[Lý thuyết Toán Lớp 10] Nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn. Biểu diễn miền nghiệm
Hướng dẫn học bài: Nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn. Biểu diễn miền nghiệm - Môn Toán học Lớp 10 Lớp 10. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách 'Lý thuyết Toán Lớp 10 Lớp 10' được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.
1. lý thuyết
+ định nghĩa:
cặp số \(({x_0};{y_0})\) thỏa mãn \(a{x_0} + b{y_0} \le c\) được gọi là một nghiệm của bất phương trình \(ax + by \le c\).
nghiệm của các bất phương trình \(ax + by < c;ax + by > c;ax + by \ge c\) được định nghĩa tương tự.
trong mặt phẳng tọa độ \(oxy\), miền nghiệm của bất phương trình \(ax + by \le c\) là tập hợp các điểm \(({x_0};{y_0})\) sao cho \(a{x_0} + b{y_0} \le c\).
+ nhận xét
bất phương trình bậc nhất hai ẩn luôn có vô số nghiệm.
+ biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình \(ax + by \le c\)
bước 1: vẽ đường thẳng \(\delta :ax + by = c\)
bước 2: lấy điểm \(a({x_0};{y_0})\) không thuộc \(\delta \). tính \(a{x_0} + b{y_0}\) rồi so sánh với c.
bước 3: kết luận
nếu \(a{x_0} + b{y_0} < c\) thì miền nghiệm là nửa mặt phẳng (kể cả bờ \(\delta \)) chứa điểm \(a({x_0};{y_0})\).
nếu \(a{x_0} + b{y_0} > c\) thì miền nghiệm là nửa mặt phẳng (kể cả bờ \(\delta \)) không chứa điểm \(a({x_0};{y_0})\).
chú ý: đường thẳng \(\delta :ax + by = c\) là tập hợp các điểm (x;y) thỏa mãn \(ax + by = c\).
do đó miền nghiệm của các bất phương trình \(ax + by < c;ax + by > c\) không chứa đường thẳng \(\delta \) (hay không kể bờ \(\delta \)), khi đó ta thường vẽ \(\delta \) bằng nét đứt.
2. ví dụ minh họa
+ nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn:
cặp số \((2; - 1)\) là một nghiệm của bất phương trình \(3x + 2y \ge - 5\), vì \(3.2 + 2.( - 1) = 4 \ge - 5\)
cặp số \(( - 2;0)\) không là một nghiệm của bất phương trình \(3x + 2y \ge - 5\), vì \(3.( - 2) + 2.0 = - 6 < - 5\)
+ biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình \(2x - y > 2\)
bước 1: vẽ đường thẳng \(\delta :2x - y = 2\) (nét đứt) đi qua (1;0) và (0; -2).
bước 2: lấy điểm \(o(0;0)\) không thuộc \(\delta \). ta có \(2.0 - 0 = 0\) và \(c = 2\).
bước 3: vì \(2.0 - 0 = 0 < 2\) nên điểm \(o(0;0)\) không thuộc miền nghiệm.
vậy miền nghiệm là nửa mặt phẳng (không kể bờ \(\delta \)) không chứa điểm \(o(0;0)\) (miền không gạch chéo).