[Tài liệu Sinh Học Lớp 8] Chuyên Đề KHTN 8 Kết Nối Tri Thức Bài 40 Sinh Sản Ở Người

Tiêu đề Meta: Sinh sản ở người - Chuyên đề KHTN 8 Mô tả Meta: Khám phá quy trình sinh sản ở người qua chuyên đề KHTN 8. Học cách vận dụng kiến thức, nắm bắt các khái niệm quan trọng và ứng dụng trong cuộc sống. Tải tài liệu ngay để học tập hiệu quả!

Chuyên Đề KHTN 8 Kết Nối Tri Thức Bài 40 Sinh Sau0309n Ơu0309 Ngươu0300i

1. Tổng quan về bài học

Bài học này tập trung vào quá trình sinh sản ở người, một chủ đề quan trọng trong chương trình Sinh học lớp 8. Mục tiêu chính là giúp học sinh hiểu rõ các giai đoạn, cơ chế và vai trò của quá trình sinh sản này đối với sự phát triển của con người và xã hội. Bài học sẽ phân tích chi tiết cấu trúc hệ sinh dục nam và nữ, quá trình thụ tinh, hình thành phôi thai, sự phát triển của bào thai và quá trình sinh nở. Học sinh sẽ nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe sinh sản và các vấn đề liên quan.

2. Kiến thức và kỹ năng

Sau khi hoàn thành bài học, học sinh sẽ:

Hiểu rõ: Các bộ phận của hệ sinh dục nam và nữ, chức năng của từng bộ phận. Phân tích: Quá trình thụ tinh, sự hình thành phôi thai và phát triển của bào thai. Mô tả: Các giai đoạn của quá trình sinh nở. Vận dụng: Kiến thức về sinh sản để giải thích các vấn đề sức khỏe sinh sản và các vấn đề xã hội liên quan. Phát triển tư duy: Khả năng phân tích, tổng hợp và đánh giá thông tin về sinh sản. Nắm vững thuật ngữ: Liên quan đến sinh sản ở người. 3. Phương pháp tiếp cận

Bài học được tổ chức theo phương pháp kết hợp nhiều hình thức:

Giảng bài: Giáo viên trình bày các kiến thức cơ bản về sinh sản ở người. Thảo luận: Học sinh thảo luận về các vấn đề liên quan đến sinh sản, chia sẻ kinh nghiệm và quan điểm. Quan sát hình ảnh: Sử dụng tranh ảnh, mô hình để minh họa các giai đoạn sinh sản. Hoạt động nhóm: Học sinh làm việc nhóm để phân tích các vấn đề liên quan. Đọc tài liệu: Học sinh được khuyến khích đọc thêm các tài liệu tham khảo để hiểu sâu hơn về chủ đề. Sử dụng công nghệ: Sử dụng các phần mềm, video để hỗ trợ việc học. 4. Ứng dụng thực tế

Kiến thức về sinh sản ở người có nhiều ứng dụng trong thực tế, bao gồm:

Giáo dục sức khỏe sinh sản: Giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe sinh sản. Giải quyết các vấn đề xã hội: Hiểu rõ cơ chế sinh sản để giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến dân số, kế hoạch hóa gia đình. Ứng dụng trong y tế: Kiến thức về sinh sản đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và điều trị các vấn đề liên quan đến sinh sản. 5. Kết nối với chương trình học

Bài học này liên kết với các bài học trước trong chương trình Sinh học lớp 8, đặc biệt là những bài học liên quan đến cấu tạo tế bào, sự phân chia tế bào, và các quá trình sinh học cơ bản khác. Nó cũng đặt nền tảng cho việc học các bài học sau trong chương trình, giúp học sinh có cái nhìn tổng quan hơn về sinh học con người.

6. Hướng dẫn học tập

Để học tập hiệu quả, học sinh nên:

Chuẩn bị bài trước: Đọc trước bài học để nắm bắt các khái niệm cơ bản.
Lắng nghe giảng bài: Chú ý lắng nghe và ghi chép các nội dung quan trọng.
Thảo luận tích cực: Tham gia tích cực vào các hoạt động thảo luận nhóm.
Làm bài tập: Thực hành giải các bài tập liên quan để củng cố kiến thức.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu thêm thông tin từ sách tham khảo, internet, và các nguồn tài liệu khác.
* Sử dụng hình ảnh và sơ đồ: Sử dụng hình ảnh và sơ đồ để hiểu rõ hơn về quá trình sinh sản.

