[SGK Toán Lớp 4 Kết nối tri thức] Toán lớp 4 trang 15 - Bài 4: Biểu thức chứa chữ - SGK Kết nối tri thức
Hướng dẫn học bài: Toán lớp 4 trang 15 - Bài 4: Biểu thức chứa chữ - SGK Kết nối tri thức - Môn Toán học lớp 4 Lớp 4. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách 'SGK Toán Lớp 4 Kết nối tri thức Lớp 4' được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.
Hoạt động Câu 1
Tính giá trị của biểu thức.
a) 125 : m với m = 5.
b) (b + 4) x 3 với b = 27.
Phương pháp giải:
Thay thay chữ bằng số đã cho ở đề bài rồi tính giá trị biểu thức đó.
Lời giải chi tiết:
a) 125 : m = 125 : 5
= 25
b) (b + 4) x 3 = (27 + 4) x 3
= 31 x 3
= 93
Hoạt động Câu 2
Chu vi P của hình vuông có độ dài cạnh là a được tính theo công thức:
Hãy tính chu vi hình vuông với a = 5 cm; a = 9 cm.
Phương pháp giải:
Thay chữ bằng số vào công thức P = a x 4 rồi tính.
Lời giải chi tiết:
Chu vi hình vuông có độ dài cạnh là a = 5 cm là P = a x 4 = 5 x 4 = 20 (cm)
Chu vi hình vuông có độ dài cạnh là a = 9 cm là P = a x 4 = 9 x 4 = 36 (cm)
Hoạt động Câu 3
Chọn giá trị của biểu thức 35 + 5 x a trong mỗi trường hợp sau.
Phương pháp giải:
- Thay chữ bằng số rồi tính giá trị biểu thức đó.
- Áp dụng các quy tắc: Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì thực hiện phép nhân, chia trước; thực hiện phép cộng, trừ sau.
Lời giải chi tiết:
Nếu a = 2 thì 35 + 5 x a = 35 + 5 x 2
= 35 + 10
= 45
Nếu a = 5 thì 35 + 5 x a = 35 + 5 x 5
= 35 + 25
= 60
Nếu a = 7 thì 35 + 5 x a = 35 + 5 x 7
= 35 + 35
= 70
Nếu a = 6 thì 35 + 5 x a = 35 + 5 x 6
= 35 + 30
= 65
Luyện tập 1 Câu 1
Số?
Chu vi P của hình chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b (cùng đơn vị đo) được tính theo công thức:
Hãy tính chu vi hình chữ nhật theo kích thước như bảng sau:
Phương pháp giải:
Thay các số đo chiều dài, chiều rộng vào biểu thức P = (a + b) x 2 rồi tính giá trị biểu thức đó.
Lời giải chi tiết:
Nếu a = 10, b = 7 thì chu vi P = (a + b) x 2 = (10 + 7) x 2 = 34 (cm)
Nếu a = 25, b = 16 thì chu vi P = (a + b) x 2 = (25 + 16) x 2 = 82 (cm)
Nếu a = 34 , b = 28 thì chu vi P = (a + b) x 2 = (34 + 28) x 2 = 124 (cm)
Ta điền như sau:
Luyện tập 1 Câu 2
a) Tính giá trị của biểu thức a + b x 2 với a = 8, b = 2.
b) Tính giá trị của biểu thức (a + b) : 2 với a = 15, b = 27.
Phương pháp giải:
- Thay chữ bằng số vào biểu thức đã cho rồi tính giá trị của biểu thức đó.
- Áp dụng các quy tắc tính giá trị biểu thức:
+ Biểu thức có dấu ngoặc thì tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
+ Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì thực hiện phép nhân, chia trước; thực hiện phép cộng, trừ sau.
Lời giải chi tiết:
a) Với a = 8, b = 2 thì a + b x 2 = 8 + 2 x 2
= 8 + 4
= 12
b) Với a = 15, b = 27 thì (a + b) : 2 = (15 + 27) : 2
= 42 : 2
= 21
Luyện tập 1 Câu 3
Quãng đường ABCD gồm ba đoạn như hình vẽ dưới đây.
