[Bài tập trắc nghiệm Toán lớp 7 Kết nối tri thức] Trắc nghiệm toán 7 bài 35 kết nối tri thức có đáp án

Trắc nghiệm Toán 7 bài 35: Số thập phân vô hạn tuần hoàn (Kết nối tri thức) có đáp án

Tổng quan về bài học

Bài học này là phần tiếp nối kiến thức về số thập phân hữu hạn, giúp học sinh hiểu rõ hơn về số thập phân vô hạn tuần hoàn . Bài học giúp học sinh nắm vững khái niệm, cách biểu diễn, phân biệt số thập phân vô hạn tuần hoàn và cách chuyển đổi giữa phân số và số thập phân vô hạn tuần hoàn.

Mục tiêu chính của bài học: Nắm vững khái niệm số thập phân vô hạn tuần hoàn và phân biệt với số thập phân hữu hạn. Biết cách biểu diễn số thập phân vô hạn tuần hoàn. Biết cách chuyển đổi giữa phân số và số thập phân vô hạn tuần hoàn. Áp dụng kiến thức về số thập phân vô hạn tuần hoàn để giải các bài toán thực tế.

Kiến thức và kỹ năng

Sau khi học xong bài học, học sinh sẽ:

Hiểu rõ khái niệm số thập phân vô hạn tuần hoàn và cách phân biệt với số thập phân hữu hạn. Nắm vững cách biểu diễn số thập phân vô hạn tuần hoàn bằng cách sử dụng dấu ngoặc đơn để chỉ phần chu kì. Biết cách chuyển đổi một phân số sang số thập phân vô hạn tuần hoàn và ngược lại. Áp dụng kiến thức để giải các bài toán liên quan đến số thập phân vô hạn tuần hoàn, ví dụ như tìm phân số biểu diễn số thập phân vô hạn tuần hoàn, so sánh các số thập phân vô hạn tuần hoàn, u2026

Phương pháp tiếp cận

Bài học được tổ chức theo phương pháp gợi mở, khuyến khích học sinh chủ động khám phá kiến thức. Các hoạt động chính trong bài học gồm:

Khởi động: Giới thiệu bài học qua các ví dụ về số thập phân vô hạn tuần hoàn. Khám phá: Học sinh tự tìm hiểu về khái niệm, cách biểu diễn, phân biệt số thập phân vô hạn tuần hoàn. Luyện tập: Thực hành giải các dạng bài tập cơ bản về số thập phân vô hạn tuần hoàn. Vận dụng: Áp dụng kiến thức đã học vào các bài toán thực tế.

Ứng dụng thực tế

Kiến thức về số thập phân vô hạn tuần hoàn có nhiều ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt trong:

Toán học: Chuyển đổi phân số sang số thập phân và ngược lại; so sánh các số thập phân; giải phương trình chứa số thập phân vô hạn tuần hoàn. Khoa học: Tính toán trong các lĩnh vực như vật lý, hóa học, u2026 Kỹ thuật: Xây dựng, thiết kế, sản xuất các sản phẩm có kích thước chính xác.

Kết nối với chương trình học

Bài học về số thập phân vô hạn tuần hoàn là phần tiếp nối của kiến thức về số thập phân hữu hạn và phân số đã được học ở các lớp trước. Nó cũng là nền tảng cho việc học các kiến thức cao hơn về số học trong các lớp tiếp theo.

Hướng dẫn học tập

Để học hiệu quả bài học này, học sinh nên:

Chuẩn bị bài trước khi học: Xem lại kiến thức về số thập phân hữu hạn và phân số.
Chủ động trong quá trình học: Tham gia thảo luận, đặt câu hỏi, giải bài tập một cách tự giác.
Luyện tập thường xuyên: Làm thêm các bài tập tương tự trong sách giáo khoa và sách bài tập để củng cố kiến thức.
* Kết hợp các phương pháp học: Lắng nghe thầy cô giảng dạy, đọc tài liệu, trao đổi với bạn bè, u2026 để nắm vững kiến thức.

Keywords

Trắc nghiệm toán 7 bài 35, số thập phân vô hạn tuần hoàn, kết nối tri thức, bài tập trắc nghiệm, toán lớp 7, số thập phân hữu hạn, phân số, chu kỳ, chuyển đổi, đáp án, giải bài tập, bài giảng, ôn tập, học hiệu quả, luyện tập, ứng dụng thực tế.

Đề bài

Câu 1 :

Gọi $O$ là giao điểm của ba đường trung trực trong \(\Delta ABC\). Khi đó $O$ là:

  • A.

    Điểm cách đều ba cạnh của \(\Delta ABC\).