Từ khóa: Sinh sản, hệ sinh dục nam, hệ sinh dục nữ, thụ tinh, phôi thai, bào thai, sinh nở, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, giáo dục giới tính, sinh học lớp 8, sinh học con người. 40 Keywords về Chuyên Đề KHTN 8 Kết Nối Tri Thức Bài 40 Sinh Sau0309n Ơu0309 Ngươu0300i:

1. Sinh sản
2. Hệ sinh dục
3. Nam giới
4. Nữ giới
5. Thụ tinh
6. Phôi thai
7. Bào thai
8. Sinh nở
9. Phát triển
10. Cơ chế
11. Cấu trúc
12. Chức năng
13. Kế hoạch hóa gia đình
14. Sức khỏe sinh sản
15. Giáo dục giới tính
16. Sinh học
17. Lớp 8
18. Sinh sản ở người
19. Tế bào sinh dục
20. Phân bào
21. Phát triển phôi thai
22. Sự hình thành bào thai
23. Quá trình sinh nở
24. Sự phát triển
25. Sự trưởng thành
26. Hệ thống sinh dục
27. Cơ quan sinh dục
28. Hormone sinh dục
29. Vị trí
30. Vai trò
31. Yếu tố ảnh hưởng
32. Phòng tránh thai
33. Kỹ năng
34. Kiến thức
35. Khái niệm
36. Trách nhiệm
37. Sức khỏe
38. Phương pháp
39. Thảo luận
40. Ứng dụng

Chuyên đề KHTN 8 Kết nối tri thức bài 40 Sinh sản ở người được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 6 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

BÀI 40: SINH SẢN Ở NGƯỜI

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

– Hệ sinh dục có chức năng duy trì nòi giống thông qua quá trình sinh sản.

– Cơ quan sinh dục nam gồm hai tinh hoàn nằm trong bìu, mào tinh, ống dẫn tinh, túi tinh, ống đái, dương vật. Cơ quan sinh dục nữ gồm hai buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung và âm đạo.

– Sự thụ tinh là quá trình kết hợp giữa trứng và tinh trùng tạo thành hợp tử. Sự thụ thai xảy ra khi phôi làm tổ được ở tử cung.

– Hiện tượng kinh nguyệt ở nữ giới diễn ra theo chu kì khi trứng không được thụ tinh.

B. CÂU HỎI TRONG BÀI HỌC

Câu hỏi trang 166

Đọc thông tin trên kết hợp quan sát hình 40.1 và 40.2 để thực hiện yêu cầu và trả lời câu hỏi sau:

1. Trình bày chức năng của các cơ quan sinh dục nam và nữ.

2. Tinh hoàn nằm trong bìu có thuận lợi gì cho việc sản sinh tinh trùng?

Hướng dẫn giải

1. Chức năng của các cơ quan sinh dục nam

Tinh hoàn là nơi sinh sản ra tinh trùng. Mào tinh là nơi tinh trùng tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cấu tạo. Ỗng dẫn tinh giúp tinh trùng di chuyển đến túi tinh. Tuyến tiền liệt tiết dịch hoà với tinh trùng thành tinh dịch phóng ra ngoài qua ống đái trong dương vật. Tuyết hành tiết dịch bôi trơn khi quan hệ tình dục.

Chức năng của cơ quan sinh dục nữ

Buồng trứng sản sinh ra trứng. Phễu dẫn trứng hứng và đưa trứng sau khi rụng vào ống dẫn trứng. Tử cung làm nhiệm vụ nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Âm đạo là nơi tiếp nhận tinh trùng và là đường ra của trẻ khi sinh. Tuyến tiền liệt tiết dịch nhờn để bôi trơn âm đạo.

2. Giúp duy trì nhiệt độ thích hợp cho việc sản sinh tinh trùng.

Câu hỏi trang 166

Em hãy phân biệt thụ tinh và thụ thai

Hướng dẫn giải

Sự thụ tinh là quá trình kết hợp giữa trứng và tinh trùng tạo thành hợp tử. Sự thụ thai xảy ra khi phôi làm tổ được ở tử cung.

