[Bài tập trắc nghiệm Toán lớp 6 Kết nối tri thức] Trắc nghiệm Bài 30: Làm tròn và ước lượng Toán 6 Kết nối tri thức

Trắc nghiệm Bài 30: Làm tròn và ước lượng Toán 6 Kết nối tri thức

Mô tả Meta:

Bài trắc nghiệm này giúp học sinh ôn tập và củng cố kiến thức về làm tròn số, ước lượng kết quả phép tính đã học trong bài 30 - Làm tròn và ước lượng - Toán 6 Kết nối tri thức.

Tổng quan về bài học:

Bài học này tập trung vào việc ôn tập và củng cố kiến thức về làm tròn số và ước lượng kết quả phép tính. Học sinh sẽ được thực hành giải các bài tập trắc nghiệm để kiểm tra mức độ hiểu biết của mình về các khái niệm và kỹ năng đã học.

Kiến thức và kỹ năng:

  • Làm tròn số: Nắm vững quy tắc làm tròn số thập phân, làm tròn số tự nhiên đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn...
  • Ước lượng kết quả phép tính: Áp dụng kỹ năng làm tròn số để ước lượng kết quả các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
  • Vận dụng kiến thức vào thực tế: Phân tích các tình huống thực tế để lựa chọn cách làm tròn số và ước lượng kết quả phù hợp.

Phương pháp tiếp cận:

Bài học được tổ chức dưới dạng trắc nghiệm với nhiều câu hỏi đa dạng về làm tròn số và ước lượng kết quả phép tính. Mỗi câu hỏi được cung cấp các đáp án lựa chọn, giúp học sinh dễ dàng kiểm tra và đánh giá kết quả của mình.

Ứng dụng thực tế:

Kiến thức về làm tròn số và ước lượng kết quả phép tính có ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày, ví dụ như:

  • Mua sắm: Ước lượng giá tiền khi mua hàng để kiểm tra hóa đơn.

  • Du lịch: Ước lượng thời gian di chuyển, chi phí ăn uống, vui chơi giải trí.

  • Khoa học: Làm tròn số liệu để đơn giản hóa phép tính trong các bài toán khoa học.

Kết nối với chương trình học:

Bài học này là sự tiếp nối của bài 30 - Làm tròn và ước lượng - Toán 6 Kết nối tri thức, giúp học sinh củng cố và nâng cao kiến thức đã học. Đồng thời, nó cũng là nền tảng cho việc học các bài học tiếp theo liên quan đến các phép tính, giải phương trình, bất phương trình...

Hướng dẫn học tập:

  • Chuẩn bị: Ôn tập kiến thức về làm tròn số, ước lượng kết quả phép tính trong bài 30.
  • Thực hành: Chọn đáp án cho từng câu hỏi trắc nghiệm, chú ý kiểm tra lại đáp án sau khi hoàn thành.
  • Phân tích: Đối với những câu hỏi sai, học sinh cần phân tích nguyên nhân và tìm cách khắc phục.
  • Luyện tập thêm: Tìm kiếm các bài tập trắc nghiệm tương tự để nâng cao kỹ năng làm bài.

Keywords:

Làm tròn số, ước lượng, phép tính, trắc nghiệm, bài tập, Toán 6, Kết nối tri thức, học tập, kiến thức, kỹ năng, ứng dụng, thực tế, chương trình học, hướng dẫn, câu hỏi, đáp án, lựa chọn, kiểm tra, đánh giá, phân tích, nguyên nhân, khắc phục, luyện tập, nâng cao.

Đề bài

Câu 1 :

Làm tròn số  $69,283$ đến chữ số thập phân thứ hai ta được

  • A.

    $69,28$

  • B.

    $69,29$

  • C.

    $69,30$

  • D.

    $69,284$

Câu 2 :

Làm tròn số $0,158$ đến chữ số thập phân thứ nhất ta được

  • A.

