[Tài Liệu Ngữ Văn Lớp 10] Đề Ôn Thi Học Kỳ 1 Môn Ngữ Văn 10 Kết Nối Tri Thức Có Đáp Án-Đề 5

Bài Giới Thiệu Chi Tiết: Đề Ôn Thi Học Kỳ 1 Môn Ngữ Văn 10 Kết Nối Tri Thức - Đề 5 1. Tổng quan về bài học

Bài học này tập trung vào việc ôn tập kiến thức ngữ văn lớp 10 học kỳ 1 dựa trên đề số 5 của bộ đề ôn tập Kết Nối Tri Thức. Mục tiêu chính là giúp học sinh hệ thống lại kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm bài thi và nâng cao khả năng vận dụng kiến thức vào các tình huống thực tế. Bài học cung cấp các câu hỏi, đáp án chi tiết, giúp học sinh chuẩn bị tốt cho kỳ thi học kỳ 1.

2. Kiến thức và kỹ năng

Qua bài học này, học sinh sẽ:

Hiểu rõ hơn về các dạng đề: Bài học phân tích kỹ các dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi học kỳ 1 môn Ngữ Văn 10, giúp học sinh nắm vững cấu trúc đề thi và cách thức trả lời. Nắm vững kiến thức văn học: Bài học củng cố kiến thức về các tác phẩm văn học đã học trong học kỳ 1, bao gồm tác giả, tác phẩm, nội dung chính, nghệ thuật. Rèn luyện kỹ năng phân tích văn bản: Học sinh được hướng dẫn cách phân tích các văn bản thơ, văn xuôi, nhận diện các biện pháp tu từ, ý nghĩa của tác phẩm. Rèn luyện kỹ năng viết bài: Học sinh được cung cấp các hướng dẫn về cách viết bài luận, bài tập làm văn, cách trình bày ý tưởng, lập luận. Nâng cao kỹ năng tư duy: Học sinh được khuyến khích tư duy phản biện, suy luận, vận dụng kiến thức vào các tình huống mới. Nắm rõ các phương pháp học tập hiệu quả: Bài học cung cấp các phương pháp học tập hiệu quả để học sinh tự học và ôn tập. 3. Phương pháp tiếp cận

Bài học được thiết kế theo phương pháp hướng dẫn và thực hành.

Phân tích chi tiết các câu hỏi trong đề: Mỗi câu hỏi trong đề sẽ được phân tích kỹ lưỡng, giúp học sinh hiểu rõ yêu cầu của câu hỏi và cách thức trả lời. Cung cấp đáp án chi tiết: Đáp án cho từng câu hỏi được trình bày rõ ràng, đầy đủ, kèm theo các ví dụ minh họa. Đưa ra các ví dụ thực tế: Bài học đưa ra các ví dụ thực tế để giúp học sinh vận dụng kiến thức vào các tình huống cụ thể. Tạo môi trường thảo luận: Bài học khuyến khích học sinh thảo luận, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm học tập. 4. Ứng dụng thực tế

Kiến thức và kỹ năng học được trong bài học có thể áp dụng vào nhiều tình huống khác nhau, bao gồm:

Làm bài tập về nhà: Học sinh có thể tự làm các bài tập tương tự trong sách giáo khoa hoặc các tài liệu khác. Tham gia các hoạt động ngoại khóa: Kiến thức về văn học và phân tích văn bản có thể được vận dụng vào các hoạt động như đọc sách, tham gia các buổi thảo luận về văn học. Chuẩn bị cho các kỳ thi: Kiến thức và kỹ năng trong bài học là nền tảng quan trọng giúp học sinh chuẩn bị tốt cho các kỳ thi, đặc biệt là kỳ thi học kỳ 1. 5. Kết nối với chương trình học

Bài học này liên kết với các bài học khác trong chương trình Ngữ văn lớp 10 học kỳ 1, đặc biệt là các bài học về phân tích văn bản, làm văn. Kiến thức trong bài học sẽ củng cố và mở rộng kiến thức đã học trước đó.

6. Hướng dẫn học tập

Để học tập hiệu quả, học sinh nên:

Đọc kỹ đề bài: Hiểu rõ yêu cầu của từng câu hỏi.
Phân tích kỹ văn bản: Phân tích kỹ các văn bản để tìm hiểu nội dung và nghệ thuật.
Lập dàn ý bài làm: Lập dàn ý chi tiết để đảm bảo logic và mạch lạc trong bài viết.
Viết bài cẩn thận: Viết bài một cách cẩn thận, tránh sai sót ngữ pháp và chính tả.
Kiểm tra lại bài làm: Kiểm tra lại bài làm trước khi nộp để sửa lỗi và hoàn thiện bài.
* Thảo luận với bạn bè: Thảo luận với bạn bè để học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm.

