[Tài liệu khtn lớp 8] Chuyên Đề KHTN 8 Kết Nối Tri Thức Bài 6 Tính Theo Phương Trình Hoá Học

Chuyên Đề KHTN 8 Kết Nối Tri Thức - Bài 6: Tính Theo Phương Trình Hoá Học 1. Tổng quan về bài học

Bài học này tập trung vào kỹ năng tính toán dựa trên phương trình hóa học, một kỹ năng quan trọng trong môn Hóa học. Học sinh sẽ học cách xác định khối lượng, số mol hoặc thể tích của các chất tham gia và sản phẩm trong một phản ứng hóa học dựa trên phương trình cân bằng. Mục tiêu chính là giúp học sinh hiểu và vận dụng thành thạo các công thức liên quan đến số mol, khối lượng mol, thể tích mol, và cách giải các bài toán hóa học cơ bản.

2. Kiến thức và kỹ năng

Sau bài học này, học sinh sẽ:

Hiểu được khái niệm số mol và khối lượng mol. Hiểu được mối liên hệ giữa số mol và khối lượng của chất. Hiểu được khái niệm thể tích mol của chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Viết được phương trình hóa học cân bằng. Áp dụng các công thức liên quan để tính toán khối lượng, số mol, và thể tích của các chất trong phản ứng hóa học. Giải quyết được các bài tập tính toán đơn giản dựa trên phương trình hóa học. 3. Phương pháp tiếp cận

Bài học được thiết kế theo phương pháp hướng dẫn u2013 thực hành:

Giảng dạy lý thuyết: Giáo viên sẽ trình bày rõ ràng các khái niệm số mol, khối lượng mol, thể tích mol và cách viết phương trình hóa học cân bằng. Phân tích ví dụ: Bài học sẽ đi kèm với các ví dụ minh họa để giúp học sinh hiểu rõ cách vận dụng các công thức và kỹ thuật giải bài tập. Thực hành bài tập: Học sinh sẽ được làm các bài tập về tính toán dựa trên phương trình hóa học, từ dễ đến khó, để củng cố kiến thức và kỹ năng. Đánh giá: Giáo viên sẽ theo dõi quá trình học tập của học sinh thông qua việc chấm bài tập và trả lời câu hỏi. 4. Ứng dụng thực tế

Kiến thức về tính toán theo phương trình hóa học có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất:

Trong công nghiệp: Tính toán lượng nguyên liệu cần thiết để sản xuất một sản phẩm. Trong phòng thí nghiệm: Tính toán các chất cần sử dụng trong các thí nghiệm. Trong đời sống hàng ngày: Ví dụ như tính toán lượng nhiên liệu cần cho một chuyến đi hoặc lượng thức ăn cần chuẩn bị cho một bữa ăn. 5. Kết nối với chương trình học

Bài học này là bước tiếp theo trong chuỗi kiến thức về hóa học. Nó dựa trên kiến thức về hóa trị, phản ứng hóa học và các khái niệm cơ bản về nguyên tố và hợp chất. Bài học này sẽ được sử dụng như nền tảng để học sâu hơn về các phản ứng hóa học phức tạp hơn trong các bài học tiếp theo.

6. Hướng dẫn học tập

Để học tốt bài học này, học sinh cần:

Đọc kỹ bài học: Hiểu rõ các khái niệm và công thức.
Ghi chép cẩn thận: Ghi lại các công thức, ví dụ và bài tập quan trọng.
Làm các bài tập: Thực hành giải các bài tập để củng cố kiến thức và kỹ năng.
Hỏi giáo viên: Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy hỏi giáo viên để được giải đáp.
Học nhóm: Làm việc nhóm để thảo luận và giúp đỡ nhau trong việc giải quyết bài tập.
* Xem lại bài học: Xem lại bài học thường xuyên để củng cố kiến thức và kỹ năng.