  • B.

    Điểm cách đều ba đỉnh của \(\Delta ABC\). 

  • C.

    Tâm đường tròn ngoại tiếp \(\Delta ABC\).

  • D.

    Đáp án B và C đúng

Câu 2 :

Nếu một tam giác có một đường trung tuyến đồng thời là đường trung trực thì tam giác đó là tam giác gì?

  • A.

    Tam giác vuông

  • B.

    Tam giác cân

  • C.

    Tam giác đều

  • D.

    Tam giác vuông cân

Câu 3 :

Cho \(\Delta ABC\) cân tại $A,$  có \(\widehat A = {40^0}\), đường trung trực của $AB$  cắt $BC$  ở $D.$ Tính \(\widehat {CAD}\).

  • A.

    \({30^0}\) 

  • B.

    \({45^0}\)   

  • C.

    \({60^0}\)       

  • D.

    \({40^0}\).

Câu 4 :

Cho tam giác \(ABC\) trong đó \(\widehat A = 100^\circ \). Các đường trung trực của \(AB\) và \(AC\) cắt cạnh \(BC\) theo thứ tự ở \(E\) và \(F\) . Tính \(\widehat {EAF}.\)

  • A.

    \(20^\circ \)

  • B.

    \(30^\circ \)

  • C.

    \(40^\circ \)

  • D.

    \(50^\circ \)

Câu 5 :

Cho \(\Delta ABC\) nhọn, đường cao $AH.$  Lấy điểm $D$ sao cho $AB$  là trung trực của $HD.$  Lấy điểm $E$  sao cho $AC$  là trung trực  của $HE.$  Gọi $M$  là giao điểm của $DE$  với $AB,N$ là giao điểm của $DE$  với $AC.$  Chọn câu đúng.

  • A.

    \(\Delta ADE\) là tam giác cân

  • B.

    $HA$  là tia phân giác của \(\widehat {MHN}\).

  • C.

    A, B đều đúng

  • D.

    A, B đều sai

Câu 6 :

Cho \(\Delta ABC\) vuông tại $A,$  có \(\widehat C = {30^0}\), đường trung trực của $BC$  cắt $AC$  tại $M.$ Em hãy chọn câu đúng:

  • A.

    $BM$  là đường trung tuyến của \(\Delta ABC\)

  • B.

    \(BM = AB\).

  • C.

    $BM$  là phân giác của \(\widehat {ABC}\).

  • D.

    $BM$  là đường trung trực của \(\Delta ABC\).

Câu 7 :

Cho tam giác $ABC$  vuông tại $A,$ kẻ đường cao $AH.$  Trên cạnh $AC$  lấy điểm $K$  sao cho $AK = AH.$ Kẻ \(KD \bot AC\left( {D \in BC} \right)\). Chọn câu đúng.

  • A.

    \(\Delta AHD = \Delta AKD\)

  • B.

    $AD$  là đường trung trực của đoạn thẳng $HK.$

  • C.

    \(AD\) là tia phân giác của góc \(HAK.\)

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng.

Câu 8 :

Cho tam giác \(ABC\) cân tại \(A\) có \(AM\) là đường trung tuyến khi đó

  • A.

    \(AM \bot BC\)

  • B.

    \(AM\) là đường trung trực của \(BC\)

  • C.

    \(AM\) là đường phân giác của góc \(BAC.\)

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng.

Cho \(\Delta ABC\) nhọn, hai đường cao BD và CE. Trên tia đối của tia BD lấy điểm I sao cho \(BI = AC\). Trên tia đối của tia CE lấy điểm K sao cho\(CK = AB.\)

Câu 9

Chọn câu đúng.

  • A.

    \(AI > AK\) 

  • B.

    \(AI < AK\)

  • C.

    \(AI = 2AK\)

  • D.

    \(AI = AK\)

Câu 10

\(\Delta AIK\) là tam giác gì?

  • A.

    \(\Delta AIK\)là tam giác  cân tại B.

  • B.

    \(\Delta AIK\)là tam giác vuông cân tại A.

  • C.

    \(\Delta AIK\)là tam giác vuông

  • D.

    \(\Delta AIK\)là tam giác đều

Câu 11 :

Cho \(\Delta ABC\) cân tại $A,$  hai đường cao $BD$  và $CE$  cắt nhau tại $I.$  Tia $AI$ cắt $BC$  tại $M.$  Khi đó \(\Delta MED\) là tam giác gì?

  • A.

    Tam giác cân

  • B.

    Tam giác vuông cân

  • C.

    Tam giác vuông

  • D.

    Tam giác đều.