Keywords (40 từ khóa):

Đề thi học kỳ 1, Ngữ văn 10, Kết nối tri thức, Đề 5, Ôn tập, Kiến thức văn học, Phân tích văn bản, Kỹ năng viết bài, Làm văn, Tư duy phản biện, Nghệ thuật văn học, Tác phẩm văn học, Phân tích tác phẩm, Biện pháp tu từ, Cách làm bài thi, Đáp án chi tiết, Hướng dẫn học tập, Chuẩn bị thi, Kỹ năng tư duy, Mạch lạc, Logic, Ngữ pháp, Chính tả, Ví dụ, Thực hành, Thảo luận, Học tập hiệu quả, Ôn tập kiến thức, Bài làm văn, Cách viết bài luận, Sách giáo khoa, Tài liệu học tập, Hoạt động ngoại khóa, Đọc sách.

Đề ôn thi học kỳ 1 môn Ngữ văn 10 Kết nối tri thức có đáp án-Đề 5 được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 4 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

THƠ DUYÊN

Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên,

Cây me ríu rít cặp chim chuyền.

Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,

Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền.

Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu,

Lả lả cành hoang nắng trở chiều.

Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn,

Lần đầu rung động nỗi thương yêu.

Em bước điềm nhiên không vướng chân,

Anh đi lững đững chẳng theo gần.

Vô tâm – nhưng giữa bài thơ dịu,

Anh với em như một cặp vần.

Mây biếc về đâu bay gấp gấp,

Con cò trên ruộng cánh phân vân.

Chim nghe trời rộng giang thêm cánh,

Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần.

Ai hay tuy lặng bước thu êm,

Tuy chẳng băng nhân gạ tỏ niềm.

Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy

Lòng anh thôi đã cưới lòng em.

(Thơ duyên, Tuyển tập Xuân Diệu, Tập 1, thơ, NXB Văn học, 1983)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ gì?

A. Lục bát

B. Năm tiếng

C. Bảy tiếng

D. Song thất lục bát

Câu 2. Màu trời trong khổ thơ thứ nhất là màu gì?

  1. Màu xanh biếc
  2. Màu xanh ngọc
  3. Xanh vàng
  4. Màu trắng

Câu 3. Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ 3:

  1. So sánh

B. Nhân hóa

C. Nói quá

D. Hoán dụ

Câu 4: Từ đổ” trong câu thơĐổ trời xanh ngọc qua muôn lá” thuộc từ loại nào?

A. Danh từ B. Động từ C. Trạng từ D. Tính từ

Câu 5: Từ “duyên” trong nhan đề “Thơ duyên” có nghĩa là gì?

A. Sự hài hòa của một số nét tế nhị ở con người, tạo nên vẻ hấp dẫn tự nhiên.

B. Nguyên nhân trực tiếp của sự việc.

C. Chỉ sự gặp gỡ vô tình của các cảnh vật xung quanh, từ đó nhắc đến cái duyên của tình cảm con người.

D. Sự sắp đặt có từ kiếp trước

Câu 6. Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Lòng anh thôi đã cưới lòng em

A. Làm nổi bật sự lãng mạn của tác giả.

B. Tăng cảm xúc cho cả bài thơ

C. Nhấn mạnh ước muốn của tác giả

D. Khẳng định sự hòa hợp hai tấm lòng, hai tâm hồn đến độ trọn vẹn tuyệt đối, sự hòa hợp trong mức độ cao nhất của cảm nhận về hạnh phúc

Câu 7. Ý nào sau đây khái quát nội dung chính của văn bản?

A. Bức tranh mùa thu đầy thơ mộng

B. Kí ức tuổi thơ tươi đẹp gắn với con đường đi học

C. Kí ức về những ngày đầu của mối tình đầu

D. Vẻ đẹp chiều thu và duyên tình trong sáng thuở ban đầu

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 8. Nêu hiệu quả nghệ thuật của từ láy “ríu rít” và liêu xiêu” trong bài thơ

Câu 9. Anh, chị hiểu như thế nào về ý nghĩa 2 câu thơ:

Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn,

Lần đầu rung động nỗi thương yêu.

Câu 10. Cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ gợi cho anh, chị suy nghĩ gì?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Trong bài hát Để gió cuốn đi, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết:

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
(Để gió cuốn đi,Trịnh Công Sơn)

Anh, chị hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về quan niệm trên

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

Môn: Ngữ văn lớp 10

A. HƯỚNG DẪN CHUNG

– Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý hướng dẫn chấm.

