[Tài liệu môn Vật Lí 10] Đề Ôn Thi Học Kỳ 1 Môn Lý 10 Kết Nối Tri Thức Có Đáp Án-Đề 3

Tiêu đề Meta: Ôn tập Lý 10 HK1 - Đề 3 - Kết nối tri thức Mô tả Meta: Luyện tập hiệu quả với Đề Ôn Thi Học Kỳ 1 Môn Lý 10 Kết Nối Tri Thức Có Đáp Án - Đề 3. Tải ngay để ôn tập, củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng giải đề, đạt kết quả cao trong kỳ thi. 1. Tổng quan về bài học

Bài học này tập trung vào việc ôn tập và củng cố kiến thức Vật lý lớp 10 học kỳ 1, dựa trên đề thi mẫu số 3 trong bộ đề "Kết nối tri thức". Mục tiêu chính là giúp học sinh hệ thống lại kiến thức đã học, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi học kỳ 1. Bài học cung cấp đầy đủ các nội dung trọng tâm của chương trình học kỳ 1, từ cơ bản đến nâng cao.

2. Kiến thức và kỹ năng

Qua bài học, học sinh sẽ:

Hiểu rõ các khái niệm cơ bản: Vận tốc, gia tốc, lực, khối lượng, trọng lực, động lượng, năng lượng... Áp dụng các công thức vật lý: Công thức tính vận tốc, gia tốc, lực, động lượng, năng lượng... Giải thích các hiện tượng vật lý: Hiểu và giải thích các hiện tượng liên quan đến chuyển động, lực, năng lượngu2026 Giải các dạng bài tập khác nhau: Bài tập lý thuyết, bài tập trắc nghiệm, bài tập vận dụng... Đặc biệt chú trọng đến các dạng bài tập thường gặp trong đề thi. Rèn luyện kỹ năng tư duy: Phân tích, tổng hợp, vận dụng các kiến thức vật lý vào việc giải quyết vấn đề. 3. Phương pháp tiếp cận

Bài học sử dụng phương pháp kết hợp giữa lý thuyết và bài tập. Các bước thực hiện:

1. Tóm tắt lý thuyết: Cung cấp tóm tắt ngắn gọn, súc tích về các kiến thức trọng tâm.
2. Phân tích từng dạng bài: Phân tích kỹ các dạng bài tập thường gặp trong đề thi.
3. Ví dụ minh họa: Cung cấp các ví dụ minh họa cụ thể, kèm lời giải chi tiết.
4. Bài tập thực hành: Cung cấp các bài tập thực hành để học sinh tự luyện tập.
5. Đáp án và hướng dẫn: Cung cấp đầy đủ đáp án và hướng dẫn giải chi tiết cho tất cả các bài tập.

4. Ứng dụng thực tế

Kiến thức về vật lý lớp 10 có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày:

Thiết kế và xây dựng các công trình: Hiểu về lực, chuyển động là cần thiết để xây dựng các công trình bền vững.
Thiết kế và vận hành các máy móc: Hiểu về các nguyên lý vật lý để thiết kế và vận hành các máy móc hiệu quả.
Giải quyết các vấn đề kỹ thuật: Kiến thức vật lý giúp giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong nhiều lĩnh vực.

5. Kết nối với chương trình học

Bài học này liên quan đến các bài học trước và sẽ là nền tảng cho các bài học tiếp theo trong chương trình Vật lý lớp 10. Đặc biệt, nó kết nối với các chủ đề về:

Chuyển động thẳng đều, chuyển động thẳng biến đổi đều Lực và chuyển động Các định luật bảo toàn 6. Hướng dẫn học tập

Để học tập hiệu quả với bài học này, học sinh nên:

Đọc kỹ lý thuyết: Hiểu rõ các khái niệm và công thức.
Luyện tập giải bài tập: Thực hành giải các dạng bài tập khác nhau.
Xem lại các ví dụ minh họa: Hiểu rõ cách giải các bài tập.
Làm bài tập tự luận: Làm các bài tập tự luận để kiểm tra kiến thức và kỹ năng của mình.
Hỏi đáp và thảo luận: Hỏi giáo viên hoặc bạn bè nếu gặp khó khăn.
* Sử dụng tài liệu tham khảo: Sử dụng các tài liệu tham khảo khác để củng cố kiến thức.

