[Tài liệu môn Vật Lí 8] Chuyên Đề KHTN 8 Kết Nối Tri Thức Bài 13 Khối Lượng Riêng

Tiêu đề Meta: Khối Lượng Riêng - KHTN 8 - Bài 13 Chi Tiết Mô tả Meta: Tìm hiểu chi tiết về Khối lượng riêng trong Khoa học tự nhiên lớp 8. Bài học bao gồm tổng quan, kiến thức, phương pháp học, ứng dụng thực tế, kết nối chương trình và hướng dẫn học tập. Nắm vững Khối lượng riêng dễ dàng với tài liệu bài 13 này. Chuyên Đề KHTN 8 Kết Nối Tri Thức Bài 13 Khối Lượng Riêng 1. Tổng quan về bài học

Bài học này tập trung vào khái niệm Khối lượng riêng, một đại lượng vật lý quan trọng trong Khoa học tự nhiên lớp 8. Mục tiêu chính là giúp học sinh hiểu được khái niệm khối lượng riêng, cách tính và đơn vị của nó, cũng như các ứng dụng thực tế. Bài học sẽ phân tích chi tiết các yếu tố liên quan đến khối lượng riêng, giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập và vấn đề thực tế.

2. Kiến thức và kỹ năng

Sau khi hoàn thành bài học, học sinh sẽ:

Hiểu rõ khái niệm khối lượng riêng và ý nghĩa của nó. Nắm vững công thức tính khối lượng riêng và các đơn vị đo lường liên quan (ví dụ: kg/m³). Phân biệt được khối lượng riêng và trọng lượng riêng. Vận dụng công thức tính khối lượng riêng để giải quyết các bài toán. Ứng dụng kiến thức về khối lượng riêng trong việc phân biệt các vật liệu khác nhau. Hiểu và phân tích mối quan hệ giữa khối lượng, thể tích và khối lượng riêng của một vật. 3. Phương pháp tiếp cận

Bài học được thiết kế theo phương pháp tiếp cận từ lý thuyết đến thực hành. Chúng tôi sẽ:

Giới thiệu khái niệm khối lượng riêng bằng các ví dụ minh họa. Phân tích chi tiết công thức tính khối lượng riêng. Luyện tập giải các bài tập vận dụng, từ cơ bản đến nâng cao. Sử dụng hình ảnh và minh họa đồ họa để giúp học sinh dễ dàng nắm bắt khái niệm. Đưa ra các bài tập trắc nghiệm để kiểm tra hiểu biết của học sinh. Đề xuất các hoạt động nhóm để khuyến khích sự tương tác và thảo luận. 4. Ứng dụng thực tế

Khối lượng riêng có nhiều ứng dụng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày:

Phân biệt các loại kim loại khác nhau. Xác định mật độ của các chất lỏng. Thiết kế các vật liệu nhẹ nhưng chắc chắn. Ứng dụng trong lĩnh vực công nghiệp (ví dụ: chế tạo máy móc, thiết bị). Giải thích hiện tượng nổi và chìm của các vật thể trong chất lỏng. 5. Kết nối với chương trình học

Bài học này là một phần quan trọng của chương trình Khoa học tự nhiên lớp 8, kết nối với các khái niệm về lực, trọng lượng, và thể tích. Hiểu rõ khối lượng riêng sẽ giúp học sinh tiếp thu tốt hơn các bài học tiếp theo về các hiện tượng vật lý liên quan.

6. Hướng dẫn học tập

Để học hiệu quả, học sinh nên:

Đọc kỹ lý thuyết và ghi chú trọng tâm.
Thực hành giải các bài tập trong sách giáo khoa và bài tập bổ sung.
Tham khảo các ví dụ và minh họa trong bài học.
Thảo luận với bạn bè và giáo viên để giải đáp thắc mắc.
Sử dụng các công cụ trực quan để hình dung các khái niệm.
Làm các bài tập trắc nghiệm để kiểm tra sự hiểu biết của mình.
Tìm hiểu thêm thông tin từ các nguồn khác như sách tham khảo, internet.