– Đặc biệt trân trọng,khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức.

– Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25điểm

B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6,0
1 C 0,5
2 B 0,5
3 A 0,5
4 B 0,5
5 C 0,5
6 D 0,5
7 D 0,5
8 Hiệu quả nghệ thuật cuả từ láy “ríu rít”, “liêu xiêu” trong bài thơ là:

– Tạo cách diễn đạt sinh động, gợi hình, gợi cảm

– Chỉ sự sóng đôi, hòa hợp, sự hòa điệu của thiên nhiên tạo nên bức tranh thu thơ mộng.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm..

– Học sinh trả lời đạt 1 ý tương đương như đáp án hoặc có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt : 0,5 điểm.

– Học sinh trả lời sơ sài,thiếu nội dung và diễn đạt chưa tốt : 0,25 điểm.

– Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được

1.0
9 Ý nghĩa 2 câu thơ:

– Sự cảm thông, một sự hòa hợp tự nhiên của tâm hồn (lòng ta – ý bạn)

– Khoảnh khắc rung động lần đầu của trái tim

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh nêu được 2 ý: 0,75 điểm.

– Học sinh nêu được 1 ý: 0,5 điểm.

– Học sinh trả lời không đúng: 0,0 điểm.

0,75
10 – Học sinh có thể nêu suy nghĩ của bản thân

– Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, thuyết phục

0,75
II VIẾT 4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

– Dẫn dắt giới thiệu vấn đề nghị luận: quan niệm của Trịnh Công Sơn “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm.

– Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý:

2.5
*Giải thích ý nghĩa câu nói

– “Tấm lòng” ở đây là tình cảm thương yêu, quý mến, là sự chia sẻ, đồng cảm, là những điều tốt đẹp mà chúng ta dành cho nhau.

→ Câu nói khuyên con người sống cần có một trái tim biết sẻ chia, yêu thương.

*Phân tích

– “Tấm lòng” trong cuộc sống để biết cảm thông và chia sẻ: trong cuộc sống, khi một niềm vui được cho đi là chúng ta đang nhân đôi niềm vui ấy, khi ta chia sớt một nỗi buồn, nỗi buồn ấy sẽ vơi đi.

– “Tấm lòng” trong cuộc sống để tha thứ và khoan dung: Đây chính là thái độ sống rộng lượng với người khác (nhất là với những người gây ra đau khổ cho mình) đối lập với lòng đố kị, định kiến, thành kiến.

– “Tấm lòng” của con người chính là sự dũng cảm cũng chính là đức hi sinh của con người. Đó chính là sức chịu đựng, chấp nhận những thiệt thòi về mình: Dũng cảm là dám xả thân vì lí tưởng cao đẹp, dám đương đầu với thử thách, dám đối diện. Cội nguồn của lòng dũng cảm chính là dám tin vào những điều tốt đẹp. Dám tin vào những điều tốt đẹp khiến con người có thể làm được nhiều điều.

* Mở rộng: phê phán những kẻ sống thiếu “tấm lòng”:

– Sống ích kỷ, nhỏ nhen, chỉ biết lo vun vén cho bản thân.

– Đó là lối sống biểu hiện sự nghèo nàn của tâm hồn.

*Bài học nhận thức và hành động:

– Về nhận thức ta thấy: đây là ca từ thể hiện một lối sống đẹp, là điều cần có ở mỗi con người trong cuộc sống.

– Về hành động ta cần: Không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt đẹp, rèn luyện “tấm lòng” mình cho ý nghĩa, làm việc tốt mỗi ngày; phê phán sự thờ ơ, vô tâm, vô cảm trong xã hội.

c. Khái quát lại vấn đề cần nghị luận:

– Khẳng định lại giá trị của quan niệm: Mỗi con người sống trong xã hội, trong một cộng đồng chúng ta cần kết nối những tấm lòng với nhau.

0.5
d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25
e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.

0.25
Tổng điểm 10.0

Tài liệu đính kèm

  • De-on-tap-HK1-Ngu-van-10-De-5.docx

    33.01 KB • DOCX

    Tải xuống

Giải bài tập những môn khác

Tài liệu môn toán

Tài liệu tin học

Tài liệu Lớp 1

Tài liệu Lớp 2

Tài liệu Lớp 3

Tài liệu Lớp 4

Tài liệu Lớp 5

Trò chơi Powerpoint

Sáng kiến kinh nghiệm