[Lý thuyết Toán Lớp 7] Làm quen với phép chia đa thức
Hướng dẫn học bài: Làm quen với phép chia đa thức - Môn Toán học Lớp 7 Lớp 7. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách 'Lý thuyết Toán Lớp 7 Lớp 7' được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.
a) Phép chia hết:
Cho hai đa thức A và B với \(B \ne 0\). Nếu có một đa thức Q sao cho A = B . Q thì ta có phép chia hết:
\(A:B = Q\) hay \(\dfrac{A}{B} = Q\), trong đó:
A là đa thức bị chia
B là đa thức chia
Q là đa thức thương (gọi tắt là thương).
Ta nói, đa thức A chia hết cho đa thức B.
Ví dụ: Đa thức A = -2x3 chia hết cho đa thức B = 3x2 vì ta thấy -2x3 = 3x2 .\(\dfrac{{ - 2}}{3}x\).
Ta có thể viết: \( - 2{x^3}:(3{x^2}) = \dfrac{{ - 2}}{3}x\) hay \(\dfrac{{ - 2{x^3}}}{{3{x^2}}} = \dfrac{{ - 2}}{3}x\).
b) Quy tắc chia đơn thức cho đơn thức:
Cho hai đơn thức \(a{x^m}\) và \(b{x^n}(m,n \in N;a,b \in R;b \ne 0)\). Khi đó nếu \(m \ge n\) thì phép chia \(a{x^m}\) cho \(b{x^n}\) là phép chia hết và \(a{x^m}:b{x^n} = \dfrac{a}{b}.{x^{m - n}}\).
Quy ước: \({x^0} = 1.\)