Từ khóa (40 keywords):

Khối lượng riêng, KHTN 8, Bài 13, Vật lý, Công thức, Đơn vị đo lường, kg/m³, Thể tích, Khối lượng, Trọng lượng, Kim loại, Chất lỏng, Vật liệu, Nổi, Chìm, Ứng dụng, Công nghiệp, Giải bài tập, Phương pháp học, Học tập, Kiến thức, Kỹ năng, Bài tập, Trắc nghiệm, Hoạt động nhóm, Minh họa, Hình ảnh, Lý thuyết, Thực hành, Phân biệt, Mối quan hệ, Đơn vị, Khái niệm, Giải thích, Vận dụng, Ứng dụng thực tế, Khoa học tự nhiên, Tài liệu học tập.

Chuyên đề KHTN 8 Kết nối tri thức bài 13 Khối lượng riêng được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 5 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

BÀI 13: Khối Lượng Riêng

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Khối lượng riêng

 Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.

Khối lượng riêng =

D = $\frac{m}{V}$

 Ngoài đại lượng khối lượng riêng của một chất, người ta còn sử dụng đại lượng khác là trọng lượng riêng.

Trọng lượng của một mét khối một chất gọi là trọng lượng riêng d của chất đó.

Công thức tính trọng lượng riêng:

d = $\frac{P}{V}$

Trong đó:

– P là trọng lượng (N)

– V là thể tích (m3)

Đơn vị của trọng lượng riêng là N/m3.

 Bảng khối lượng riêng của các chất ở nhiệt độ phòng:

2. Đơn vị khối lượng riêng

Đơn vị thường dùng đo khối lượng là kg/m3 hoặc g/cm3 hay g/mL:

1 kg/m3 = 0,001 g/cm3

1 g/cm3 = 1 g/ml

B. CÂU HỎI TRONG BÀI HỌC

Câu 1: Dựa vào đại lượng nào, người ta nói sắt nặng hơn nhôm?

Hướng dẫn giải

Dựa vào khối lượng riêng hoặc trọng lượng riêng, người ta nói sắt nặng hơn nhôm.

Câu 2: Một khối gang hình hộp chữ nhật có chiều dài các cạnh tương ứng là 2 cm, 3 cm, 5 cm và có khối lượng 210 g.

Hãy tính khối lượng riêng của gang?

Hướng dẫn giải

Thể tích của khối gang là: V = 2.3.5 = 30 cm3.

Khối lượng riêng của gang là: D = $\frac{m}{V}$ = $\frac{{210}}{{30}}$ = 7g/cm3.

C. CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Tính được khối lượng của vật khi biết khối lượng riêng và thể tích. Ví dụ, tính khối lượng nước trong một bể hình hộp chữ nhật.

Hướng dẫn giải

Tính khối lượng nước trong một bể hình hộp chữ nhật theo công thức:

m = D. V = D. h. S = Khối lượng riêng của nước x chiều cao x diện tích mặt đáy.

D. TỰ LUẬN

Câu 1: Một khối gang hình hộp chữ nhật có chiều dài các cạnh tương ứng là 2 cm, 2 cm, 5 cm và có khối lượng 140 g.

Hãy tính khối lượng riêng của gang?

Hướng dẫn giải

Thể tích của khối gang là: V = 2.2.5 = 20 cm3.

Khối lượng riêng của gang là: D = $\frac{m}{V}$ = $\frac{{140}}{{20}}$ = 7g/cm3.

Câu 2: Hãy tính khối lượng và trọng lượng của một chiếc dầm sắt có thể tích 40 dm3.

Hướng dẫn giải

Đổi: 40 dm3 = 0,04 m3.

Khối lượng của chiếc dầm sắt là: m = D.V = 7800.0,04 = 312 kg.

Trọng lượng của chiếc dầm sắt là: P = 10m = 10.312 = 3120 N.

Câu 3: Tính khối lượng của nước trong một bể hình hộp chữ nhật có khối lượng riêng của nước 1000 kg/m3, chiều cao 0,5 m và diện tích đáy 6 cm2.

Hướng dẫn giải

Đổi: 6 cm2 = 0,0006 m2.

Thể tích của nước là: V = S.h = 0,0006.0,5 = 0,0003 m3.