    \(0,17\)

  • B.

    \(0,159\)

  • C.

    \(0,16\)

  • D.

    \(0,2\)

Câu 3 :

Số $60,996$ được làm tròn đến hàng đơn vị là

  • A.

    \(60\)

  • B.

    \(61\)

  • C.

    \(60,9\)

  • D.

    \(61,9\)

Câu 4 :

Cho số \(982434\).  Làm tròn số này đến hàng nghìn ta được số

  • A.

    \(983000\)

  • B.

    \(982\)

  • C.

    \(982000\)

  • D.

    \(98200\)

Câu 5 :

Cho số \(1,3765\).  Làm tròn số này đến hàng phần nghìn ta được số

  • A.

    \(1,377\)

  • B.

    \(1,376\)

  • C.

    \(1,3776\)

  • D.

    \(1,38\)

Câu 6 :

Có \(21292\) người ở lễ hội ẩm thực. Hỏi lễ hội có khoảng bao nhiêu nghìn người?

  • A.

    \(22000\) người

  • B.

    \(21000\) người

  • C.

    \(21900\) người

  • D.

    \(21200\) người

Câu 7 :

Thực hiện phép tính \(\left( {4,375 + 5,2} \right) - \left( {6,452 - 3,55} \right)\) rồi làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ hai, ta được kết quả là

  • A.

    \(6,674\)

  • B.

    \(6,68\)

  • C.

    \(6,63\)

  • D.

    \(6,67\)

Câu 8 :

Kết quả của phép tính \(7,5432 + 1,37 + 5,163 + 0,16\) sau khi làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất là:

  • A.

    \(14,4\)

  • B.

    \(14,24\)

  • C.

    \(14,3\)

  • D.

    \(14,2\)

Câu 9 :

Ước lượng kết quả của phép tính \(\dfrac{{43,7 + 18,2}}{{7,8 + 3,9}}.\)

  • A.

    \(5\)

  • B.

    \(\dfrac{{31}}{6}\)

  • C.

    \(\dfrac{{61}}{9}\)

  • D.

    \(6\)

Câu 10 :

Kết quả của phép tính \(7,8.5,2 + 21,7.0,8\) sau khi được ước lượng là

  • A.

    \(61\)

  • B.

    \(62\)

  • C.

    \(60\)

  • D.

    \(63\)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Làm tròn số  $69,283$ đến chữ số thập phân thứ hai ta được

  • A.

    $69,28$

  • B.

    $69,29$

  • C.

    $69,30$

  • D.

    $69,284$

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng qui ước làm tròn số

Trường hợp 1: Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi nhỏ hơn 5 thì ta giữ nguyên bộ phận còn lại

Trường hợp 2: Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi lớn hơn hoặc bằng 5 thì ta cộng thêm 1 vào chữ số cuối cùng của bộ phận còn lại.

Lời giải chi tiết :

Vì số $69,283$ có chữ số thập phân thứ ba là \(3 < 5\) nên làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai ta được $69,283 \approx 69,28$

Câu 2 :

Làm tròn số $0,158$ đến chữ số thập phân thứ nhất ta được

  • A.

    \(0,17\)

  • B.

    \(0,159\)

  • C.

    \(0,16\)

  • D.

    \(0,2\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng qui ước làm tròn số

Trường hợp 1: Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi nhỏ hơn 5 thì ta giữ nguyên bộ phận còn lại

Trường hợp 2: Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi lớn hơn hoặc bằng 5 thì ta cộng thêm 1 vào chữ số cuối cùng của bộ phận còn lại.

Lời giải chi tiết :

Vì số $0,158$ có chữ số thập phân thứ hai là \(5 \ge 5\) nên khi làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất ta được $0,158 \approx 0,2$

Câu 3 :

Số $60,996$ được làm tròn đến hàng đơn vị là

  • A.

    \(60\)

  • B.

    \(61\)

  • C.