Câu 12 :

Cho tam giác \(ABC\) nhọn có trực tâm \(H.\) Chọn câu đúng.

  • A.

    \(AB + AC > HA + HB + HC\)

  • B.

    \(AB + AC < HA + HB + HC\)

  • C.

    \(AB + AC = HA + HB + HC\)

  • D.

    \(AB + AC \le HA + HB + HC\)

Câu 13 :

Cho đoạn thẳng $AB$  và điểm $M$  nằm giữa $A$  và $B$$\;\left( {MA < MB} \right).$ Vẽ tia $Mx$  vuông góc với $AB,$  trên đó lấy hai điểm $C$  và $D$  sao cho $MA = MC,MD = MB.$ Tia $AC$ cắt $BD$ ở $E.$ Tính số đo \(\widehat {AEB}\)

  • A.

    \({30^0}\)         

  • B.

    \({45^0}\) 

  • C.

    \({60^0}\)   

  • D.

    \({90^0}\).

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Gọi $O$ là giao điểm của ba đường trung trực trong \(\Delta ABC\). Khi đó $O$ là:

  • A.

    Điểm cách đều ba cạnh của \(\Delta ABC\).

  • B.

    Điểm cách đều ba đỉnh của \(\Delta ABC\). 

  • C.

    Tâm đường tròn ngoại tiếp \(\Delta ABC\).

  • D.

    Đáp án B và C đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tính chất đồng quy của 3 đường trung trực trong một tam giác.

Lời giải chi tiết :

Ba đường trung trực của một tam giác cùng đi qua 1 điểm. Điểm này cách đều ba đỉnh của tam giác và là tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác đó. Chọn đáp án D.

Câu 2 :

Nếu một tam giác có một đường trung tuyến đồng thời là đường trung trực thì tam giác đó là tam giác gì?

  • A.

    Tam giác vuông

  • B.

    Tam giác cân

  • C.

    Tam giác đều

  • D.

    Tam giác vuông cân

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp dụng tính chất đường trung trực và đường trung tuyến của tam giác.

Lời giải chi tiết :

Giả sử \(\Delta ABC\) có $AM$ là trung tuyến đồng thời là đường trung trực.

Ta sẽ chứng minh \(\Delta ABC\) là tam giác cân.

Thật vậy, vì $AM$ là trung tuyến của \(\Delta ABC\) (gt) \( \Rightarrow BM = MC\) (tính chất trung tuyến)

Vì $AM$ là trung trực của $BC$ $ \Rightarrow AM \bot BC$

Xét hai tam giác vuông \({\Delta}ABM\) và \({\Delta}ACM\) có:

\(BM = CM\left( {cmt} \right)\)

$AM$  chung

\( \Rightarrow \Delta ABM = \Delta ACM\) (2 cạnh góc vuông)

\( \Rightarrow AB = AC\) (2 cạnh tương ứng) \( \Rightarrow \Delta ABC\) cân tại $A.$

Câu 3 :

Cho \(\Delta ABC\) cân tại $A,$  có \(\widehat A = {40^0}\), đường trung trực của $AB$  cắt $BC$  ở $D.$ Tính \(\widehat {CAD}\).

  • A.

    \({30^0}\) 

  • B.

    \({45^0}\)   

  • C.

    \({60^0}\)       

  • D.

    \({40^0}\).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp dụng tính chất đường trung trực của đoạn thẳng, tính chất tam giác cân.

Lời giải chi tiết :

Vì \(\Delta ABC\) cân tại A (gt) \( \Rightarrow \widehat B = \widehat C = \left( {{{180}^0} - \widehat A} \right):2 = \left( {{{180}^0} - {{40}^0}} \right):2 = {70^0}.\)

Vì $D$  thuộc đường trung trực của $AB$  nên

 \( \Rightarrow AD = BD\) (tính chất đường trung trực của đoạn thẳng)

\( \Rightarrow \Delta ABD\) cân tại $D$ (dấu hiệu nhận biết tam giác cân)

$ \Rightarrow \widehat {DAC} + \widehat {CAB} = \widehat {DAB} = \widehat B = {70^0} \Rightarrow \widehat {DAC} = {70^0} - \widehat {CAB} = {70^0} - {40^0} = {30^0}.$

Câu 4 :

Cho tam giác \(ABC\) trong đó \(\widehat A = 100^\circ \). Các đường trung trực của \(AB\) và \(AC\) cắt cạnh \(BC\) theo thứ tự ở \(E\) và \(F\) . Tính \(\widehat {EAF}.\)

  • A.

    \(20^\circ \)

  • B.

    \(30^\circ \)

  • C.

    \(40^\circ \)

  • D.