Câu hỏi trang 167

Dựa vào thông tin trong hình 40.4 em hãy mô tả sự thay đổi độ dày niêm mạc tử cung trong chu kì kinh nguyệt. Theo em, sự thay đổi này có ý nghĩa gì?

Hướng dẫn giải

Trong một chu kì kinh nguyệt, từ ngày 1 → 5 lớp niêm mạc tử cung bị bong ra (mỏng). Từ ngày 6 → 28 lớp niêm mạc tử cung liên tục phát triển (dày lên)

Sự dày lên của lớp niêm mạc tử cung để chuẩn bị đón phôi xuống làm tổ.

Câu hỏi trang 168

1. Bảo vệ sức khoẻ sinh sản vị thành niên có ý nghĩa gì?

2. Em có thể vận dụng những kiến thức về sinh sản để bảo vệ sức khoẻ bản thân như thế nào?

Hướng dẫn giải

1. Bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên có ý nghĩa giúp sức khỏe về thể chất, tinh thần và hoạt động của cơ quan sinh dục ở tuổi vị thành niên khỏe mạnh, từ đó, đảm bảo tương lai sự nghiệp của trẻ, góp phần nâng cao chất lượng dân số.

2. Em có thể vận dụng những kiến thức về sinh sản để bảo vệ sức khỏe bản thân bằng cách:

– Tìm hiểu thông tin về sức khỏe sinh sản từ nguồn kiến thức đáng tin cậy.

– Nâng cao sức khỏe, vệ sinh cá nhân và cơ quan sinh dục đúng cách, sinh hoạt điều độ, tập thể dục thường xuyên, chế độ dinh dưỡng hợp lí nhằm nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

– Không sử dụng các chất kích thích, không xem phim ảnh, website không phù hợp để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

– Có hành vi đúng mực với người khác giới, giữ tình bạn trong sáng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ và giảm nguy cơ bị xâm hại.

– Không nên quan hệ tình dục để tránh mang thai ngoài ý muốn, mắc các bệnh lây truyền qua đường sinh dục và vi phạm pháp luật.

C. CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Không có

D. TỰ LUẬN TƯƠNG

E. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chức năng của hệ sinh dục nam và nữ có gì khác nhau?

Hướng dẫn giải

Sự khác nhau giữa chức năng của hệ sinh dục nam và nữ:

– Hệ sinh dục nam có chức năng sản xuất, lưu giữ, nuôi dưỡng tinh trùng và giải phóng tinh trùng trong quá trình thụ tinh; sản xuất hormone điều hòa quá trình sinh tinh trùng.

– Hệ sinh dục nữ có chức năng sản xuất trứng; là nơi diễn ra quá trình thụ tinh, thụ thai, nuôi dưỡng thai và sinh con; sản xuất hormone điều hòa quá trình sinh trứng.

Câu 2: Quan sát Hình 44.1, cho biết cấu tạo cơ quan sinh dục nam gồm những bộ phận nào. Xác định chức năng của các bộ phận đó bằng cách hoàn thành Bảng 44.1.

Quan sát Hình 44.1, cho biết cấu tạo cơ quan sinh dục nam gồm những bộ phận

Quan sát Hình 44.1, cho biết cấu tạo cơ quan sinh dục nam gồm những bộ phận

Hướng dẫn giải

Bộ phận Chức năng
Ống dẫn tinh Dẫn tinh trùng từ tinh hoàn lên túi tinh. Có đoạn hình thành ống phóng tinh.
Tuyến tiền liệt Tiết ra chất dịch góp phần hình thành tinh dịch.
Tuyền hành Tiết ra dịch nhầy làm bôi trơn dương vật hoặc chuẩn bị cho quá trình phóng tinh.
Tinh hoàn Sản xuất ra tinh trùng và tiết ra hormone sinh dục nam (testosterone).
Bìu Chứa tinh hoàn, đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho quá trình sinh tinh.
Dương vật Chứa ống dẫn nước tiểu (niệu đạo) để bài xuất nước tiểu và tinh trùng ra ngoài.
Túi tinh Nơi lưu trữ và nuôi dưỡng tinh trùng.
Mào tinh hoàn Nơi tinh trùng tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cấu tạo sau khi được sinh ra.