Khối lượng của nước trong một bể hình hộp chữ nhật: m = D.V = 1000.0,0003 = 0,3 kg.

Câu 4: Một cái bể bơi có chiều dài 20 m, chiều rộng 8 m, độ sâu của nước là 1,5 m. Tính khối lượng của nước trong bể. Biết khối lượng riêng của nước 1000 kg/m3.

Hướng dẫn giải

Thể tích của nước là: V = 20.8.1,5 = 240 m3.

Khối lượng của nước trong một bể hình hộp chữ nhật: m = D.V = 1000.240 = 240000 kg.

Câu 5: Mỗi nhóm học sinh hãy hòa 50 g muối ăn vào 0,5 L nước

rồi đo khối lượng riêng của nước muối đó.

Hướng dẫn giải

Đổi: 50 g = 0,05 kg;

0,5 L = 0,5 dm3 = 0,0005 m3.

Khối lượng riêng của nước muối đó là: D = $\frac{m}{V}$ = $\frac{{0,05}}{{0,0005}}$ = 100 kg/m3.

E. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

MỨC ĐỘ 1: BIẾT (7 câu biết)

Câu 1. Hiện tượng nào sau đây xảy ra đối với khối lượng riêng của nước khi đun nước trong một bình thủy tinh?

A. Khối lượng riêng của nước tăng.

B. Khối lượng riêng của nước giảm.

C. Khối lượng riêng của nước không thay đổi.

D. Khối lượng riêng của nước lúc đầu giảm sau đó mới tăng.

Câu 2. Cho m, V lần lượt là khối lượng và thể tích của một vật. Biểu thức xác định khối lượng riêng của chất tạo thành vật đó có dạng nào sao đây?

A. p = m.V

B. p = $\frac{{\text{m}}}{{\text{V}}}$

C. p = $\frac{{\text{V}}}{{\text{m}}}$

D. p = mV

Câu 3. Ở thể lỏng dưới áp suất thường, khối lượng riêng của nước có giá trị lớn nhất ở nhiệt độ:

A. 00C

B. 1000C

C. 200C

D. 40C

Câu 4. Cho ba bình giống hệt nhau đựng 3 chất lỏng: rượu, nước và thủy ngân với cùng một thể tích như nhau. Biết khối lượng riêng của thủy ngân là ρHg = 13600 kg/m3, của nước là ρnước = 1000 kg/m3, của rượu là ρrượu = 800 kg/m3. Hãy so sánh áp suất của chất lỏng lên đáy của các bình:

A. pHg > pnước > prượu.

B. pHg > prượu > pnước.

C. pHg > pnước > prượu.

D. pnước > pHg > prượu.

Câu 5. Người ta thường nói sắt nặng hơn nhôm. Câu giải thích nào sau đây là không đúng?

A. Vì trọng lượng của sắt lớn hơn trọng lượng của nhôm.

B. Vì trọng lượng riêng của sắt lớn hơn trọng lượng riêng của nhôm.

C. Vì khối lượng riêng của sắt lớn hơn khối lượng riêng của nhôm.

D. Vì trọng lượng riêng của miếng sắt lớn hơn trọng lượng của miếng nhôm có cùng thể tích.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là đúng?

A. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.

B. Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 có nghĩa là 1 cm3 sắt có khối lượng 7800 kg.

C. Công thức tính khối lượng riêng là D = m.V.

D. Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng.

Câu 7. Điền vào chỗ trống: “Khi biết khối lượng riêng của một vật, ta có thể biết vật đó được cấu tạo bằng chất gì bằng cách đối chiếu với bảng … của các chất.”

A. Khối lượng riêng B. Trọng lượng riêng

C. Khối lượng D. Thể tích

ĐÁP ÁN

1 2 3 4 5 6 7
B B D C A A A

MỨC ĐỘ 2: HIỂU (5 câu)

Câu 1. Tính khối lượng của một khối đá hoa cương dạng hình hộp chữ nhật có kích thước 2,0 m x 3,0 m x 1,5 m. Biết khối lượng riêng của đá hoa cương là ρ = 2750kg/m3

A. 2475 kg.

B. 24750 kg.

C. 275 kg.

D. 2750 kg.

Câu 2. Khối lượng riêng của một chất cho ta biết khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.