Từ khóa liên quan (40 keywords):

1. Phương trình hóa học
2. Số mol
3. Khối lượng mol
4. Thể tích mol
5. Phản ứng hóa học
6. Cân bằng phương trình
7. Tính toán hóa học
8. Khối lượng
9. Thể tích
10. Điều kiện tiêu chuẩn
11. Nguyên tố
12. Hợp chất
13. Hóa trị
14. Chất tham gia
15. Chất sản phẩm
16. Mol
17. Khối lượng phân tử
18. Khối lượng nguyên tử
19. Tỷ lệ mol
20. Tính theo phương trình
21. Bài tập hóa học
22. Công thức
23. Ví dụ
24. Cân bằng
25. Định luật bảo toàn khối lượng
26. Hóa học
27. Phản ứng oxi hóa khử
28. Mol chất khí
29. Bài toán
30. Đề thi
31. Kiểm tra
32. Phương trình hoá học cân bằng
33. Mol nguyên tử
34. Khối lượng riêng
35. Hỗn hợp
36. Bài tập tính toán
37. Chuyên đề
38. Kết nối tri thức
39. Lớp 8
40. Khoa học tự nhiên

Download file Chuyên Đề KHTN 8 Kết Nối Tri Thức Bài 6 Tính Theo Phương Trình Hoá Học tại đây!!!

Chuyên đề KHTN 8 Kết nối tri thức bài 6 Tính theo phương trình hoá học được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 5 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

BÀI 6: TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC

SGK KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Tính lượng chất trong phương trình hóa học

Dựa vào phương trình hóa học, khi biết lượng một chất đã phản ứng hoặc lượng chất tạo thành, tính được lượng các chất còn lại.

2. Hiệu suất phản ứng

a. Khái niệm hiệu suất phản ứng:

– Xét phản ứng trong trường hợp tổng quát:

Chất phản ứng → Sản phẩm

– Với hiệu suất phản ứng nhỏ hơn 100% khi đó:

+ Lượng chất phản ứng dùng trên thực tế sẽ lớn hơn lượng tính theo phương trình hóa học (theo lí thuyết)

+ Lượng sản phẩm thu được trên thực tế sẽ nhỏ hơn lượng tính theo phương trình hóa học

b. Công thức tính hiệu suất phản ứng:

$H = \frac{{m’}}{m}.100\% = \frac{{n’}}{n}.100\%$

Với: m,n lần lượt là khối lượng và số mol chất sản phẩm tính theo lí thuyết

m’, n’ lần lượt là khối lượng và số mol chất sản phẩm tính theo thực tế

B. CÂU HỎI TRONG BÀI HỌC

Câu 1: Hoà tan hết 0,65 gam Zn trong dung dịch HCl 1 M, phản ứng xảy ra như sau:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Tính thể tích khí hydrogen thu được trong ví dụ trên ở 250C, 1 bar.

Hướng dẫn giải

${n_{Zn}} = \frac{{0,65}}{{65}} = 0,01$ (mol)

PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

PTHH (mol) 1 1

Theo phản ứng (mol) 0,01 → 0,01

Thể tích khí hydrogen thu được ở 250C, 1 bar (tức điều kiện chuẩn) là:

${V_{{H_2}}} =$ 0,01 . 24,79 = 0,2479 lít.

Câu 2: Khi cho Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thì xảy ra phản ứng hoá học như sau:

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

Sau phản ứng thu được 0,02 mol MgSO4. Tính thể tích khí H2 thu được ở 250C, 1 bar.

Hướng dẫn giải

PTHH: Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

PTHH (Mol) 1 1

Phản ứng (mol) 0,02 → 0,02

Thể tích khí H2 thu được ở 250C, 1 bar (tức điều kiện chuẩn) là:

${V_{{H_2}}} =$ 0,02 . 24,79 = 0,4958 lít.

Câu 3: Khi nung nóng KClO3 xảy ra phản ứng hoá học sau (phản ứng nhiệt phân):

2KClO3$\xrightarrow{{{t^0}}}$  2KCl + 3O2

Biết rằng hiệu suất phản ứng nhỏ hơn 100%.

Hãy chọn các từ/cụm từ (lớn hơn, nhỏ hơn, bằng) phù hợp với nội dung còn thiếu trong các câu sau đây:

– Khi nhiệt phân 1 mol KClO3 thì thu được số mol O… (1) … 1,5 mol.

– Để thu được 0,3 mol O2 thì cần số mol KClO3 … (2) … 0,2 mol.

Hướng dẫn giải

– Khi nhiệt phân 1 mol KClO3 thì thu được số mol O2 nhỏ hơn 1,5 mol.

– Để thu được 0,3 mol O2 thì cần số mol KClO3 lớn hơn 0,2 mol.

Câu 4: Nung 10 gam calcium carbonate (thành phần chính của đá vôi), thu được khí carbon dioxide và m gam vôi sống. Giả thiết hiệu suất phản ứng là 80%, xác định m.

