[Vở thực hành Toán Lớp 9] Giải câu hỏi trắc nghiệm trang 21 vở thực hành Toán 9 tập 2
Hướng dẫn học bài: Giải câu hỏi trắc nghiệm trang 21 vở thực hành Toán 9 tập 2 - Môn Toán học Lớp 9 Lớp 9. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách 'Vở thực hành Toán Lớp 9 Lớp 9' được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.
Câu 1
Trả lời Câu 1 trang 21 Vở thực hành Toán 9
Tổng hai nghiệm của phương trình \(2{x^2} - 4x + 1 = 0\) là
A. 2.
B. -2.
C. \(\frac{1}{2}\).
D. \( - \frac{1}{2}\).
Phương pháp giải:
Xét phương trình bậc hai một ẩn \(a{x^2} + bx + c = 0\left( {a \ne 0} \right)\). Nếu \(\Delta ' > 0\) thì áp dụng định lí Viète tổng các nghiệm là \({x_1} + {x_2} = \frac{{ - b}}{a}\).
Lời giải chi tiết:
Vì \(\Delta ' = {\left( { - 2} \right)^2} - 2 = 2 > 0\) nên tổng hai nghiệm của phương trình \(2{x^2} - 4x + 1 = 0\) là \({x_1} + {x_2} = \frac{4}{2} = 2\)
Chọn A
Câu 2
Trả lời Câu 2 trang 21 Vở thực hành Toán 9
Tích hai nghiệm của phương trình \(2{x^2} + 4x - 9 = 0\) là
A. \(\frac{9}{2}\).
B. \( - \frac{9}{2}\).
C. -2.
D. 2.
Phương pháp giải:
Xét phương trình bậc hai một ẩn \(a{x^2} + bx + c = 0\left( {a \ne 0} \right)\). Nếu \(\Delta ' > 0\) thì áp dụng định lí Viète tích các nghiệm là \({x_1}.{x_2} = \frac{c}{a}\)
Lời giải chi tiết:
Vì \(\Delta ' = 22 > 0\) nên tích hai nghiệm của phương trình \(2{x^2} + 4x - 9 = 0\) là \({x_1}.{x_2} = \frac{{ - 9}}{2}\)
Chọn B
Câu 3
Trả lời Câu 3 trang 21 Vở thực hành Toán 9
Hai số 3 và -5 là nghiệm của phương trình
A. \({x^2} - 2x - 15 = 0\).
B. \({x^2} + 2x - 15 = 0\).
C. \({x^2} - 15x + 2 = 0\).
D. \({x^2} + 15x - 2 = 0\).
Phương pháp giải:
Nếu hai số có tổng bằng S và tích bằng P thì hai số đó là nghiệm của phương trình \({x^2} - Sx + P = 0\) (điều kiện \({S^2} - 4P \ge 0\)).
Lời giải chi tiết:
Hai số 3 và -5 có tổng là -2 và tích là -15 nên hai số là nghiệm của phương trình \({x^2} + 2x - 15 = 0\).
Chọn B
Câu 4
Trả lời Câu 4 trang 21 Vở thực hành Toán 9
Tổng bình phương các nghiệm của phương trình \({x^2} - 5x + 3 = 0\) là
A. 5.
B. 3.
C. 19.
D. 22.
Phương pháp giải:
+ Tính \(\Delta \).
+ Viết định lí Viète ta có để tính \({x_1} + {x_2};{x_1}.{x_2}\).
+ Biến đổi \(x_1^2 + x_2^2 = {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} - 2{x_1}{x_2}\), từ đó tính được tổng bình phương các nghiệm.
Lời giải chi tiết:
Vì \(\Delta = {\left( { - 5} \right)^2} - 4.1.3 = 23 > 0\) nên phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt \({x_1}\) và \({x_2}\).
Theo định lí Viète ta có: \({x_1} + {x_2} = 5;{x_1}.{x_2} = 3\)
Ta có: \(x_1^2 + x_2^2 = {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} - 2{x_1}{x_2} = {5^2} - 2.3 = 19\)
Chọn C
Câu 5
Trả lời Câu 5 trang 21 Vở thực hành Toán 9
Nếu phương trình \({x^2} - 2mx - m = 0\) có một nghiệm là -1 thì nghiệm của lại là:
A. 2.
B. -2.
C. -m.
D. m.
Phương pháp giải:
Xét phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0\left( {a \ne 0} \right)\).
Nếu \(a - b + c = 0\) thì phương trình có một nghiệm là \({x_1} = - 1\), còn nghiệm kia là \({x_2} = - \frac{c}{a}\).
Lời giải chi tiết:
Vì \(x = - 1\) là một nghiệm của phương trình nên ta có nghiệm còn lại của phương trình là: \(x = \frac{{ - \left( { - m} \right)}}{1} = m\)
Chọn D