[Tài Liệu Ngữ Văn Lớp 10] Đề Thi Học Kỳ 1 Văn 10 Kết Nối Tri Thức Có Đáp Án-Đề 8

Bài Giới Thiệu Chi Tiết: Đề Thi Học Kỳ 1 Văn 10 Kết Nối Tri Thức Có Đáp Án - Đề 8 1. Tổng quan về bài học

Bài học này tập trung vào việc cung cấp một đề thi học kỳ 1 môn Văn lớp 10, thuộc bộ sách Kết nối tri thức. Đề thi được thiết kế để đánh giá kiến thức và kỹ năng của học sinh về các nội dung chính của chương trình học kỳ 1, bao gồm cả các tác phẩm văn học và các kỹ năng phân tích, viết văn. Mục tiêu chính của bài học là giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, chuẩn bị tốt cho kỳ thi học kỳ 1.

2. Kiến thức và kỹ năng

Học sinh sẽ được ôn tập và củng cố các kiến thức sau:

Kiến thức về văn bản: Học sinh sẽ được ôn tập về các tác phẩm văn học đã học trong chương trình học kỳ 1, bao gồm nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của từng tác phẩm. Kỹ năng phân tích văn bản: Học sinh sẽ được rèn luyện kỹ năng phân tích văn bản, nhận diện các yếu tố nghệ thuật, tìm hiểu ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm. Kỹ năng viết văn: Đề thi sẽ yêu cầu học sinh vận dụng các kỹ năng viết văn, như viết bài luận, phân tích tác phẩm, viết cảm nhận cá nhân, v.v. Kỹ năng làm bài thi: Bài học cung cấp cho học sinh các kỹ năng làm bài thi, bao gồm cách đọc đề, phân tích đề, lập dàn ý, trình bày bài làm một cách logic và rõ ràng. 3. Phương pháp tiếp cận

Bài học sẽ được tổ chức theo phương pháp ôn tập và luyện tập. Cụ thể:

Phân tích đề thi: Bài học sẽ phân tích chi tiết các câu hỏi trong đề thi, phân loại các yêu cầu và nội dung cần nắm bắt. Ôn tập lý thuyết: Học sinh sẽ được nhắc lại các kiến thức lý thuyết cần thiết, liên quan đến các tác phẩm và kỹ năng đã học. Luyện tập làm bài: Học sinh sẽ được hướng dẫn làm bài tập, phân tích các tác phẩm và viết bài luận dựa trên các câu hỏi trong đề thi. Đáp án và hướng dẫn giải chi tiết: Bài học cung cấp đáp án chi tiết và hướng dẫn giải cho từng câu hỏi trong đề thi, giúp học sinh hiểu rõ hơn về cách tiếp cận và giải quyết vấn đề. 4. Ứng dụng thực tế

Kiến thức và kỹ năng được học trong bài học này có thể được áp dụng vào thực tế như sau:

Chuẩn bị tốt cho kỳ thi học kỳ: Học sinh có thể sử dụng đề thi này để tự ôn tập và đánh giá trình độ của mình. Nâng cao kỹ năng phân tích và viết văn: Học sinh sẽ được rèn luyện kỹ năng phân tích văn bản và viết văn, giúp họ phát triển kỹ năng học tập và giao tiếp. Ứng dụng vào các bài thi khác: Kiến thức và kỹ năng được học sẽ giúp học sinh vận dụng vào các bài thi khác trong tương lai. 5. Kết nối với chương trình học

Đề thi này liên quan đến tất cả các nội dung chính của chương trình học kỳ 1 môn Văn lớp 10. Học sinh cần nắm vững các tác phẩm văn học, các kiến thức về văn học, và các kỹ năng phân tích để hoàn thành đề thi tốt.

6. Hướng dẫn học tập

Để học tập hiệu quả, học sinh nên:

Đọc kỹ đề thi: Hiểu rõ yêu cầu của từng câu hỏi.
Ôn tập lại lý thuyết: Nắm vững kiến thức về các tác phẩm văn học đã học.
Phân tích đề: Xác định các ý chính cần trình bày trong bài làm.
Lập dàn ý: Lập một dàn ý chi tiết để giúp bài làm có cấu trúc rõ ràng.
Viết bài làm: Viết bài làm một cách logic và rõ ràng.
Kiểm tra lại bài làm: Kiểm tra lại bài làm để sửa lỗi chính tả và logic.
Tham khảo đáp án: Học sinh có thể tham khảo đáp án để hiểu rõ hơn về cách giải quyết các câu hỏi.