Hướng dẫn giải

Số mol của CaCO3 : 0,1 mol

PTHH : CaCO3 $\xrightarrow{{{t^0}}}$CaO+ CO2

Theo PTHH (mol) 1 1

Theo phản ứng (mol) 0,1 0,1

Khối lượng CaO theo phương trình phản ứng là: 0,1.56=5,6 gam

Khối lượng CaO thực tế thu được là$\frac{{5,6.80}}{{100}} = 4,48$gam

C. CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

(KHÔNG CÓ)

D. CÂU TỰ LUẬN TƯƠNG TỰ 

Câu 1: Khi cho m gam kim loại Mg phản ứng với ldung dịch HCl dư theo phản ứng:

Mg+ 2HCl → MgCl2 + H2 Sau phản ứng thu được 2,479 lít (đktc) khí hiđro ở 250C, 1 bar. Tính m?

Hướng dẫn giải

${n_{{H_2}}} = \frac{{2,479}}{{24,79}} = 0,1$ mol

PTHH: Mg+ 2HCl → MgCl2 + H2

PTHH (mol) 1 1

Phản ứng (mol) 0,1 ← 0,1

m= mMg= 0,1.24=2,4 gam

Câu 2: Khi cho kim loại 6,5g kim loại Zn phản ứng với dung dịch axit sunfuric loãng như sau: Zn+ H2SO4 →ZnSO4 + H2. Tính khối lượng muối ZnSO4 thu được sau phản ứng.

Hướng dẫn giải

Số mol kim loại Zn là nZn= 0,1 mol

PTHH Zn+ H2SO4 →ZnSO4 + H2

Theo PTHH (mol) 1 1

Theo phản ứng (mol) 0,1 → 0,1

${m_{ZnS{O_4}}} = 0,1.161 = 16,1$ gam

Câu 3: Nung 10 gam calcium carbonate (thành phần chính của đá vôi), thu được khí carbon dioxide và 4,48 gam vôi sống. Tính hiệu suất phản ứng ?

Hướng dẫn giải

PTHH: CaCO3$\xrightarrow{{{t^0}}}$CaO+ CO2

Theo PTHH (mol) 1 1

Theo phản ứng (mol) 0,1 0,1

Khối lượng của CaO lý thuyết là : mCaO LT = 0,1.56 = 5,6 gam

Hiệu suất phản ứng trên là

$H = \frac{{4,48.100}}{{5,6}} = 80\%$

Câu 4: Khí thiên nhiên nén (CNG – Compressed Natural Gas) có thành phần chính là methane (CH4), là nhiêu liệu sạch, thân thiện với môi trường. Xét phản ứng đốt cháy methane trong buồng đốt động cơ xe buýt sử dụng nhiên liệu CNG:

CH4 + 2O2 $\xrightarrow{{{t^0}}}$ CO2 + 2H2O

Tính thể tích khí CO2 (đkc) ở ở 250C, 1 bar từ 24,79 lít khí CH4

Hướng dẫn giải

PTHH: CH4 + 2O2 $\xrightarrow{{{t^0}}}$ CO2 + 2H2O

Theo PTHH (lit) 1 1

Theo phản ứng (lít) 24,79 24,79

Vậy ${V_{C{O_2}}} =$24,79 lít

Câu 5: Trong công nghiệp, xút (sodium hydroxide NaOH) được sản xuất bằng phương pháp điện phân dung dịch sodium chloride (NaCl) có màng ngăn xốp. Bằng phương pháp này, người ta cũng thu được khí chlorine (Cl2)(sơ đồ minh họa).

Diagram, schematic Description automatically generated

Chất khí này được làm khô (loại hơi nước) rồi hóa lỏng để làm nguyên liệu quan trong cho nhiều ngành công nghiệp chế biến và sản xuất hóa chất.

Từ quá trình điện phân nêu trên, một lượng chlorine (Cl2 )và hydrogen (H2) sinh ra được tận dụng để sản xuất hydrochloric acid HCl đặc thương phẩm (32%, D = 1,153 g/mL ở 30 ℃). Một nhà máy với quy mô sản xuất 200 tấn xút (NaOH) mỗi ngày thì đồng thời sản xuất được bao nhiêu m3 acid thương phẩm trên. Biết rằng, tại nhà máy này, 60% khối lượng chlorine sinh ra được dùng tổng hợp hydrochloric acid và hiệu suất toàn bộ quá trình từ chlorine đến acid thương phẩm đạt 80% về khối lượng.