Từ khóa: #ĐềÔnThi #HọcKỳ1 #Lý10 #KếtNốiTriThức #VậtLí10 #ÔnThi #ĐềThiMẫu #ĐápÁn #KiểmTra #ChuyểnĐộng #Lực #NăngLượng #GiaTốc #VậnTốc #Lớp10 #ĐềThi Lưu ý: File đề thi và đáp án được đề cập trong bài học cần được tải xuống để học tập thực tế.

Đề ôn thi học kỳ 1 môn Lý 10 Kết nối tri thức có đáp án-Đề 3 được soạn dưới dạng file Word và PDF gồm 4 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tổng hợp lực là

A. thay thế một lực bằng nhiều lực khác.

B. thay thế hai lực bằng hai lực khác có cùng tác dụng.

C. thay một lực tác dụng lên vật bằng hai hay nhiều lực khác đồng thời tác dụng lên vật.

D. thay thế nhiều lực đồng thời tác dụng lên vật bằng một lực duy nhất có tác dụng giống hệt các lực ấy.

Câu 2: Gia tốc là đại lượng vecto được xác định bởi công thức:

A. $\overrightarrow a = \frac{{\Delta \overrightarrow v }}{{\Delta t}}$. B. $\overrightarrow a = \frac{{\overrightarrow d }}{t}$. C. $\overrightarrow a = \frac{v}{t}$. D. $\overrightarrow v = \frac{{\overrightarrow d }}{{\Delta t}}$.

Câu 3: Theo định luật II Niu Tơn thì gia tốc

A. $\overrightarrow a = \frac{{\overrightarrow d }}{t}$. B. $\overrightarrow a = \frac{{\overrightarrow F }}{t}$ C. $\overrightarrow a = \frac{{\overrightarrow v }}{m}$ D. $\overrightarrow a = \frac{{\overrightarrow F }}{m}$

Câu 4: Theo định luật III Niu Tơn thì

A. cặp lực và phản lực là hai lực cùng chiều. B. cặp lực và phản lực là hai lực cân bằng.

C. cặp lực và phản lực khác phương với nhau. D. cặp lực và phản lực là hai lực trực đối.

Câu 5: Vecto vận tốc trung bình được xác định bởi công thức:

A. $\overrightarrow v = \frac{{\overrightarrow d }}{t}$ B. $\overrightarrow v = \frac{s}{t}$ C. v=a.t D. ­$d = \frac{v}{s}$

Câu 6: Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian của chuyển động thẳng đều là

A. đường thẳng song song với trục Ot.

B. đường thẳng xiên góc, hệ số góc có giá trị bằng vận tốc của vật.

C. đường cong.

D. đường Parabol có hệ số góc tại mỗi điểm là vận tốc của vật tại điểm đó.

Câu 7: Độ dịch chuyển là

A. đại lượng vô hướng. B. quãng đường chuyển động của vật.

C. đại lượng vecto, cho biết độ dài và hướng thay đổi vị trí của vật.

D. đại lượng vô hướng cho biết sự thay đổi vị trí của vật.

Câu 8: Khi hợp lực tác dụng lên vật bằng không hoặc không có lực nào tác dụng lên vật thì

A. vật chuyển động nhanh dần. B. vật chuyển động sẽ dừng lại.

C. vật đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên. D. vật chuyển động chậm dần.

Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không phải của hai lực cân bằng:

A. Cùng độ lớn. B. Cùng chiều. C. Cùng đặt lên 1 vật. D. Cùng phương.

Câu 10: Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động có

A. quỹ đạo là đường thẳng, vận tốc không đổi. B. quỹ đạo là đường cong, vận tốc không đổi.

C. quỹ đạo là đường thẳng, vận tốc thay đổi đều theo thời gian.

D. quỹ đạo là đường cong, vận tốc thay đổi đều theo thời gian.

Câu 11: Ném một vật từ mặt đất xiên góc α so với phương nằm ngang với vận tốc v­0 (không chịu lực cản của không khí). Tầm xa của vật là

A. $L = \frac{{v_0^2\sin \alpha }}{g}$ B. $L = \frac{{{v_0}\sin \alpha }}{g}$ C. $L = \frac{{{v_0}\sin \alpha }}{{2g}}$. D. $L = \frac{{v_0^2\sin 2\alpha }}{g}$.

