tế bào máu
Bạch cầu và hồng cầu.
Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
Đáp án : B
Máu gồm 2 thành phần: huyết tương và các tế bào máu