    \(50^\circ \)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Sử dụng tính chất đường trung trực

+ Sử dụng tính chất tam giác cân để tính góc \(EAF.\)

Lời giải chi tiết :

Vì E nằm trên đường trung trực của AB nên \(EA = EB\) ( tính chất) nên \(\widehat {{A_1}} = \widehat B\)

Vì F nằm trên đường trung trực của AC nên \(FA = FC\) ( tính chất) nên \(\widehat {{A_3}} = \widehat C\).

Do đó \(\widehat {{A_1}} + \widehat {{A_3}} = \widehat B + \widehat C = 180^\circ  - 100^\circ  = 80^\circ \)

\(\Rightarrow \widehat {{A_2}} = 100^\circ  - 80^\circ  = 20^\circ .\)

Câu 5 :

Cho \(\Delta ABC\) nhọn, đường cao $AH.$  Lấy điểm $D$ sao cho $AB$  là trung trực của $HD.$  Lấy điểm $E$  sao cho $AC$  là trung trực  của $HE.$  Gọi $M$  là giao điểm của $DE$  với $AB,N$ là giao điểm của $DE$  với $AC.$  Chọn câu đúng.

  • A.

    \(\Delta ADE\) là tam giác cân

  • B.

    $HA$  là tia phân giác của \(\widehat {MHN}\).

  • C.

    A, B đều đúng

  • D.

    A, B đều sai

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp dụng tính chất đường trung trực của đoạn thẳng và tính chất hai tam giác bằng nhau..

Lời giải chi tiết :

Vì $AB$  là đường trung trực của $HD$  (gt) \( \Rightarrow AD = AH\) (tính chất trung trực của đoạn thẳng)

Vì $AC$  là đường trung trực của $HE$  (gt) \( \Rightarrow AH = AE\) (tính chất đường trung trực của đoạn thẳng)

\( \Rightarrow AD = AE \Rightarrow \Delta ADE\) cân tại $A.$ Nên A đúng.

 +) $M$  nằm trên đường trung trực của $HD$  nên $MD = MH$ (tính chất đường trung trực của đoạn thẳng)

Xét \(\Delta AMD\) và \(\Delta AMH\) có:

\(\)$AM$  chung.

   $AD = AH$ (cmt)

    $MD = MH$ (cmt)

\( \Rightarrow \Delta AMD = \Delta AMH\left( {c - c - c} \right) \Rightarrow \widehat {MDA} = \widehat {MHA}\) (2 góc tương ứng)

Lại có, $N$  thuộc đường trung trực của $HE$ nên $NH = NE$ (tính chất đường trung trực của đoạn thẳng).

+) Xét \(\Delta AHN\) và \(\Delta AEN\) có:

$AN$ chung

$AH = AE$ (cmt)

$NH = NE$ (cmt)

\( \Rightarrow \Delta AHN = \Delta AEN\left( {c - c - c} \right)\)

\(\Rightarrow \widehat {NHA} = \widehat {NEA}\) (2 góc tương ứng)

Mà \(\Delta ADE\) cân tại $A$ (cmt) \( \Rightarrow \widehat {MDA} = \widehat {NEA} \Rightarrow \widehat {MHA} = \widehat {NHA}\) .

Vậy $HA$  là đường phân giác của \(\widehat {MHN}\) .

Câu 6 :

Cho \(\Delta ABC\) vuông tại $A,$  có \(\widehat C = {30^0}\), đường trung trực của $BC$  cắt $AC$  tại $M.$ Em hãy chọn câu đúng:

  • A.

    $BM$  là đường trung tuyến của \(\Delta ABC\)

  • B.

    \(BM = AB\).

  • C.

    $BM$  là phân giác của \(\widehat {ABC}\).

  • D.

    $BM$  là đường trung trực của \(\Delta ABC\).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp dụng tính chất tam giác cân, tính chất đường trung trực của đoạn thẳng, định lý tổng 3 góc trong tam giác

Lời giải chi tiết :

Vì $M$  thuộc đường trung trực của $BC$   \( \Rightarrow BM = MC\) (tính chất đường trung trực của đoạn thẳng)

\( \Rightarrow \Delta BMC\) cân tại $M$  (dấu hiệu nhận biết tam giác cân)

\( \Rightarrow \widehat {MBC} = \widehat C = {30^0}\) (tính chất tam giác cân)

Xét \(\Delta ABC\) có: \(\widehat A + \widehat {ABC} + \widehat C = {180^0}\) (định lý tổng 3 góc trong tam giác)

\( \Rightarrow \widehat {ABC} = {180^0} - \widehat C - \widehat A = {180^0} - {30^0} - {90^0} = {60^0}\)

\( \Rightarrow \widehat {ABM} + \widehat {MBC} = \widehat {ABC} = {60^0} \Rightarrow \widehat {ABM} = {60^0} - \widehat {MBC} = {60^0} - {30^0} = {30^0}\)

\( \Rightarrow \widehat {ABM} = \widehat {MBC}\)

\(\Rightarrow \) $BM$  là phân giác của \(\widehat {ABC}\).