A. Đơn vị thể tích chất đó.

B. Đơn vị khối lượng chất đó.

C. Đơn vị trọng lượng chất đó.

D. Không có đáp án đúng.

Câu 3. Cho biết 13,5 kg nhôm có thể tích là 5 dm³. Khối lượng riêng của nhôm bằng bao nhiêu?

A. 2700kg/dm³.

B. 2700kg/m³.

C. 270kh/m³.

D. 260kg/m³.

Câu 4. Một kg kem giặt VISO có thể tích 900 cm³. Tính khối lượng riêng của kem giặt VISO và so sánh với khối lượng riêng của nước.

A. 1240 kg/m3.

B. 1200 kg/m3.

C. 1111,1 kg/m3.

D. 1000 kg/m3.

Câu 5. Muốn đo khối lượng riêng của quả cầu bằng sắt người ta dùng những dụng cụ gì?

A. Chỉ cần dùng một cái cân.

B. Chỉ cần dùng một lực kế.

C. Cần dùng một cái cân và bình chia độ.

D. Chỉ cần dùng một bình chia độ.

ĐÁP ÁN

1 2 3 4 5
B A B C C

MỨC ĐỘ 3: VẬN DỤNG (GIẢI CHI TIẾT) 3 câu

Câu 1. Biết 10 lít cát có khối lượng 15 kg. Tính thể tích của 1 tấn cát.

A. 0,667m³.

B. 0,667m4.

C. 0,778m³.

D. 0,778m4.

Hướng dẫn giải

V1 = 10 lít = 10 dm3 = 0,01m3

Khối lượng riêng của cát là: D = $\frac{m}{V}$ = $\frac{{15}}{{0,01}}$ = 1500 kg/m3.

Thể tích 1 tấn cát V = $\frac{m}{D}$ = $\frac{{1000}}{{1500}}$ = 0,667 m3.

Câu 2. Có một vật làm bằng kim loại, khi treo vật đó vào một lực kế và nhúng chìm trong một bình tràn đựng nước thì lực kế chỉ 8,5 N đồng thời lượng nước tràn ra có thể tích 0,5 lít. Hỏi vật đó có khối lượng là bao nhiêu và làm bằng chất gì? Cho khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3.

A. 13,5 kg – Nhôm.

B. 13,5 kg – Đá hoa cương.

C. 1,35 kg – Nhôm.

D. 1,35 kg – Đá hoa cương.

Hướng dẫn giải

Thể tích nước tràn ra ngoài đúng bằng thể tích của vật chiếm chỗ:

V = 0,5 lít = 0,5 dm3 = 5.10-4 m3.

Lực đẩy Ác-si-mét: FA = dn.V = 104.5.10-4 = 5 (N).

Trọng lượng của vật: P = P1 + FA = 8,5 + 5 = 13,5 (N).

Vậy khối lượng của vật là: 1,35 (kg).

Câu 3. Cho khối lượng riêng của nhôm, sắt, chì, đá lần lượt là 2700 kg/m3, 7800 kg/m3, 11300 kg/m3, 2600 kg/m3. Một khối đồng chất có thể tích 300 cm3, nặng 810g đó là khối.

A. Nhôm.

B. Sắt.

C. Chì.

D. Đá.

Hướng dẫn giải

300 cm3= 0,3 dm3 = 0,0003 m3

810g = 0,81 kg

Khối lượng riêng $D = \frac{m}{V} = \frac{{0,81}}{{0,0003}} = 2700$kg/m3

Chọn A.

Tài liệu đính kèm

  • Chuyen-de-KHTN-8-Ket-noi-Bai-13.docx

    512.89 KB • DOCX

    Tải xuống

Giải bài tập những môn khác

Tài liệu môn toán

Tài liệu tin học

Tài liệu Lớp 1

Tài liệu Lớp 2

Tài liệu Lớp 3

Tài liệu Lớp 4

Tài liệu Lớp 5

Trò chơi Powerpoint

Sáng kiến kinh nghiệm