    \(60,9\)

  • D.

    \(61,9\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng qui ước làm tròn số

Trường hợp 1: Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi nhỏ hơn 5 thì ta giữ nguyên bộ phận còn lại

Trường hợp 2: Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi lớn hơn hoặc bằng 5 thì ta cộng thêm 1 vào chữ số cuối cùng của bộ phận còn lại.

Lời giải chi tiết :

Vì số $60,996$ có chữ số thập phân thứ nhất là \(9 > 5\) nên làm tròn đến hàng đơn vị ta được $60,996 \approx 61$

Câu 4 :

Cho số \(982434\).  Làm tròn số này đến hàng nghìn ta được số

  • A.

    \(983000\)

  • B.

    \(982\)

  • C.

    \(982000\)

  • D.

    \(98200\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng qui ước làm tròn số

Trường hợp 1: Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi nhỏ hơn 5 thì ta giữ nguyên bộ phận còn lại

Trường hợp 2: Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi lớn hơn hoặc bằng 5 thì ta cộng thêm 1 vào chữ số cuối cùng của bộ phận còn lại.

Lời giải chi tiết :

Số \(982434\) có chữ số hàng trăm là \(4 < 5\) nên làm tròn số này đến hàng nghìn ta được \(982434 \approx 982000\)

Câu 5 :

Cho số \(1,3765\).  Làm tròn số này đến hàng phần nghìn ta được số

  • A.

    \(1,377\)

  • B.

    \(1,376\)

  • C.

    \(1,3776\)

  • D.

    \(1,38\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng qui ước làm tròn số

Trường hợp 1: Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi nhỏ hơn 5 thì ta giữ nguyên bộ phận còn lại

Trường hợp 2: Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi lớn hơn hoặc bằng 5 thì ta cộng thêm 1 vào chữ số cuối cùng của bộ phận còn lại.

Lời giải chi tiết :

Số \(1,3765\) có chữ số hàng phần chục nghìn là $5 \ge 5$ nên làm tròn số này đến hàng phần nghìn ta được \(1,3765 \approx 1,377\)

Câu 6 :

Có \(21292\) người ở lễ hội ẩm thực. Hỏi lễ hội có khoảng bao nhiêu nghìn người?

  • A.

    \(22000\) người

  • B.

    \(21000\) người

  • C.

    \(21900\) người

  • D.

    \(21200\) người

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Từ đề bài ta làm tròn số $21292$ đến hàng nghìn.

Sử dụng qui ước làm tròn số

Trường hợp 1: Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi nhỏ hơn 5 thì ta giữ nguyên bộ phận còn lại

Trường hợp 2: Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi lớn hơn hoặc bằng 5 thì ta cộng thêm 1 vào chữ số cuối cùng của bộ phận còn lại.

Lời giải chi tiết :

Từ yêu cầu đề bài ta sẽ làm tròn số \(21292\) đến hàng nghìn.

Vì số \(21292\) có chữ số hàng trăm là \(2 < 5\) nên làm tròn số này đến hàng nghìn ta được \(21292 \approx 21000\)

Vậy lễ hội có khoảng \(21000\) người.

Câu 7 :

Thực hiện phép tính \(\left( {4,375 + 5,2} \right) - \left( {6,452 - 3,55} \right)\) rồi làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ hai, ta được kết quả là

  • A.

    \(6,674\)

  • B.

    \(6,68\)

  • C.

    \(6,63\)

  • D.

    \(6,67\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Thực hiện phép tính  rồi dùng qui ước làm tròn số để làm tròn theo yêu cầu bài toán.

Lời giải chi tiết :

Ta có \(\left( {4,375 + 5,2} \right) - \left( {6,452 - 3,55} \right)\)\( = 9,575 - 2,902 = 6,673\)

Kết quả được làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai: \(6,673 \approx 6,67.\)

Câu 8 :

Kết quả của phép tính \(7,5432 + 1,37 + 5,163 + 0,16\) sau khi làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất là:

  • A.