Câu 7 :

Cho tam giác $ABC$  vuông tại $A,$ kẻ đường cao $AH.$  Trên cạnh $AC$  lấy điểm $K$  sao cho $AK = AH.$ Kẻ \(KD \bot AC\left( {D \in BC} \right)\). Chọn câu đúng.

  • A.

    \(\Delta AHD = \Delta AKD\)

  • B.

    $AD$  là đường trung trực của đoạn thẳng $HK.$

  • C.

    \(AD\) là tia phân giác của góc \(HAK.\)

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh huyền-cạnh góc vuông

+ Sử dụng tính chất hai tam giác bằng nhau để chứng minh \(AD\) là tia phân giác của góc \(HAK.\)

+ Sử dụng định lý về đường trung trực để chỉ ra $AD$  là đường trung trực của đoạn thẳng $HK.$

Lời giải chi tiết :

Xét tam giác vuông \(AHD\) và tam giác vuông \(AKD\) có

+ \(AH = AK\,\left( {gt} \right)\)

+ \(AD\) chung

Suy ra \(\Delta AHD = \Delta AKD\left( {ch - cgv} \right)\) nên A đúng

Từ đó ta có \(HD = DK;\,\widehat {HAD} = \widehat {DAK}\)  suy ra \(AD\) là tia phân giác góc \(HAK\) nên C đúng.

Ta có \(AH = AK\left( {gt} \right)\) và \(HA = DK\left( {cmt} \right)\) suy ra \(AD\) là đường trung trực đoạn \(HK\) nên B  đúng.

Vậy cả A, B, C đều đúng.

Câu 8 :

Cho tam giác \(ABC\) cân tại \(A\) có \(AM\) là đường trung tuyến khi đó

  • A.

    \(AM \bot BC\)

  • B.

    \(AM\) là đường trung trực của \(BC\)

  • C.

    \(AM\) là đường phân giác của góc \(BAC.\)

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng định lý: Trong một tam giác cân, đường cao ứng với cạnh đáy đồng thời là đường phân giác, đường trung tuyến, đường trung trực của tam giác đó.

Lời giải chi tiết :

Vì tam giác \(ABC\) cân tại \(A\) có \(AM\) là đường trung tuyến  nên \(AM\) cũng là đường cao, đường trung trực và đường phân giác của tam giác \(ABC.\)

Cho \(\Delta ABC\) nhọn, hai đường cao BD và CE. Trên tia đối của tia BD lấy điểm I sao cho \(BI = AC\). Trên tia đối của tia CE lấy điểm K sao cho\(CK = AB.\)

Câu 9

Chọn câu đúng.

  • A.

    \(AI > AK\) 

  • B.

    \(AI < AK\)

  • C.

    \(AI = 2AK\)

  • D.

    \(AI = AK\)

Đáp án: D

Phương pháp giải :

Áp dụng tính chất trong tam giác vuông 2 góc nhọn phụ nhau, tính chất 2 góc kề bù, dấu hiệu nhận biết tam giác vuông cân.

Lời giải chi tiết :

Xét \({\Delta}ABD\) có: \(\widehat {{A_1}} + \widehat {{B_1}} = {90^0}\) (trong tam giác vuông 2 góc nhọn phụ nhau)

Xét \({\Delta}AEC\) có: \(\widehat {{A_1}} + \widehat {{C_1}} = {90^0}\) (trong tam giác vuông 2 góc nhọn phụ nhau)

\( \Rightarrow \widehat {{B_1}} = \widehat {{C_1}}\left( 1 \right)\).

Lại có: $\left\{ \begin{array}{l}\widehat {{B_1}} + \widehat {{B_2}} = {180^0}\\\widehat {{C_1}} + \widehat {{C_2}} = {180^0}\end{array} \right.\left( 2 \right)$ (hai góc kề bù)

Từ \(\left( 1 \right);\;\left( 2 \right) \Rightarrow \widehat {{B_2}} = \widehat {{C_2}}\) .

Xét \(\Delta ABI\) và \(\Delta KCA\) có:

\(AB = CK\left( {gt} \right)\\\widehat {{B_2}} = \widehat {{C_2}}\left( {cmt} \right)\\BI = AC\left( {gt} \right)\)

\(\Rightarrow \Delta ABI = \Delta KCA ({c - g - c})\)\( \Rightarrow AI = AK\) (2 cạnh tương ứng)

Câu 10

\(\Delta AIK\) là tam giác gì?