Hướng dẫn giải

2NaCl + 2H2O $\xrightarrow[{mn}]{{dpdd}}$ 2NaOH + Cl2 + H2

H2 + Cl2 $\xrightarrow{{}}$ 2HCl

$\xrightarrow{{PTHH}}{\text{ }}{{\text{n}}_{HCl}}{\text{ = }}{{\text{n}}_{NaOH}}{\text{ = }}\frac{{200}}{{40}}{\text{ }}\xrightarrow{{}}{\text{ }}{{\text{m}}_{HCl}}{\text{ = }}\frac{{200}}{{40}}.36,5.60\% .80\% $

$ \Rightarrow {\text{ }}{{\text{m}}_{dd(HCl)}}{\text{ = }}\frac{{\frac{{200}}{{40}}.36,5.60\% .80\% }}{{32\% }}{\text{ }} \Rightarrow {\text{ }}{{\text{V}}_{dd(HCl)}}{\text{ = }}\frac{m}{d} = \frac{{\frac{{200}}{{40}}.36,5.60\% .80\% }}{{32\% .}}{\text{ = 237, }}{{\text{m}}^3}$

E. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

MỨC ĐỘ 1: BIẾT (7 câu biết)

Câu 1. Cho phản ứng hóa học sau: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Tỉ lệ số mol của Fe và H2

A. 1:1. B. 1:2. C. 2:1 D. 1:3.

Câu 2. Cho phương trình hóa học: CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O.Khi cho 1 mol CuO tác dụng với đủ với H2SO4 thu được x mol CuSO4 . Giá trị x là

A. 0,5 mol. B. 1 mol. C. 2 mol. D. 2,5 mol.

Câu 3. Chọn đáp án đúng: Công thức tính hiệu suất phản ứng theo chất sản phẩm là

A. $H = \frac{{{n_{LT}}}}{{{n_{TT}}}}.100\%$. B. $H = \frac{{{n_{TT}}}}{{{n_{LT}}}}.100\%$. C. $H = \frac{{{m_{LT}}}}{{{n_{TT}}}}.100\%$. D. $H = {m_{LT}}.{m_{TT}}.100\%$.

Câu 4. Cho phương trình hóa học : N2 + 3H2 → 2NH3

Tỉ lệ mol của các chất N2 :H2: NH3 lần lượt là

A. 1:2:3. B. 1:3:2. C. 2:1:3. D. 2:3:1.

Câu 5. Cho sơ đồ phản ứng : P + O2$\xrightarrow{{{t^0}}}$ P2O5

Tổng hệ số cân bằng của phản ứng trên là

A. 13 mol. B. 14 mol. C. 15 mol. D. 16 mol.

Câu 6. Hiệu suất phản ứng là

A. Tỉ lệ số mol giữa chất sản phẩm và chất tham gia phản ứng.

B. Tích số mol giữa chất sản phẩm và chất tham gia phản ứng.

C. Tỉ lệ giữa lượng sản phẩm thu được theo thực tế với lượng sản phẩm thu được theo lí thuyết.

D. Tỉ lệ giữa lượng chất tham gia phản ứng theo thực tế với lượng chất tham gia phản ứng theo lí thuyết.

Câu 7. Chọn phát biểu đúng

Khi hiệu suất phản ứng nhỏ hơn 100% thì

A. Lượng chất phản ứng dùng trên thực tế sẽ nhỏ hơn lượng tính theo phương trình hóa học.

B. Lượng sản phẩm thu được trên thực tế sẽ lớn hơn lượng tính theo phương trình hóa học.

C. Lượng sản phẩm thu được trên thực tế sẽ nhỏ hơn lượng tính theo phương trình hóa học.

D. Lượng sản phẩm thu được trên thực tế sẽ lớn hơn hoặc bằng lượng tính theo phương trình hóa học

MỨC ĐỘ 2 : HIỂU (5 câu )

Câu 1. Cho phương trình: $CaC{{\text{O}}_3}\xrightarrow{{{t^o}}}CaO + C{O_2}.$ Số mol CaCO3 cần dùng để điều chế được 11,2 gam Ca.

A. 0,2 mol. B. 0,3 mol. C. 0,4 mol. D. 0,1 mol.

Câu 2. Cho phương trình sau: $2KCl{O_3}\xrightarrow{{{t^o},\,\,xt}}2KCl + 3{O_2}.$ Giả sử phản ứng hoàn toàn, từ 0,6 mol KClO3 sẽ thu được bao nhiêu mol khí oxi?