Câu 3: Quan sát Hình 44.2, cho biết cấu tạo cơ quan sinh dục nữ gồm những bộ phận nào. Xác định chức năng của các bộ phận đó bằng cách hoàn thành Bảng 44.2.

Quan sát Hình 44.2, cho biết cấu tạo cơ quan sinh dục nữ gồm những bộ phận

Quan sát Hình 44.2, cho biết cấu tạo cơ quan sinh dục nữ gồm những bộ phận

Hướng dẫn giải

Bộ phận Chức năng
Ống dẫn nước tiểu Nằm riêng biệt với âm đạo, bài xuất nước tiểu ra ngoài.
Tuyến tiền đình Tiết dịch nhờn để bôi trơn âm đạo.
Ống dẫn trứng Vừa có chức năng dẫn trứng, vừa là nơi diễn ra quá trình thụ tinh.
Tử cung Là nơi diễn ra quá trình thụ thai và nuôi dưỡng thai. Đẩy thai ra ngoài ở cuối thai kì.
Phễu dẫn trứng Đón nhận và đưa trứng vào ống dẫn trứng.
Âm đạo Là đường dẫn tinh dịch vào tử cung và là đường ra của trẻ trong quá trình sinh nở.
Buồng trứng Sản xuất ra trứng, đồng thời tiết ra hormone sinh dục nữ (estrogen và progesterone).

Câu 4: Quan sát Hình 44.3 và 44.4, hãy phân biệt thụ tinh và thụ thai. Nếu quá trình thụ thai không xảy ra sẽ gây nên hiện tượng gì?

Quan sát Hình 44.3 và 44.4, hãy phân biệt thụ tinh và thụ thai

Hướng dẫn giải

– Phân biệt thụ tinh và thụ thai:

Tiêu chí Thụ tinh Thụ thai
Khái niệm Thụ tinh là quá trình tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử. Thụ thai là quá trình phôi bám vào niêm mạc tử cung, làm tổ và phát triển thành thai.
Vị trí

diễn ra

Trong ống dẫn trứng (thường là ở khoảng 1/3 phía ngoài của ống dẫn trứng). Trong tử cung.
Điều kiện Trứng phải gặp được tinh trùng. Tinh trùng phải chui được vào bên trong trứng. Phôi phải bám và làm tổ được ở lớp niêm mạc tử cung.

– Nếu quá trình thụ tinh không xảy ra, thể vàng sẽ bị thoái hóa dần làm cho lớp niêm mạc tử cung bong ra từng mảng, thoát ra ngoài cùng với máu và dịch nhầy gây nên hiện tượng kinh nguyệt.

Câu 5: Dựa vào Hình 44.3 và 44.4, cho biết những điều kiện cần cho sự thụ tinh và thụ thai.

Dựa vào Hình 44.3 và 44.4, cho biết những điều kiện cần cho sự thụ tinh

Hướng dẫn giải

– Những điều kiện cần cho sự thụ tinh: Trứng phải gặp được tinh trùng ở thời điểm nhất định. Tinh trùng phải chui được vào bên trong trứng.

– Những điều kiện cần cho sự thụ thai: Hợp tử phải bám và làm tổ được ở lớp niêm mạc tử cung.

MỨC ĐỘ 1: BIẾT (7 câu biết)

Câu 1. Sau khi được tạo ra tại tinh hoàn, tinh trùng sẽ được đưa đến bộ phận nào để tiếp tục hoàn thiện về cấu tạo ?

A. Mào tinh

B. Túi tinh

C. Ống đái

D. Tuyến tiền liệt

Câu 2. Tinh trùng người có chiều dài khoảng

A. 0,1 mm.      B. 0,03 mm.

C. 0,06 mm.      D. 0,01 mm.

Câu 3. Ở nam giới khoẻ mạnh, số lượng tinh trùng trong mỗi lần phóng tinh nằm trong khoảng bao nhiêu ?