  • A.

    \(\Delta AIK\)là tam giác  cân tại B.

  • B.

    \(\Delta AIK\)là tam giác vuông cân tại A.

  • C.

    \(\Delta AIK\)là tam giác vuông

  • D.

    \(\Delta AIK\)là tam giác đều

Đáp án: B

Phương pháp giải :

Áp dụng tính chất trong tam giác vuông 2 góc nhọn phụ nhau, tính chất 2 góc kề bù, dấu hiệu nhận biết tam giác vuông cân.

Lời giải chi tiết :

Ta có \(AI = AK\left( {cmt} \right) \Rightarrow \Delta AIK\) cân tại A (*).

\(\Delta ABI = \Delta KCA\left( {cmt} \right) \Rightarrow \widehat {AIB} = \widehat {CAK}(3)\)(2 góc tương ứng)

Xét \({\Delta}AID\) có: \(\widehat {AID} + \widehat {IAD} = {90^0}\left( 4 \right)\)(trong tam giác vuông 2 góc nhọn phụ nhau)

Từ (3) và (4)\(\Rightarrow \widehat {IAD} + \widehat {CAK} = {90^0} \Rightarrow \Delta AIK\) vuông tại A (**)

Từ (*) và (**) \(\Rightarrow \Delta AIK\)vuông cân tại $A.$

Câu 11 :

Cho \(\Delta ABC\) cân tại $A,$  hai đường cao $BD$  và $CE$  cắt nhau tại $I.$  Tia $AI$ cắt $BC$  tại $M.$  Khi đó \(\Delta MED\) là tam giác gì?

  • A.

    Tam giác cân

  • B.

    Tam giác vuông cân

  • C.

    Tam giác vuông

  • D.

    Tam giác đều.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Dựa vào tính chất của các đường cao trong tam giác.

+) Dựa vào tính chất của tam giác cân.

+) Đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông bằng nửa cạnh huyền.

Lời giải chi tiết :

Xét \(\Delta ABC\) có $BD$  và $CE$  là hai đường cao cắt nhau tại $I$ suy ra $AI$  là đường cao của tam giác đó.

Mà $AI$  cắt $BC$  tại $M$  nên \(AM \bot BC\).

Vì \(\Delta ABC\) cân tại $A$  (gt) nên $AM$  là đường cao cũng chính là đường trung tuyến của tam giác đó. (tính chất của tam giác cân).

\( \Rightarrow BM = MC\) (tính chất đường trung tuyến)

Vì \(\left\{ \begin{array}{l}CE \bot AB\\BD \bot AC\end{array} \right. \Rightarrow \widehat {BEC} = \widehat {BDC} = {90^0}\).

Xét \({\Delta}BEC\) có $M$  là trung điểm của $BC$ nên suy ra $EM$  là trung tuyến của \({\Delta}BEC\)

\( \Rightarrow EM = \dfrac{{BC}}{2}\left( 1 \right)\) (tính chất trung tuyến của tam giác vuông)

Xét \({\Delta}BDC\) có $M$  là trung điểm của $BC$  nên $DM$  là trung tuyến của \({\Delta}BDC\)

\( \Rightarrow DM = \dfrac{{BC}}{2}\left( 2 \right)\) (tính chất trung tuyến của tam giác vuông)

Từ \(\left( 1 \right)\left( 2 \right) \Rightarrow EM = DM \Rightarrow \Delta EMD\) cân tại $M$  (dấu hiệu nhận biết tam giác cân).

Câu 12 :

Cho tam giác \(ABC\) nhọn có trực tâm \(H.\) Chọn câu đúng.

  • A.

    \(AB + AC > HA + HB + HC\)

  • B.

    \(AB + AC < HA + HB + HC\)

  • C.

    \(AB + AC = HA + HB + HC\)

  • D.

    \(AB + AC \le HA + HB + HC\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Qua \(H\) kẻ đường thẳng song song với \(AC\) cắt \(AB\) tại \(F\), kẻ đường thẳng song song với \(AB\) cắt \(AC\) tại \(E\).

- Chứng minh \(\Delta AEH = \Delta HFA\,\)\( \Rightarrow EH = AF;\,AE = HF\) (hai cạnh tương ứng).

- Sử dụng quan hệ đường xiên – đường vuông góc  để chứng minh \(BF > BH\),\(CE > CH\).

- Áp dụng bất đẳng thức tam giác vào \(\Delta AEH\) ta có: \(AE + EH > HA\).

