[Tài liệu Sinh Học Lớp 8] Chuyên Đề KHTN 8 Kết Nối Tri Thức Bài 38 Hệ Nội Tiết Ở Người Có Đáp Án

Tiêu đề Meta: Hệ Nội Tiết Ở Người - Sinh Học 8 - Bài 38 Mô tả Meta: Tìm hiểu chi tiết về hệ nội tiết ở người lớp 8 với bài 38. Bài giảng đầy đủ kiến thức, phương pháp học, ứng dụng thực tế và đáp án. Tải tài liệu ngay để học tốt Sinh học! Chuyên Đề KHTN 8 Kết Nối Tri Thức Bài 38 Hệ Nội Tiết Ở Người Có Đáp Án 1. Tổng quan về bài học

Bài học này tập trung vào hệ nội tiết ở người, một trong những hệ thống quan trọng điều khiển các hoạt động của cơ thể. Mục tiêu chính là giúp học sinh hiểu rõ cấu tạo, chức năng của các tuyến nội tiết chính, các hormone do chúng tiết ra và tác động của chúng đến các quá trình sinh lý trong cơ thể. Bài học cũng nhấn mạnh mối liên hệ giữa hệ nội tiết với các hệ thống khác trong cơ thể.

2. Kiến thức và kỹ năng

Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ:

Hiểu được: Các khái niệm cơ bản về hệ nội tiết, cấu tạo và chức năng của các tuyến nội tiết chính (tuyến yên, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến thượng thận, tuyến tụy, tuyến sinh dục). Phân tích được: Tác dụng của các hormone chính (insulin, glucagon, hoocmon tuyến giáp, hoocmon sinh dục,u2026) đối với các hoạt động sinh lý. Nhận biết: Các vấn đề liên quan đến rối loạn nội tiết như bệnh đái tháo đường, cường giáp, suy giáp. Vận dụng: Kiến thức về hệ nội tiết để giải thích các hiện tượng sinh lý trong cơ thể. Đánh giá: Vai trò quan trọng của việc duy trì cân bằng nội môi trong cơ thể. 3. Phương pháp tiếp cận

Bài học được tổ chức theo phương pháp kết hợp giữa lý thuyết và thực hành:

Giải thích: Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, hình ảnh minh họa và ví dụ sinh động để giải thích các khái niệm phức tạp.
Phân tích: Phân tích chi tiết cấu tạo và chức năng của từng tuyến nội tiết.
Thảo luận: Tạo không gian cho học sinh thảo luận và đặt câu hỏi về các vấn đề liên quan đến bài học.
Ứng dụng: Bài tập và ví dụ thực tế để giúp học sinh vận dụng kiến thức vào các tình huống cụ thể.
Đáp án chi tiết: Cung cấp đáp án chi tiết cho các bài tập và câu hỏi để học sinh tự đánh giá và củng cố kiến thức.

4. Ứng dụng thực tế

Kiến thức về hệ nội tiết có nhiều ứng dụng thực tế trong đời sống:

Chăm sóc sức khỏe: Hiểu biết về hệ nội tiết giúp chúng ta có thể nhận biết và chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Điều chỉnh chế độ ăn uống: Hiểu về vai trò của insulin trong việc điều hòa lượng đường trong máu giúp chúng ta có chế độ ăn uống hợp lý. Giải thích các hiện tượng sinh lý: Kiến thức về hệ nội tiết giúp giải thích các hiện tượng như dậy thì, thai nghén, lão hóa. 5. Kết nối với chương trình học

Bài học này là một phần không thể thiếu trong chương trình Sinh học lớp 8, giúp học sinh:

Nắm vững: Kiến thức về các hệ thống cơ quan trong cơ thể.
Kết nối: Các kiến thức về hệ nội tiết với các hệ thống khác như hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh.
Hiểu sâu: Cơ chế điều hòa các hoạt động của cơ thể.