40 Keywords về Đề Thi Học Kỳ 1 Văn 10 Kết Nối Tri Thức Có Đáp Án - Đề 8

1. Đề thi
2. Học kỳ 1
3. Văn 10
4. Kết nối tri thức
5. Có đáp án
6. Đề 8
7. Văn học
8. Phân tích văn bản
9. Viết văn
10. Làm bài thi
11. Ôn tập
12. Luyện tập
13. Kiến thức
14. Kỹ năng
15. Tác phẩm văn học
16. Phân tích
17. Cảm nhận
18. Bài luận
19. Dàn ý
20. Chương trình học
21. Học kỳ
22. Đánh giá
23. Chuẩn bị thi
24. Kỹ năng viết
25. Kỹ năng học tập
26. Giao tiếp
27. Nội dung
28. Nghệ thuật
29. Ý nghĩa
30. Câu hỏi
31. Đáp án
32. Hướng dẫn giải
33. Kiểm tra
34. Logic
35. Rõ ràng
36. Chính tả
37. Bài làm
38. Tự học
39. Ứng dụng thực tế
40. Chuẩn bị cho kỳ thi

Đề thi học kỳ 1 văn 10 Kết nối tri thức có đáp án-Đề 8 được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 5 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Một viện bảo tàng được lát đá cẩm thạch rất tinh tế và ngay chính giữa sảnh ngự một bức tượng cẩm thạch khổng lồ. Du khách từ khắp nơi trên thế giới đến đây đều trầm trồ trước bức tượng cẩm thạch lộng lẫy này.

Đêm nọ, đá cẩm thạch nói với tượng cẩm thạch.

Đá: Này tượng, như thế là không công bằng đâu nhé. Thật là bất công! Tại sao mọi người tới đây đều giẫm lên tôi trong khi họ ngước mắt ngưỡng mộ cậu?

Tượng: Đá thân mến, cậu có nhớ rằng chúng ta đều sinh ra từ một mỏ đá không?

Đá: Đúng vậy! Chính điều đó lại càng làm tớ thấy bất công hơn. Chúng ta sinh ra từ một mỏ nhưng lại được đối xử khác nhau. Bất công làm sao!

Tượng: Rồi cậu có còn nhớ ngày mà nhà điêu khắc đẽo cậu nhưng cậu từ chối không để các dụng cụ đó đẽo gọt lên mình không?

Đá: Đúng thế, tớ vẫn nhớ […].

Tượng: Rồi thì ông ấy quyết định từ bỏ cậu và bắt đầu làm việc trên mình tớ. Tớ hiểu ngay rằng mình sẽ khác biệt sau những nỗ lực của ông ấy. Tớ không từ chối các dụng cụ. Thay vào đó, tớ chịu đựng đau đớn khi những dụng cụ đó gọt giũa vào thân mình.

Đá: Ừ…

Tượng: Cậu thân mến, đó là cái giá của mọi thứ trong cuộc sống. Vì cậu quyết định bỏ cuộc giữa chừng, cậu không thể oán trách vì sao hôm nay người ta lại giẫm lên cậu.

(Bạn chỉ sống có một lần, Nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2018, tr.90,91)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

A. Miêu tả B. Biểu cảm. C. Tự sự D. Nghị luận

Câu 2. Các nhân vật giao tiếp trong câu chuyện là:

A. Tượng cẩm thạch và du khách

B. Đá cẩm thạch và du khách

C. Nhà điêu khắc, tượng cẩm thạch và đá cẩm thạch.

D. Tượng cẩm thạch và đá cẩm thạch.

Câu 3. Vì sao đá cẩm thạch cảm thấy bất công?

A. Vì đá ở dưới đất còn tượng ở trên cao.

B. Vì đá không được nhà điêu khắc lựa chọn.

C. Vì mọi người tới đây đều giẫm lên đá trong khi họ ngưỡng mộ tượng.

D. Vì đá thấy mình xấu xí.

Câu 4. Theo văn bản, vì sao nhà điêu khắc từ bỏ đá cẩm thạch?

A. Vì nhận thấy đó là một hòn đá không thể tạo thành hình mà ông muốn.

B. Vì đá cẩm thạch từ chối không để các dụng cụ đó đẽo gọt lên mình

C. Vì đó không phải là hòn đá đẹp để ông lựa chọn.

D. Vì đá cẩm thạch quá cứng, dụng cụ không đẽo gọt được.

Câu 5. Câu nói của tượng cẩm thạch: “cậu có nhớ rằng chúng ta đều sinh ra từ một mỏ đá không?” là muốn nhắc đến điều gì?

A. Chúng ta có chung những kỷ niệm.

B. Chúng ta có sự gắn bó.

C. Chúng ta có cùng điểm xuất phát.

D. Chúng ta có cùng mục tiêu.

Câu 6. “Cái giá” của đá cẩm thạch mà tượng cẩm thạch nói đến là gì?