Câu 12: Chọn kết luận không đúng về ảnh hưởng của vật lí đến một số lĩnh vực trong đời sống và kĩ thuật:

A. Vật lí là cơ sở của khoa học tự nhiên và công nghệ.

B. Vật lí ảnh hưởng đến một số lĩnh vực: Thông tin liên lạc; Y tế; Công nghiệp; Nông nghiệp; Nghiên cứu khoa học.

C. Vật lí là cơ sở để nghiên cứu về sự phát triển của các hình thái xã hội.

D. Dựa trên nền tảng vật lý các công nghệ mới được sáng tạo với tốc độ vũ bão.

Câu 13: Trọng lực của một vật khối lượng m tại nơi có gia tốc trọng trường $\overrightarrow g $ được xác đinh theo công thức:

A. $\overrightarrow P = m\overrightarrow g $ B. $\overrightarrow P = – m\overrightarrow g $ C. $\overrightarrow P = 2m\overrightarrow g $ D. $\overrightarrow P = 10m$

Câu 14: Điều nào sau đây nói sai về rơi tự do:

A. Vận tốc của vật rơi tự do được xác định bằng công thức $v = gt$

B. Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng đều.

C. Gia tốc rơi tự do kí hiệu là g.

D. Vật rơi tự do có phương chuyển động thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.

Câu 15: Điều nào sau đây nói đúng về nguyên tắc an toàn trong phòng thực hành:

A. Làm thí nghiệm mà không cần đọc trước chỉ dẫn, kí hiệu trên dụng cụ thí nghiệm.

B. Tắt công tắc nguồn điện trước khi cắm hoặc tháo thiết bị điện.

C. Nhìn trực tiếp bằng mắt thường vào tia laser.

D. Vào phòng thực hành là tiến hành thí nghiệm ngay.

Câu 16: Sai số của phép đo gồm

A. sai số ngẫu nhiên và sai số tuyệt đối. B. sai số hệ thống và sai số trực tiếp.

C. sai số gián tiếp và sai số trực tiếp. D. sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên.

Câu 17: An đi từ nhà đến trường trên đoạn đường dài 600m mất 5 phút. Tốc độ trung bình của An trên đoạn đường này là

A. 2m/s. B. 1m/s. C. 3m/s. D. 4m/s.

Câu 18: Trong chuyển động thẳng không đổi chiều thì

A. quãng đường bằng độ lớn độ dịch chuyển. B. quãng đường lớn hơn độ dịch chuyển.

C. quãng đường bằng độ dịch chuyển. D. quãng đường lớn hơn độ lớn độ dịch chuyển.

Câu 19: Một chiếc xe khách đang chuyển động đều thì đột ngột giảm tốc. Hành khách trên xe sẽ

A. không xê dịch so với xe. B. nghiêng người sang trái.

C. chúi người về phía trước. D. nghiêng người sang phải.

Câu 20: Khi một vật khối lượng m treo cân bằng trên một sợi dây tại mơi có gia tốc trọng trường $\overrightarrow g $thì lực căng của sợi dây có độ lớn là

A. T >mg B. T=mg C. T=2mg D. T <mg

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Một vật khối lượng 4kg đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 4m/s thì chịu một lực F1 làm nó chuyển động thẳng nhanh dần đều sau 4 giây thì vận tốc là 8m/s. Chọn chiều dương là chiều chuyển động hãy thực hiện các yêu cầu sau:

a. Tính gia tốc của vật.

b. Tính độ dịch chuyển của vật từ thời điểm ban đầu đến khi vận tốc bằng 8m/s.

c. Tính độ lớn lực F1 tác dụng lên vật.

d. Khi vận tốc là 8m/s thì tác dụng thêm vào vật lực F2 cùng chiều với chuyển động, biết rằng sau đó gia tốc của vật là a’=2m/s2. Tính F2 và độ dịch chuyển của vật từ đầu đến khi vận tốc có giá trị 12m/s.