6. Hướng dẫn học tập

Để học tốt bài học này, học sinh nên:

Đọc kỹ: Đọc kĩ nội dung bài học và chú trọng các hình ảnh minh họa. Ghi chú: Ghi chú lại các khái niệm quan trọng và những điểm cần lưu ý. Làm bài tập: Làm bài tập và xem đáp án để củng cố kiến thức. Thảo luận: Thảo luận với bạn bè và giáo viên về các vấn đề liên quan đến bài học. * Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu thêm thông tin về các vấn đề liên quan đến rối loạn nội tiết. 40 Keywords về Chuyên Đề KHTN 8 Kết Nối Tri Thức Bài 38 Hêu0323 Nôu0323i Tiêu0301t Ơu0309 Ngươu0300i Có Đáp Án:

1. Hệ nội tiết
2. Tuyến nội tiết
3. Hormone
4. Tuyến yên
5. Tuyến giáp
6. Tuyến cận giáp
7. Tuyến thượng thận
8. Tuyến tụy
9. Tuyến sinh dục
10. Insulin
11. Glucagon
12. Hoocmon tuyến giáp
13. Hoocmon sinh dục
14. Sinh học lớp 8
15. KHTN 8
16. Kết nối tri thức
17. Cấu tạo
18. Chức năng
19. Tác dụng
20. Rối loạn nội tiết
21. Bệnh đái tháo đường
22. Cường giáp
23. Suy giáp
24. Cân bằng nội môi
25. Hoạt động sinh lý
26. Dậy thì
27. Thai nghén
28. Lão hóa
29. Chăm sóc sức khỏe
30. Chế độ ăn uống
31. Hệ tuần hoàn
32. Hệ tiêu hóa
33. Hệ thần kinh
34. Điều hòa cơ thể
35. Học sinh
36. Bài tập
37. Đáp án
38. Phương pháp học
39. Tài liệu học tập
40. Sinh học

Chuyên đề KHTN 8 Kết nối tri thức bài 38 Hệ nội tiết ở người có đáp án được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 5 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

BÀI 38: HỆ NỘI TIẾT Ở NGƯỜI

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

I. Các tuyến nội tiết trong cơ thể người

Các tuyến nội tiết ở người: Tuyến yên; tuyến giáp; tuyến tụy; tuyến trên thận; tuyến sinh dục

Chức năng: các tuyến nội tiết tiết ra các hormone giúp điều khiển, điều hoà hoạt động của các cơ quan nói riêng và cơ thể nói chung.

II. Một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết
1. Bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hoá glucose trong máu do thiếu hormone insulin hoặc insulin không tác dụng điều hoà đủ lượng đường trong máu.

Triệu chứng của bệnh bao gồm ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều, sụt cân,…

Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như mù loà, tổn thương dây thần kinh, hoại tử da.

2. Bệnh bướu cổ do thiếu iodine

Bướu cổ là tình trạng phì đại tuyến giáp do cơ thể thiếu iodine dẫn đến hormone thyroxine (TH) không được tiết ra.

Người mắc bệnh có triệu chứng chậm lớn, trí tuệ phát triển chậm, giảm sút trí nhớ và hoạt động thần kinh suy giảm.

B. CÂU HỎI TRONG BÀI HỌC

Câu 1. Em hãy giải thích vì sao hoạt động của các hormone tuyến tụy giúp ổn định lượng đường trong máu. Quá trình tiết hormone điều hòa đường huyết bị rối loạn có thể dẫn đến hậu quả gì?

Hướng dẫn giải

Hormone insulin chuyển hóa glucose trong máu thành glycogen dự trữ nên làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng. Hormone glucagon chuyển hóa glycogen dự trữ thành glucose, nhờ đó làm tăng đường huyết khi đường huyết giảm. Vì vậy, hoạt động của hai hormone này giúp ổn định lượng đường trong máu.

Nếu quá trình tiết hormone điều hòa đường huyết bị rối loạn có thể dẫn đến lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp, lâu dài có thể gây ra bệnh lý như bệnh tiểu đường hay chứng hạ đường huyết.

Câu 2. Bệnh đái tháo đường và bướu cổ có những biểu hiện nào trên cơ thế? Em hãy đề xuất biện pháp phòng chống các bệnh này.

Hướng dẫn giải

Bệnh đái tháo đường:

Biểu hiện của bệnh: ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều, sụt cân, có thể gây mù loà….

Biện pháp phòng bệnh: nên hạn chế đường, muối trong thức ăn; không nên dùng rượu, bia, nước ngọt có ga; ăn nhiều quả và rau xanh; luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, vừa sức.

Bệnh bướu cổ do thiếu iodine:

Biểu hiện của bệnh bướu cổ: trẻ chậm lớn, trí tuệ chậm phát triển, ở người lớn sẽ dẫn đến trí nhớ giảm sút, hoạt động thần kinh suy giảm, tuyến giáp phì đại nên có bướu ở cổ.