Từ đó lập luận suy ra điều phải chứng minh.

Lời giải chi tiết :

Qua \(H\) kẻ đường thẳng song song với \(AC\) cắt \(AB\) tại \(F\), kẻ đường thẳng song song với \(AB\) cắt \(AC\) tại \(E\).

Vì \(AE//HF\) (cách vẽ) nên \(\widehat {EAH} = \widehat {FHA}\) (hai góc so le trong bằng nhau)

Vì \(AF//HE\) (cách vẽ) nên \(\widehat {AHE} = \widehat {HAF}\) (hai góc so le trong bằng nhau)

Xét \(\Delta AEH\) và \(\Delta HFA\) có:

\(AH\) cạnh chung

\(\widehat {EAH} = \widehat {FHA}\,\,(cmt)\)

\(\widehat {AHE} = \widehat {HAF}\,\,(cmt)\)

\( \Rightarrow \Delta AEH = \Delta HFA\,(g.c.g)\)

\( \Rightarrow EH = AF;\,AE = HF\) (hai cạnh tương ứng).

Vì \(BH \bot AC\) và \(FH//AC\) nên \(BH \bot FH\).

Ta có: \(BF;\,BH\) lần lượt là đường xiên và đường vuông góc kẻ từ \(B\) đến \(FH\) nên \(BF > BH\) (quan hệ đường xiên – đường vuông góc).

Vì \(CH \bot AB\) và \(EH//AB\) nên \(CH \bot EH\).

Ta có: \(CE;\,CH\) lần lượt là đường xiên và đường vuông góc kẻ từ \(C\) đến \(EH\) nên \(CE > CH\) (quan hệ đường xiên – đường vuông góc).

Xét \(\Delta AEH\) có: \(AE + EH > HA\) (bất đẳng thức tam giác)

Ta có: \(AB + AC = AF + FB + AE + EC\)

\( \Rightarrow AB + AC = EH + FB + AE + EC\) (vì \(AF = EH\,(cmt)\))

\( \Rightarrow AB + AC = \left( {AE + EH} \right) + FB + EC > HA + HB + HC\).

Vậy \(AB + AC > HA + HB + HC\).

Câu 13 :

Cho đoạn thẳng $AB$  và điểm $M$  nằm giữa $A$  và $B$$\;\left( {MA < MB} \right).$ Vẽ tia $Mx$  vuông góc với $AB,$  trên đó lấy hai điểm $C$  và $D$  sao cho $MA = MC,MD = MB.$ Tia $AC$ cắt $BD$ ở $E.$ Tính số đo \(\widehat {AEB}\)

  • A.

    \({30^0}\)         

  • B.

    \({45^0}\) 

  • C.

    \({60^0}\)   

  • D.

    \({90^0}\).

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Áp dụng tính chất tam giác vuông cân, tính chất đường cao của tam giác.

Lời giải chi tiết :

Vì $Mx \bot AB \Rightarrow \widehat {AMx} = {90^0}$  

Xét $\Delta AMC$ có $\left\{ \begin{array}{l}\widehat {AMC} = {90^0}\left( {cmt} \right)\\MA = MC\left( {gt} \right)\end{array} \right. $ $\Rightarrow \widehat {MAC} = \widehat {MCA} = {45^0}$ (tính chất tam giác vuông cân)

Do đó \(\widehat {DCE} = \widehat {MCA} = {45^0}\) (đối đỉnh)

Xét $\Delta BMD$ có: $\left\{ \begin{array}{l}\widehat {BMD} = {90^0}\left( {cmt} \right)\\MB = MD\left( {gt} \right)\end{array} \right. $ $\Rightarrow \widehat {MBD} = \widehat {MDB} = {45^0}$(tính chất tam giác vuông cân)

Xét $\Delta CDE$ có: \(\widehat {CDE} = \widehat {DCE} = {45^0} \) \(\Rightarrow \widehat {CDE} + \widehat {DCE} = {90^0} \Rightarrow \widehat {DEC} = {90^0}.\)

Lại có: \(\widehat {DEC} + \widehat {AEB} = {180^0}\) (kề bù) \( \Rightarrow \widehat {AEB} = {180^0} - \widehat {DEC} = {180^0} - {90^0} = {90^0}\) .