A. Là những khó khăn mà đá cẩm thạch đã phải trải qua.

B. Là những buồn tủi mà đá cẩm thạch phải chịu đựng.

C. Là việc chấp nhận đau đớn và thành công.

D. Là việc bỏ cuộc giữa chừng và chấp nhận thất bại.

Câu 7. Ý nào sau đây nói về ý nghĩa của câu chuyện?

A. Đừng nản lòng trước những khó khăn, trở ngại và thất bại.

B. Nếu không khổ luyện hôm nay, làm sao có được ngày mai huy hoàng.

C. Càng trải qua khó khăn bao nhiêu càng học được nhiều bấy nhiêu để bản thân trở nên có giá trị.

D. Cả ba phương án trên đều đúng.

Câu 8. Để được mọi người trầm trồ ngưỡng mộ, tượng cẩm thạch đã trải qua điều gì?

Câu 9. Theo em, tượng cẩm thạch và đá cẩm thạch gợi liên tưởng đến những kiểu người nào trong cuộc sống?

Câu 10. Thông điệp ý nghĩa mà câu chuyện về đá cẩm thạch và tượng cẩm thạch mang đến cho em là gì?

II. LÀM VĂN (4.0 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận ngắn thuyết phục bạn cùng lớp của em từ bỏ thói quen vứt rác bừa bãi để góp phần giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

——————————————HẾT——————————————
HƯỚNG DẪN CHẤM
(Hướng dẫn chấm này có 03 trang)
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
1. Thầy cô giáo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấmĐáp án – Thang điểm này để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, thầy cô giáo cần linh hoạt trong quá trình chấm, tránh đếm ý cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo.
2. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Đáp án – Thang điểm phải được thống nhất trong Tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với tổng điểm toàn bài.

3. Bài thi được chấm theo thang điểm 10. Điểm lẻ toàn bài tính theo quy định.

B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6,0
1 C 0,5
2 D 0,5
3 C 0,5
4 B 0,5
5 C 0,5
6 D 0,5
7 D 0,5
8 Tượng cẩm thạch không từ chối các dụng cụ, chịu đựng đau đớn khi những dụng cụ đó gọt giũa vào thân mình.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm

– Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm

– Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm

*Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được.

0,5
9 Tượng cẩm thạch và đá cẩm thạch gợi liên tưởng đến những kiểu người:

– Nhân vật đá cẩm thạch: kiểu người lười biếng, không dám đối mặt với thử thách, không muốn đánh đổi nhưng lại vẫn muốn bản thân trở nên thành công và tỏa sáng.

– Nhân vật tượng cẩm thạch: kiểu người dũng cảm, dám đối diện và vượt qua khó khăn, thử thách, đánh đổi để đạt được thành công.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm

– Học sinh trả lời đúng một ý: 0,5 điểm

– Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm

– Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm

*Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được.

1,0
10 Gợi ý thông điệp ý nghĩa:

Nếu muốn thành công, con người phải chấp nhận đánh đổi, vượt qua thử thách và khó khăn; nếu không chịu đánh đổi, không dám vượt qua thử thách, chúng ta sẽ không thể nào thành công và trở thành người có giá trị được.

Hướng dẫn chấm:

-Học sinh trả lời tương đương với ý đã gợi trong đáp án: 1,0 điểm

– Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,75 điểm

– Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm

*Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được.

1,0

II. Làm văn. (4đ)

Đáp án Điểm
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25điểm
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Thuyết phục một người bạn cùng lớp từ bỏ thói quen vứt rác bừa bãi để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

– Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

0,25điểm
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

– Dẫn dắt và nêu vấn đề của bài viết.

– Sắp xếp các ý theo trật tự:

+ Giải thích về hành vi vứt rác bừa bãi.

+ Trình bày hiện trạng việc vứt rác bữa bãi, không đúng nơi quy định của HS ở trường, lớp.

+ Dự đoán lập luận của những người có thói quen vứt rác bừa bãi.

+ Nêu lí do để mọi người từ bỏ thói quen vứt rác bừa bãi đó

+ Cách từ bỏ thói quen vứt rác bừa bãi ở HS.

– Khẳng định thông điệp tích cực đến mọi người.

Hướng dẫn chấm:

– Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm.

– Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,5 điểm – 2,75 điểm.

– Phân tích chung chung, sơ sài: 0,5 điểm – 1,0 điểm.

3điểm
d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25điểm
e. Sáng tạo

-Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25điểm

 

Tài liệu đính kèm

  • De-on-tap-HK1-Ngu-van-10-De-8.docx

    34.16 KB • DOCX

    Tải xuống

Giải bài tập những môn khác

Tài liệu môn toán

Tài liệu tin học

Tài liệu Lớp 1

Tài liệu Lớp 2

Tài liệu Lớp 3

Tài liệu Lớp 4

Tài liệu Lớp 5

Trò chơi Powerpoint

Sáng kiến kinh nghiệm