[SGK Toán Lớp 9 Cùng khám phá] Giải bài tập 1.20 trang 24 SGK Toán 9 tập 1 - Cùng khám phá

Hướng dẫn học bài: Giải bài tập 1.20 trang 24 SGK Toán 9 tập 1 - Cùng khám phá - Môn Toán học Lớp 9 Lớp 9. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách 'SGK Toán Lớp 9 Cùng khám phá Lớp 9' được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.

Đề bài

Giải các phương trình sau bằng cách đưa về dạng tích:

a) \(x\left( {2x - 10} \right) = 4x\left( {x - 6} \right)\).

b) \(4x + 12 = \left( {x + 3} \right)\left( {7 - 5x} \right)\).

c) \(\left( {{x^2} + 4x + 4} \right) - 25 = 0\).

d) \(9{x^2} - 6x + 1 = {x^2}\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

+ Chuyển về phương trình tích;

+ Giải phương trình theo phương pháp giải phương trình tích;

+ Kết luận nghiệm.

Lời giải chi tiết

a) \(x\left( {2x - 10} \right) = 4x\left( {x - 6} \right)\)

\(\begin{array}{l}x\left( {2x - 10} \right) - 4x\left( {x - 6} \right) = 0\\x\left[ {2x - 10 - 4\left( {x - 6} \right)} \right] = 0\\x\left( {2x - 10 - 4x + 24} \right) = 0\\x\left( { - 2x + 14} \right) = 0.\end{array}\)

Phương trình \(x = 0\) có nghiệm duy nhất \(x = 0\).

Phương trình \( - 2x + 14 = 0\) có nghiệm duy nhất \(x = 7\).

Vậy phương trình \(x\left( {2x - 10} \right) = 4x\left( {x - 6} \right)\) có hai nghiệm \(x = 0\) và \(x = 7\).

b) \(4x + 12 = \left( {x + 3} \right)\left( {7 - 5x} \right)\)

\(\begin{array}{l}4\left( {x + 3} \right) - \left( {x + 3} \right)\left( {7 - 5x} \right) = 0\\\left( {x + 3} \right)\left[ {4 - \left( {7 - 5x} \right)} \right] = 0\\\left( {x + 3} \right)\left( {4 - 7 + 5x} \right) = 0\\\left( {x + 3} \right)\left( {5x - 3} \right) = 0.\end{array}\)

Phương trình \(x + 3 = 0\) có nghiệm duy nhất \(x =  - 3\).

Phương trình \(5x - 3 = 0\) có nghiệm duy nhất \(x = \frac{3}{5}\).

Vậy phương trình \(4x + 12 = \left( {x + 3} \right)\left( {7 - 5x} \right)\) có hai nghiệm \(x =  - 3\) và \(x = \frac{3}{5}\).

c) \(\left( {{x^2} + 4x + 4} \right) - 25 = 0\)

\(\begin{array}{l}{\left( {x + 2} \right)^2} - {5^2} = 0\\\left( {x + 2 - 5} \right)\left( {x + 2 + 5} \right) = 0\\\left( {x - 3} \right)\left( {x + 7} \right) = 0.\end{array}\)

Phương trình \(x - 3 = 0\) có nghiệm duy nhất \(x = 3\).

Phương trình \(x + 7 = 0\) có nghiệm duy nhất \(x =  - 7\).

Vậy phương trình \(\left( {{x^2} + 4x + 4} \right) - 25 = 0\) có hai nghiệm \(x = 3\) và \(x =  - 7\).

d) \(9{x^2} - 6x + 1 = {x^2}\)

\(\begin{array}{l}{\left( {3x - 1} \right)^2} - {x^2} = 0\\\left( {3x - 1 - x} \right)\left( {3x - 1 + x} \right) = 0\\\left( {2x - 1} \right)\left( {4x - 1} \right) = 0.\end{array}\)

Phương trình \(2x - 1 = 0\) có nghiệm duy nhất \(x = \frac{1}{2}\).

Phương trình \(4x - 1 = 0\) có nghiệm duy nhất \(x = \frac{1}{4}\).

Vậy phương trình \(9{x^2} - 6x + 1 = {x^2}\) có hai nghiệm \(x = \frac{1}{2}\) và \(x = \frac{1}{4}\).

Giải bài tập những môn khác

Môn Ngữ văn Lớp 9

Tài liệu tin học

Tài liệu Lớp 1

Tài liệu Lớp 2

Tài liệu Lớp 3

Tài liệu Lớp 4

Tài liệu Lớp 5

Trò chơi Powerpoint

Sáng kiến kinh nghiệm