Giải bài tập những môn khác

Môn Toán học Lớp 7

Môn Ngữ văn Lớp 7

  • Bài Tập Trắc Nghiệm Văn Lớp 7 Cánh Diều
  • Bài Tập Trắc Nghiệm Văn Lớp 7 Kết Nối Tri Thức
  • Bài tập trắc nghiệm Văn Lớp 7 Cánh diều
  • Bài Tập Trắc Nghiệm Văn Lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo
  • Bài tập trắc nghiệm Văn Lớp 7 Kết nối tri thức
  • Bài tập trắc nghiệm Văn Lớp 7 Chân trời sáng tạo
  • Đề thi, đề kiểm tra Văn Lớp 7 Cánh diều
  • Đề thi, đề kiểm tra Văn Lớp 7 Chân trời sáng tạo
  • Đề thi, đề kiểm tra Văn Lớp 7 Kết nối tri thức
  • Lý Thuyết Ngữ Văn Lớp 7
  • SBT Văn Lớp 7 Cánh diều
  • SBT Văn Lớp 7 Kết nối tri thức
  • SBT Văn Lớp 7 Chân trời sáng tạo
  • Soạn Văn Lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo Chi Tiết
  • Soạn Văn Lớp 7 Cánh Diều Chi Tiết
  • Soạn Văn Lớp 7 Cánh Diều Siêu Ngắn
  • Soạn Văn Lớp 7 Kết Nối Tri Thức Chi Tiết
  • Soạn Văn Lớp 7 Kết Nối Tri Thức Siêu Ngắn
  • Soạn văn chi tiết Lớp 7 Cánh diều
  • Soạn văn chi tiết Lớp 7 chân trời sáng tạo
  • Soạn văn chi tiết Lớp 7 kết nối tri thức
  • Soạn Văn Lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo Siêu Ngắn
  • Soạn văn siêu ngắn Lớp 7 Cánh diều
  • Soạn văn siêu ngắn Lớp 7 chân trời sáng tạo
  • Soạn văn siêu ngắn Lớp 7 kết nối tri thức
  • Tác Giả - Tác Phẩm Văn Lớp 7
  • Tóm tắt, bố cục Văn Lớp 7 Cánh diều
  • Tóm tắt, bố cục Văn Lớp 7 Kết nối tri thức
  • Tóm tắt, bố cục Văn Lớp 7 Chân trời sáng tạo
  • Văn mẫu Lớp 7 Chân trời sáng tạo
  • Văn mẫu Lớp 7 Kết nối tri thức
  • Văn mẫu Lớp 7 Cánh Diều
  • Vở Thực Hành Ngữ Văn Lớp 7
  • Vở Thực Hành Ngữ Văn Lớp 7
  • Môn Khoa học tự nhiên Lớp 7

    Môn Tiếng Anh Lớp 7

  • Bài Tập Trắc Nghiệm Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus
  • Bài tập trắc nghiệm Tiếng Anh Lớp 7 Global Success
  • Bài tập trắc nghiệm Tiếng Anh Lớp 7 iLearn Smart World
  • Bài tập trắc nghiệm Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus
  • Bài Tập Trắc Nghiệm Tiếng Anh Lớp 7 iLearn Smart World
  • Bài Tập Trắc Nghiệm Tiếng Anh Lớp 7 Global Success
  • Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh Lớp 7 English Discovery
  • Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus
  • Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh Lớp 7 Global Success
  • Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh Lớp 7 iLearn Smart World
  • Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh Lớp 7 Right on!
  • Lý Thuyết Tiếng Anh Lớp 7
  • SBT Tiếng anh Lớp 7 English Discovery
  • SBT Tiếng anh Lớp 7 Friends Plus
  • SBT Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus - Chân Trời Sáng Tạo
  • SBT Tiếng anh Lớp 7 Global Success
  • SBT Tiếng Anh Lớp 7 iLearn Smart World
  • SBT Tiếng anh Lớp 7 iLearn Smart World
  • SBT Tiếng anh Lớp 7 Right on!
  • SBT Tiếng Anh Lớp 7 English Discovery
  • SBT Tiếng Anh Lớp 7 Right On
  • SBT Tiếng Anh Lớp 7 Global Success - Kết Nối Tri Thức
  • Tiếng Anh Lớp 7 English Discovery
  • Tiếng Anh Lớp 7 Global Success
  • Tiếng Anh Lớp 7 iLearn Smart World
  • Tiếng Anh Lớp 7 English Discovery
  • Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus
  • Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus
  • Tiếng Anh Lớp 7 iLearn Smart World
  • Tiếng Anh Lớp 7 Right on!
  • Tiếng Anh Lớp 7 Right On
  • Tiếng Anh Lớp 7 Global Success
  • Tài liệu tin học

    Tài liệu Lớp 1

    Tài liệu Lớp 2

    Tài liệu Lớp 3

    Tài liệu Lớp 4

    Tài liệu Lớp 5

    Trò chơi Powerpoint

    Sáng kiến kinh nghiệm