[SGK Toán Lớp 9 Kết nối tri thức] Giải bài tập 1.3 trang 10 SGK Toán 9 tập 1 - Kết nối tri thức
Hướng dẫn học bài: Giải bài tập 1.3 trang 10 SGK Toán 9 tập 1 - Kết nối tri thức - Môn Toán học Lớp 9 Lớp 9. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách 'SGK Toán Lớp 9 Kết nối tri thức Lớp 9' được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.
đề bài
viết nghiệm và biểu diễn hình học tất cả các nghiệm của mỗi phương trình bậc nhất hai ẩn sau:
a) \(2x - y = 3;\)
b) \(0x + 2y = - 4;\)
c) \(3x + 0y = 5.\)
video hướng dẫn giải
phương pháp giải - xem chi tiết
để viết nghiệm của một phương trình bậc nhất hai ẩn, ta cần rút y theo x \(\left( {by = c - ax} \right)\) từ đó ta giải được \(y = \frac{{c - ax}}{b}\) với \(b \ne 0.\) đối với trường hợp \(b = 0\) thì ta làm ngược lại (rút x theo y).
biểu diễn hình học tất cả các nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn là đường thẳng \(ax + by = c.\)
lời giải chi tiết
a) \(2x - y = 3\)
ta có \(y = 2x - 3\) nên mỗi cặp số \(\left( {x;2x - 3} \right)\) với \(x \in \mathbb{r}\) tùy ý là một nghiệm của phương trình \(2x - y = 3.\)
biểu diễn hình học tất cả các nghiệm của phương trình \(2x - y = 3\)
cho \(x = 0 \rightarrow y = - 3 \rightarrow a\left( {0; - 3} \right)\)
\(y = 0 \rightarrow x = \frac{3}{2} \rightarrow b\left( {\frac{3}{2};0} \right)\)
đường thẳng \(2x - y = 3\) đi qua hai điểm a và b
b) \(0x + 2y = - 4\)
ta có \(0x + 2y = - 4 \rightarrow y = - 2\) nên mỗi cặp số \(\left( {x; - 2} \right)\) với \(x \in \mathbb{r}\) tùy ý là một nghiệm của phương trình \(0x + 2y = - 4\)
mỗi nghiệm này là tọa độ của một điểm thuộc đường thẳng song song với trục hoành và cắt trục tung tại điểm (0;-2). ta gọi đó là đường thẳng y = -2
c) \(3x + 0y = 5\)
ta có \(3x + 0y = 5 \rightarrow x = \frac{5}{3}\) nên mỗi cặp số \(\left( {\frac{5}{3};y} \right)\) với \(y \in \mathbb{r}\) tùy ý là một nghiệm của phương trình \(3x + 0y = 5\)
mỗi nghiệm này là tọa độ của một điểm thuộc đường thẳng song song với trục tung và cắt trục hoành tại điểm (\(\frac{5}{3}\); 0). ta gọi đó là đường thẳng x = \(\frac{5}{3}\)