[Vở thực hành Toán Lớp 9] Giải câu hỏi trắc nghiệm trang 33 vở thực hành Toán 9 tập 2

Hướng dẫn học bài: Giải câu hỏi trắc nghiệm trang 33 vở thực hành Toán 9 tập 2 - Môn Toán học Lớp 9 Lớp 9. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách 'Vở thực hành Toán Lớp 9 Lớp 9' được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.

câu 1

trả lời câu 1 trang 33 vở thực hành toán 9

điểm nào sau đây thuộc đồ thị của hàm số \(y = \frac{1}{2}{x^2}\)?

a. \(\left( {1;2} \right)\).

b. \(\left( {2;1} \right)\).

c. \(\left( {2;1} \right)\).

d. \(\left( { - 1;\frac{1}{2}} \right)\).

phương pháp giải:

thay \(x =  - 1\) vào đồ thị hàm số \(y = \frac{1}{2}{x^2}\), tìm được \(y = \frac{1}{2}\) nên tìm được điểm thuộc đồ thị hàm số \(y = \frac{1}{2}{x^2}\).

lời giải chi tiết:

với \(x =  - 1\), thay vào hàm số \(y = \frac{1}{2}{x^2}\) ta có: \(y = \frac{1}{2}.{\left( { - 1} \right)^2} = \frac{1}{2}\). do đó, điểm \(\left( { - 1;\frac{1}{2}} \right)\) thuộc đồ thị hàm số \(y = \frac{1}{2}{x^2}\).

chọn d

câu 2

trả lời câu 2 trang 33 vở thực hành toán 9

hình bên là hai đường parabol trong mặt phẳng tọa độ oxy. khẳng định nào sau đây là đúng?

 

a. \(a < 0 < b\).

b. \(a < b < 0\).

c. \(a > b > 0\).

d. \(a > 0 > b\).

phương pháp giải:

đồ thị hàm số: \(y = a{x^2}\left( {a \ne 0} \right)\):

+ nằm phía trên trục hoành nếu \(a > 0\).

+ nằm phía dưới trục hoành nếu \(a < 0\).

lời giải chi tiết:

vì đồ thị hàm số \(y = b{x^2}\) nằm phía dưới trục hoành nên \(0 > b\).

vì đồ thị hàm số \(y = a{x^2}\) nằm phía trên trục hoành nên \(a > 0\).

do đó, \(a > 0 > b\).

chọn d

câu 3

trả lời câu 3 trang 33 vở thực hành toán 9

các nghiệm của phương trình \({x^2} + 7x + 12 = 0\) là

a. \({x_1} = 3;{x_2} = 4\).

b. \({x_1} =  - 3;{x_2} =  - 4\).

c. \({x_1} = 3;{x_2} =  - 4\).

d. \({x_1} =  - 3;{x_2} = 4\).

phương pháp giải:

xét phương trình bậc hai một ẩn \(a{x^2} + bx + c = 0\left( {a \ne 0} \right)\). tính biệt thức \(\delta  = {b^2} - 4ac\).

+ nếu \(\delta  > 0\) thì phương trình có hai nghiệm phân biệt: \({x_1} = \frac{{ - b + \sqrt \delta  }}{{2a}};{x_2} = \frac{{ - b - \sqrt \delta  }}{{2a}}\).

+ nếu \(\delta  = 0\) thì phương trình có nghiệm kép: \({x_1} = {x_2} = \frac{{ - b}}{{2a}}\).

+ nếu \(\delta  < 0\) thì phương trình vô nghiệm.

lời giải chi tiết:

vì \(\delta  = {7^2} - 4.1.12 = 1 > 0\) nên phương trình có hai nghiệm phân biệt: \({x_1} = \frac{{ - 7 + 1}}{2} =  - 3;{x_2} = \frac{{ - 7 - 1}}{2} =  - 4\)

chọn b

câu 4

trả lời câu 4 trang 33 vở thực hành toán 9

phương trình bậc hai có hai nghiệm \({x_1} = 13\) và \({x_2} = 25\) là

a. \({x^2} - 13x + 25 = 0\).

b. \({x^2} - 25x + 13 = 0\).

c. \({x^2} - 38x + 325 = 0\).

d. \({x^2} + 38x + 325 = 0\).

phương pháp giải:

hai số có tổng bằng s và tích bằng p thì hai số đó là nghiệm của phương trình \({x^2} - sx + p = 0\) (điều kiện \({s^2} - 4p \ge 0\)).

lời giải chi tiết:

tổng hai nghiệm của phương trình là \(s = 38,\) tích hai nghiệm của phương trình là \(p = 325\) nên \({x_1},{x_2}\) là hai nghiệm của phương trình: \({x^2} - 38x + 325 = 0\).

chọn c

câu 5

trả lời câu 5 trang 33 vở thực hành toán 9

gọi \({x_1},{x_2}\) là hai nghiệm của phương trình \({x^2} - 5x + 6 = 0\). khi đó giá trị của biểu thức \(a = x_1^2 + x_2^2\) là

a. 13.

b. 19.

c. 25.

d. 5.

phương pháp giải:

xét phương trình bậc hai một ẩn \(a{x^2} + bx + c = 0\left( {a \ne 0} \right)\).

+ tính biệt thức \(\delta  = {b^2} - 4ac\).

+ nếu \(\delta  > 0\) thì áp dụng định lí viète để tính tổng và tích các nghiệm \({x_1} + {x_2} = \frac{{ - b}}{a};{x_1}.{x_2} = \frac{c}{a}\).

biến đổi \(x_1^2 + x_2^2 = {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} - 2{x_1}{x_2}\), từ đó thay \({x_1} + {x_2} = \frac{{ - b}}{a};{x_1}.{x_2} = \frac{c}{a}\) để tính giá trị biểu thức.

lời giải chi tiết:

vì \(\delta  = {\left( { - 5} \right)^2} - 4.6 = 1 > 0\) nên phương trình có hai nghiệm phân biệt.

theo định lí viète ta có: \({x_1} + {x_2} = 5;{x_1}.{x_2} = 6\)

ta có: \(a = x_1^2 + x_2^2 = {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} - 2{x_1}{x_2} = {5^2} - 2.6 = 13\)

chọn a

câu 6

trả lời câu 6 trang 33 vở thực hành toán 9

chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật có chu vi 20cm và diện tích \(24c{m^2}\) là

a. 5cm và 4cm.

b. 6cm và 4cm.

c. 8cm và 3cm.

d. 10cm và 2cm.

phương pháp giải:

+ chiều dài và chiều rộng là nghiệm của phương trình \({x^2} - 10x + 24 = 0\).

+ sử dụng công thức nghiệm thu gọn để tìm x, từ đó kết luận.

lời giải chi tiết:

nửa chu vi hình chữ nhật là: \(20:2 = 10\left( {cm} \right)\)

chiều dài và chiều rộng là nghiệm của phương trình: \({x^2} - 10x + 24 = 0\)

vì \(\delta ' = {\left( { - 5} \right)^2} - 24 = 1 > 0\) nên phương trình có hai nghiệm phân biệt: \({x_1} = 5 + 1 = 6;{x_2} = 5 - 1 = 4\).

do đó, chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật lần lượt là 6cm và 4cm (do chiều dài > chiều rộng).

chọn b

Giải bài tập những môn khác

Môn Ngữ văn Lớp 9

Tài liệu tin học

Tài liệu Lớp 1

Tài liệu Lớp 2

Tài liệu Lớp 3

Tài liệu Lớp 4

Tài liệu Lớp 5

Trò chơi Powerpoint

Sáng kiến kinh nghiệm