A. 50 – 80 triệu

B. 500 – 700 triệu

C. 100 – 200 triệu

D. 200 – 300 triệu

Câu 4. Trong cơ quan sinh dục nữ, tinh trùng có khả năng sống sót từ

A. 8 – 10 ngày.

B. 5 – 7 ngày.

C. 1 – 2 ngày.

D. 3 – 4 ngày.

Câu 5. Ở người, tinh trùng X và tinh trùng Y sai khác nhau ở phương diện nào ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Kích thước

C. Khối lượng

D. Khả năng hoạt động và sống sót

Câu 6. Trong cơ quan sinh dục nữ, bộ phận nào dưới đây nằm tách biệt với những bộ phận còn lại ?

A. Ống dẫn trứng

B. Tử cung

C. Âm đạo

D. Âm vật

Câu 7. Chu kì rụng trứng ở người bình thường nằm trong khoảng

A.14 – 20 ngày.

B. 24 – 28 ngày.

C. 28 – 32 ngày.

D. 35 – 40 ngày.

ĐÁP ÁN

1

2 3 4 5 6 7
A C D D A D

C

MỨC ĐỘ 2 : HIỂU (5 câu )

Câu 8. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, hoocmôn prôgestêrôn được tiết ra chủ yếu nhờ bộ phận nào ?

A. Tử cung

B. Thể vàng

C. Nhau thai

D. Ống dẫn trứng

Câu 9. Hiện tượng kinh nguyệt là dấu hiệu chứng tỏ

A. trứng đã được thụ tinh nhưng không rụng.

B. hợp tử được tạo thành bị chết ở giai đoạn sớm.

C. trứng không có khả năng thụ tinh.

D. trứng chín và rụng nhưng không được thụ tinh.

Câu 10. Ở nữ giới có chu kì kinh nguyệt đều đặn là 28 ngày thì trong các thời điểm sau, nồng độ LH đạt giá trị cao nhất ở thời điểm nào ?

A. Ngày thứ 28 tính từ ngày kinh đầu tiên của chu kì gần nhất

B. Ngày thứ 14 tính từ ngày kinh đầu tiên của chu kì gần nhất

C. Ngày kinh đầu tiên của mỗi chu kì

D. Ngày kinh cuối cùng của mỗi chu kì

Câu 11. Vì sao chúng ta không nên mang thai khi ở tuổi vị thành niên ?

A. Vì con sinh ra thường nhẹ cân và có tỉ lệ tử vong cao.

B. Vì mang thai sớm thường mang đến nhiều rủi ro như sẩy thai, sót rau, băng huyết, nhiễm khuẩn, nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.

C. Vì sẽ ảnh hưởng đến học tập, vị thế xã hội và tương lai sau này.

D. Tất cả các phương án còn lại.

Câu 12. Việc nạo phá thai có thể dẫn đến hậu quả nào sau đây ?

A. Vỡ tử cung khi chuyển dạ ở lần sinh sau

B. Chửa ngoài dạ con ở lần sinh sau

C. Tất cả các phương án còn lại

D. Vô sinh

ĐÁP ÁN

8

9 10 11 12
B D B D

C

MỨC ĐỘ 3: VẬN DỤNG (GIẢI CHI TIẾT) 3 câu

Câu 13. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau : Bệnh giang mai do một loại … gây ra.

A. phẩy khuẩn

B. cầu khuẩn

C. virut

D. xoắn khuẩn

Câu 14. Chúng ta có thể lây nhiễm vi khuẩn giang mai qua con đường nào dưới đây ?

A. Qua quan hệ tình dục không an toàn

B. Tất cả các phương án còn lại

C. Qua truyền máu hoặc các vết xây xát

D. Qua nhau thai từ mẹ sang con

Câu 15. Người bị bệnh giang mai có xuất hiện triệu chứng nào dưới đây ?

A. Tiêu chảy cấp

B. Tiểu buốt

C. Xuất hiện các vết loét nông, cứng, có bờ viền và không đau

D. Tiểu ra máu có lẫn mủ do viêm

ĐÁP ÁN

1

2 3
D B

C

Tài liệu đính kèm

  • Chuyen-de-KHTN-8-Ket-noi-Bai-40.docx

    386.64 KB • DOCX

    Tải xuống

Giải bài tập những môn khác

Tài liệu môn toán

Tài liệu tin học

Tài liệu Lớp 1

Tài liệu Lớp 2

Tài liệu Lớp 3

Tài liệu Lớp 4

Tài liệu Lớp 5

Trò chơi Powerpoint

Sáng kiến kinh nghiệm