Câu 2: Một máy bay chở hàng đang bay ngang ở độ cao 490 m với vận tốc 100 m/s thì thả một gói hàng cứu trợ xuống một làng đang bị lũ lụt. Lấy g = 9,8 m/s2 và bỏ qua sức cản của không khí.

a. Sau bao lâu thì gói hàng chạm đất?

b. Tầm xa của gói hàng là bao nhiêu?

ĐÁP ÁN

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1 D 11 D
2 A 12 C
3 D 13 A
4 D 14 B
5 A 15 B
6 B 16 D
7 C 17 A
8 C 18 A
9 B 19 C
10 C 20 B

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Một vật khối lượng 4kg đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 4m/s thì chịu một lực F1 làm nó chuyển động thẳng nhanh dần đều sau 4 giây thì vận tốc là 8m/s. Chọn chiều dương là chiều chuyển động hãy thực hiện các yêu cầu sau:

a. Tính gia tốc của vật.

b. Tính độ dịch chuyển của vật từ thời điểm ban đầu đến khi vận tốc bằng 8m/s.

c. Tính độ lớn lực F1 tác dụng lên vật.

d. Khi vận tốc là 8m/s thì tác dụng thêm vào vật lực F2 cùng chiều với chuyển động, biết rằng sau đó gia tốc của vật là a’=2m/s2. Tính F2 và độ dịch chuyển của vật từ đầu đến khi vận tốc có giá trị 12m/s.

Gợi ý làm bài:

a. Tính gia tốc của vật.

Gia tốc của vật là: $a = \frac{{v – {v_0}}}{{\vartriangle t}}$

$a = \frac{{8 – 4}}{4} = 1m/{s^2}$

b. Tính độ dịch chuyển của vật từ thời điểm ban đầu đến khi vận tốc bằng 8m/s.

$d = \frac{{{v^2} – {v_0}^2}}{{2a}}$

$d = \frac{{{8^2} – {4^2}}}{{2.1}} = 24m$

c. Tính độ lớn lực F1 tác dụng lên vật.

áp dụng định luật II NiuTon ta có: ${F_1} = m.a$

${F_1} = 4.1 = 4N$

Vậy độ lớn lực F1 là 4N

d. Khi vận tốc là 8m/s thì tác dụng thêm vào vật lực F2 cùng chiều với chuyển động, biết rằng sau đó gia tốc của vật là $a = + 2m/s$. Tính F2 và độ dịch chuyển của vật từ đầu đến khi vận tốc có giá trị 12m/s.

– Áp dụng DL II Niu Tơn ta được:

${F_2} + {F_1} = ma’$

${F_2} + {F_1} = ma’ \Rightarrow {F_2} = – {F_1} + ma’ = – 4 + 4.2 = 4N$

– Độ dịch chuyển của vật từ đầu đến khi vận tốc trở lại giá trị 12m/s là:

$d’ = d + \frac{{{{v’}^2} – {v^2}}}{{2a’}} = 24 + \frac{{{{12}^2} – {8^2}}}{{2.2}} = 24 + 20 = 44m$

Lưu ý HS giải cách khác đúng kết quả vẫn cho điểm tối đa.

Câu 2: Một máy bay chở hàng đang bay ngang ở độ cao 490 m với vận tốc 100 m/s thì thả một gói hàng cứu trợ xuống một làng đang bị lũ lụt. Lấy g = 9,8 m/s2 và bỏ qua sức cản của không khí.

a. Sau bao lâu thì gói hàng chạm đất?

b. Tầm xa của gói hàng là bao nhiêu?

Gợi ý làm bài:

a. Thời gian gói hàng chạm đất: $t = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} = \sqrt {\frac{{2.490}}{{9,8}}} = 10\,(s)$

b. Tầm xa gói hàng là: L = v0.t = 100.10 = 1000(m)

Tài liệu đính kèm

  • De-on-tap-HK1-Vat-li-10-De-3.docx

    61.69 KB • DOCX

    Tải xuống

Giải bài tập những môn khác

Tài liệu môn toán

Tài liệu tin học

Tài liệu Lớp 1

Tài liệu Lớp 2

Tài liệu Lớp 3

Tài liệu Lớp 4

Tài liệu Lớp 5

Trò chơi Powerpoint

Sáng kiến kinh nghiệm