Biện pháp phòng bệnh: bổ sung đầy đủ các nguyên tố vi lượng cho cơ thể, đặc biệt là iodine; không ăn quá nhiều các thực phẩm không có lợi cho tuyến giáp như bắp cải trắng, bắp cải tím; tránh tiếp xúc với các yếu tố độc hại từ môi trường;…

Câu 3. Vận dụng hiểu biết về các tuyến nội tiết, em hãy đề xuất các biện pháp bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, nêu tác dụng của các biện pháp đó.

Hướng dẫn giải

Các biện pháp bảo vệ sức khỏe:

Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và vi chất;

Tránh stress, căng thẳng kéo dài;

Hoạt động thể lực vừa sức thường xuyên;

Ngủ đủ và ngủ sâu giấc; …

C. CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

(Không có)

D. TỰ LUẬN

Câu 1.  Kể tên các tuyến nội tiết chịu ảnh hưởng của các hooc môn tuyến yên?

Hướng dẫn giải

Các tuyển nội tiết:

+ Tuyến sinh dục

+ Tuyến giáp

+ Tuyến trên thận

Câu 2. Cho biết người có triệu chứng được thể hiện trong hình mắc bệnh gì? Nguyên nhân là gì?

Ai có khả năng mắc bướu cổ?

Hướng dẫn giải

Người có triệu chứng được thể hiện trong hình đang mắc bệnh bướu cổ.

– Nguyên nhân gây bệnh bướu cổ:

+ Nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể thiếu iodine dẫn đến hormone thyroxin của tuyến giáp không được tiết ra, khi đó tuyến yên sẽ tiết ra TSH để tăng cường hoạt động của tuyến giáp, gây phì đại tuyến giáp.

+ Một số nguyên nhân khác có thể gây bướu cổ là ăn các loại thức ăn hoặc dùng thuốc khiến chức năng tổng hợp hormone tuyến giáp bị ức chế; do rối loạn hoạt động tuyến giáp bẩm sinh;…

Câu 3. Ai có khả năng mắc bướu cổ?
Hướng dẫn giải

Bất cứ ai cũng có thể bị bướu cổ. Tuy nhiên, bướu cổ có khả năng phát triển ở những phụ nữ khi sinh cao hơn khoảng bốn lần so với nam giới. Nguy cơ phát triển bướu cổ của bạn cũng tăng lên khi bạn già đi, đặc biệt là sau 40 tuổi

Câu 4. Hãy kể tên các tuyến mà em đã biết và cho biết chúng thuộc các loại tuyến nào?
Hướng dẫn giải

– Tuyến ngoại tiết: tuyến nước bọt, tuyến mồ hôi..

– Tuyến nội tiết: tuyến yên, tuyến tuỵ….

Câu 5. Đề xuất một số biện pháp phòng chống bệnh đái tháo đường.

Hướng dẫn giải

Một số biện pháp phòng chống bệnh đái tháo đường:

– Cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp: hạn chế chất bột đường, chất béo; tăng cường ăn các loại rau quả tốt cho sức khỏe;…

– Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.

– Kiểm soát cân nặng của cơ thể, tránh tình trạng thừa cân, béo phì.

– Không hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng các loại chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,…

– Thường xuyên kiểm tra lượng đường máu.

E. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

MỨC ĐỘ 1: BIẾT (7 câu biết)

Câu 1: Sản phẩm tiết của tuyến nội tiết có tên gọi là gì ?

A. Kháng nguyên

B. Hormone

C. Enzim

D. Kháng thể

Câu 2: Đặc điểm của tuyến nội tiết là gì?

A. Tuyến không có ống dẫn

B. Chất tiết ngấm thẳng vào máu

C. Chất tiết được theo ống dẫn tới các cơ quan

D. Cả A và B

Câu 3: Tuyến nào dưới đây vừa có chức năng ngoại tiết, vừa có chức năng nội tiết?

A. Tuyến cận giáp

B. Tuyến yên

C. Tuyến trên thận

D. Tuyến tụy

Câu 4: Sản phẩm tiết của các tuyến nội tiết được phân bố đi khắp cơ thể qua con đường nào ?