Hãy tính độ dài quãng đường ABCD với:
a) m = 4 km, n = 7 km.
b) m = 5 km, n = 9 km.
Phương pháp giải:
- Độ dài quãng đường ABCD = m + 6 + n
- Thay chữ bằng số vào biểu thức đã cho rồi tính giá trị của biểu thức đó.
Lời giải chi tiết:
Độ dài quãng đường ABCD bằng m + 6 + n
a) Với m = 4 km, n = 7 km thì độ dài quãng đường ABCD là m + 6 + n = 4 + 6 + 7 = 17 (km)
b) Với m = 5 km, n = 9 km thì độ dài quãng đường AB là m + 6 + n = 5 + 6 + 9 = 20 (km)
Luyện tập 1 Câu 4
a) Tính giá trị của biểu thức 12 : (3 – m) với m = 0; m = 1; m = 2.
b) Trong ba giá trị của biểu thức tìm được ở câu a, với m bằng bao nhiêu thì biểu thức 12 : (3 – m) có giá trị lớn nhất.
Phương pháp giải:
a) Thay chữ bằng số vào biểu thức đã cho rồi tính giá trị của biểu thức đó.
b) Dựa vào câu a, xác định m để biểu thức thức 12 : (3 – m) có giá trị lớn nhất.
Lời giải chi tiết:
a) Với m = 0 thì 12 : (3 – m) = 12 : (3 – 0) = 12 : 3 = 4
Với m = 1 thì 12 : (3 – m) = 12 : (3 – 1) = 12 : 2 = 6
Với m = 2 thì 12 : (3 – m) = 12 : (3 – 2) = 12 : 1 = 12
b) Ta có: 4 < 6 < 12. Vậy với m = 2 thì biểu thức 12 : (3 – m) có giá trị lớn nhất.
Luyện tập 2 Câu 1
Chu vi P của hình tam giác có độ dài ba cạnh lần lượt là a, b, c (cùng đơn vị đo) được tính theo công thức:
Tính chu vi hình tam giác, biết:
a) a = 62 cm, b = 75 cm, c = 81 cm.
b) a = 50 dm, b = 61 dm, c = 72 dm.
Phương pháp giải:
Thay chữ bằng số vào biểu thức rồi tính giá trị biểu thức đó.
Lời giải chi tiết:
a) Với a = 62 cm, b = 75 cm, c = 81 cm thì chu vi hình tam giác là
P = a + b + c = 62 + 75 + 81 = 218 (cm)
b) Với a = 50 dm, b = 61 dm, c = 72 dm thì chu vi hình tam giác là
P = a + b + c = 50 + 61 + 72 = 183 (dm)
Luyện tập 2 Câu 2
Với m = 9, n = 6, p = 4, hai biểu thức nào có giá trị bằng nhau?
Phương pháp giải:
- Thay chữ bằng số vào biểu thức rồi tính giá trị biểu thức đó.
- Áp dụng các quy tắc tính giá trị biểu thức:
+ Biểu thức có chứa dấu ngoặc thì thực hiện tính trong ngoặc trước.
+ Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì thực hiện phép nhân, chia trước; thực hiện phép cộng, trừ sau.
Lời giải chi tiết:
(A) Với m = 9, n = 6, p = 4 thì m – (n – p) = 9 – (6 – 4)
= 9 – 2
= 7
(B) Với m = 9, n = 6, p = 4 thì m x (n – p) = 9 x (6 – 4)
= 9 x 2
= 18
(C) Với m = 9, n = 6, p = 4 thì m x n – m x p = 9 x 6 – 9 x 4
= 54 – 36
= 18
(D) Với m = 9, n = 6, p = 4 thì m – n + p = 9 – 6 + 4
= 3 + 4
= 7
Vậy với m = 9, n = 6, p = 4 thì biểu thức (A) và (D) có giá trị bằng nhau; biểu thức (B) và (C) có giá trị bằng nhau.