A. 0,9 mol. B. 0,45 mol. C. 0,2 mol. D. 0,4 mol.

Câu 3. Cho phản ứng hóa học sau: $Al + {H_2}S{O_4}\xrightarrow{{}}A{l_2}{(S{O_4})_3} + {H_2}.$ Số mol H2SO4 phản ứng hết với 6 mol Al là

A. 6 mol. B. 9 mol. C. 3 mol. D. 5 mol.

Câu 4. Người ta điều chế vôi sống bằng cách nung đá vôi. Lượng vôi sống thu được từ 1 tấn đá vôi với hiệu suất phản ứng bằng 90% là

A. 0,252 tấn. B. 0,378 tấn. C. 0,504 tấn. D. 0,606 tấn.

Câu 5. Mg phản ứng với HCl theo phản ứng: $Mg + HCl\xrightarrow{{}}MgC{l_2} + {H_2}.$ Sau phản ứng thu được 2,479 lít (đktc) khí hiđro ở 250C và 1 bar thì khối lượng của Mg đã tham gia phản ứng là

A. 2,4 gam. B. 12 gam. C. 2,3 gam. D. 7,2am.

MỨC ĐỘ 3: VẬN DỤNG (GIẢI CHI TIẾT) 3 câu

Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn 7,5 gam than đá có chứa 4% tạp chất không cháy.

Thể tích khí oxi cần dùng (đktc) để đốt cháy hết lượng than đá trên ở 250C và 1 bar

A. 49,58 lít. B. 74,37 lít. C. 37,185 lít. D. 14,874 lít.

Hướng dẫn giải

PTHH: C+ O2$\xrightarrow{{{t^0}}}$ CO2

Theo bài, than đá có chứa 96% carbon.

Khối lượng cacbon là 7,5.96% = 7,2 gam

${n_C}$= 0,6 mol

Theo PTHH${n_{{O_2}}}$ =${n_C}$ = 0,6 mol

Thể tích khí oxi ở điều kiện chuẩn tại 250C và 1 bar là

${v_{{O_2}}}$= 0,6.24,79 = 14,847 lít

Câu 2. Quá trình quang hợp của cây xanh diễn ra theo sơ đồ phản ứng:

$6C{O_2} + 5{H_2}O\xrightarrow{{Diep\,\,luc,\,\,a\,s}}\underbrace {{{({C_6}{H_{10}}{O_5})}_n}}_{tinh\,\,bot} + 6{O_2} \uparrow $

Khối lượng tinh bột thu được nếu tiêu thụ 5 tấn nước và lượng khí CO2 tham gia phản ứng dư (hiệu suất phản ứng 80%) là

A. 9 tấn. B. 7,2 tấn. C. 11,25 tấn. D. 10 tấn.

Hướng dẫn giải

PTHH: $6C{O_2} + 5{H_2}O\xrightarrow{{Diep\,\,luc,\,\,a\,s}}\underbrace {{{({C_6}{H_{10}}{O_5})}_n}}_{tinh\,\,bot} + 6{O_2} \uparrow $

Theo PTHH 5.18 162

Theo phản ứng (tấn) 5 x

Suy ra x=$\frac{{5.162}}{{5.18}}$=9 tấn

Khối lượng thực tế tinh bột thu được là$\frac{{9.80}}{{100}} = 7,2$ tấn

Câu 3. Cho sơ đồ thí nghiệm điều chế khí oxygen như sau

IMG_256

Khi phân huỷ hoàn toàn 47,4 gam KMnO4 phản ứng xảy ra như sau:

2KMnO4$\xrightarrow{{{t^0}}}$ K2MnO4 + MnO2 + O2

Thể tích khí oxygen thu được ở 250C và 1 bar là

A. 33,6 lít. B. 3,36 lít. C. 11,2 lít. D. 1,12 lít.

Hướng dẫn giải

${n_{KMn{O_4}}} = 0,3$

PTHH : 2KMnO4$\xrightarrow{{{t^0}}}$K2MnO4 +MnO2 +O2

Theo PTHH (mol) 2 1

Theo phản ứng (mol) 0,3 0,15

Thể tích khí oxygen thu được ở 250C và 1 bar là ${V_{{O_2}}} = 0,15.24,79 = 3,7185$lít

Tài liệu đính kèm

  • Chuyen-de-KHTN-8-Ket-noi-Bai-6.docx

    381.79 KB • DOCX

    Tải xuống

Giải bài tập những môn khác

Tài liệu môn toán

Tài liệu tin học

Tài liệu Lớp 1

Tài liệu Lớp 2

Tài liệu Lớp 3

Tài liệu Lớp 4

Tài liệu Lớp 5

Trò chơi Powerpoint

Sáng kiến kinh nghiệm