A. Hệ thống ống dẫn chuyên biệt

B. Đường máu

C. Đường bạch huyết

D. Ống tiêu hóa

Câu 5: Dịch tiết của tuyến nào dưới đây không đi theo hệ thống ống dẫn?

A. Tuyến nước bọt

B. Tuyến sữa

C. Tuyến giáp

D. Tuyến mồ hôi

Câu 6. Tuyến nào dưới đây là tuyến pha ?

A. Tuyến tùng       B. Tuyến sữa

C. Tuyến tụy       D. Tuyến nhờn

Câu 7: Trong cơ thể người, tuyến nội tiết nào đóng vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác ?

A. Tuyến sinh dục

B. Tuyến yên

C. Tuyến giáp

D. Tuyến tuỵ

ĐÁP ÁN

1 2 3 4 5 6 7
B D D B C C B

MỨC ĐỘ 2 : HIỂU (5 câu )

Câu 1: Dấu hiệu nào dưới đây thường xuất hiện ở tuổi dậy thì của nam ?

A. Vú phát triển
B. Sụn giáp phát triển, lộ hầu
C. Hông nở rộng
D. Xuất hiện kinh nguyệt

Câu 2: Bệnh tiểu đường có liên quan đến sự thiếu hụt hoặc rối loạn hoạt tính của Hormone nào dưới đây?

A. GH
B. Glucagon
C. Insulin
D. Adrenalin

Câu 3: Dấu hiệu nào dưới đây xuất hiện ở độ tuổi dậy thì của cả nam và nữ ?

A. Xuất hiện mụn trứng cá
B. Mọc lông nách
C. Lớn nhanh
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 4: Vỏ tuyến trên thận được phân chia làm mấy lớp ?

A. 2 lớp
B. 3 lớp
C. 4 lớp
D. 5 lớp

Câu 5: Ở nữ giới, Hormone nào có tác dụng sinh lí tương tự như testosterone ở nam giới ?

A. Ađdrenalin
B. Insulin
C. Progesteron
D. Ơstrôgen
ĐÁP ÁN

1 2 3 4 5
B C D B D

MỨC ĐỘ 3: VẬN DỤNG (GIẢI CHI TIẾT) 3 câu

Nội tiết, tiểu đườngCâu 1: Chỉ cần một lượng rất nhỏ, Hormone đã tạo ra những chuyển biến đáng kể ở môi trường bên trong cơ thể. Điều này cho thấy tính chất nào của Hormone ?

A. Có tính đặc hiệu

B. Có tính phổ biến

C. Có tính đặc trưng cho loài

D. Có hoạt tính sinh học rất cao

Hướng dẫn giải

Hormone có tính sinh học cao: chỉ với 1 lượng nhỏ cũng gây hiệu quả rõ rệt

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2. Hormone có vai trò nào sau đây ?

CHUẨN NHẤT] Nêu vai trò và tính chất của hoocmon 1. Duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể

2. Xúc tác cho các phản ứng chuyển hóa vật chất bên trong cơ thể

3. Điều hòa các quá trình sinh lý

4. Tiêu diệt các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể

A. 2, 4

B. 1, 2

C. 1, 3

D. 1, 2, 3, 4

Hướng dẫn giải

Hormone có vai trò:

+ Duy trì được tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể

+ Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Hormone glucagôn chỉ có tác dụng làm tăng đường huyết, ngoài ra không có chức năng nào khác. Ví dụ trên cho thấy tính chất nào của Hormone?

A. Vai trò của tuyến tụy trong hệ thống nội tiết | Vinmec Tính đặc hiệu

B. Tính phổ biến

C. Tính đặc trưng cho loài

D. Tính bất biến

Hướng dẫn giải

Mỗi Hormone chỉ ảnh hưởng đến 1 hoặc 1 số cơ quan nhất định, thực hiện một chức năng duy nhất như vậy là tính đặc hiệu

Đáp án cần chọn là: A

Tài liệu đính kèm

  • Chuyen-de-KHTN-8-Ket-noi-Bai-38.docx

    325.09 KB • DOCX

    Tải xuống

Giải bài tập những môn khác

Tài liệu môn toán

Tài liệu tin học

Tài liệu Lớp 1

Tài liệu Lớp 2

Tài liệu Lớp 3

Tài liệu Lớp 4

Tài liệu Lớp 5

Trò chơi Powerpoint

Sáng kiến kinh nghiệm