    \(14,4\)

  • B.

    \(14,24\)

  • C.

    \(14,3\)

  • D.

    \(14,2\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Thực hiện phép tính  rồi dùng qui ước làm tròn số để làm tròn theo yêu cầu bài toán

Lời giải chi tiết :

Ta có \(7,5432 + 1,37 + 5,163 + 0,16\)\( = 8,9132 + 5,163 + 0,16 = 14,0762 + 0,16 = 14,2362\)

Làm tròn kết quả \(14,2362\) đến chữ số thập phân thứ nhất: \(14,2362 \approx 14,2.\)

Câu 9 :

Ước lượng kết quả của phép tính \(\dfrac{{43,7 + 18,2}}{{7,8 + 3,9}}.\)

  • A.

    \(5\)

  • B.

    \(\dfrac{{31}}{6}\)

  • C.

    \(\dfrac{{61}}{9}\)

  • D.

    \(6\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Để ước lượng kết quả phép tính , ta thường sử dụng qui ước làm tròn số để làm tròn chữ số ở hàng cao nhất của mỗi số trong phép tính.

Lời giải chi tiết :

Ta có \(43,7 \approx 40\); \(18,2 \approx 20\); \(7,8 \approx 8;\,3,9 \approx 4\)

Nên ta có \(\dfrac{{43,7 + 18,2}}{{7,8 + 3,9}} \approx \dfrac{{40 + 20}}{{8 + 4}}\)

Hay \(\dfrac{{43,7 + 18,2}}{{7,8 + 3,9}} \approx 5\)

Câu 10 :

Kết quả của phép tính \(7,8.5,2 + 21,7.0,8\) sau khi được ước lượng là

  • A.

    \(61\)

  • B.

    \(62\)

  • C.

    \(60\)

  • D.

    \(63\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Để ước lượng kết quả phép tính , ta thường sử dụng qui ước làm tròn số để làm tròn chữ số ở hàng cao nhất của mỗi số trong phép tính.

Lời giải chi tiết :

Ta có \(7,8 \approx 8;\,5,2 \approx 5;\,21,7 \approx 20;\,0,8 \approx 1\)

Nên \(7,8.5,2 + 21,7.0,8\)\( \approx 8.5 + 20.1 = 60\)

Giải bài tập những môn khác

Môn Toán học lớp 6

Môn Ngữ văn lớp 6

  • Bài tập trắc nghiệm ngữ văn lớp 6 Cánh diều
  • Bài tập trắc nghiệm văn Lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
  • Bài tập trắc nghiệm văn Lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
  • Bài tập trắc nghiệm Văn Lớp 6 Cánh diều
  • Bài tập trắc nghiệm Văn Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
  • Bài tập trắc nghiệm Văn Lớp 6 Chân trời sáng tạo
  • Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 6 Cánh diều
  • Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 6 Chân trời sáng tạo
  • Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 6 Kết nối tri thức
  • Ôn tập hè Văn lớp 6
  • SBT Văn lớp 6 Cánh diều
  • SBT Văn lớp 6 Chân trời sáng tạo
  • SBT Văn lớp 6 Kết nối tri thức
  • Soạn văn chi tiết lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
  • Soạn văn chi tiết lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
  • Soạn văn chi tiết Lớp 6 sách chân trời sáng tạo
  • Soạn văn chi tiết Lớp 6 sách chân trời sáng tạo
  • Soạn văn chi tiết ngữ văn Lớp 6 Cánh diều
  • Soạn văn siêu ngắn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
  • Soạn văn siêu ngắn Lớp 6 chân trời sáng tạo
  • Soạn văn siêu ngắn Lớp 6 chân trời sáng tạo
  • Soạn văn siêu ngắn Lớp 6 Cánh diều
  • Soạn văn siêu ngắn lớp 6 kết nối tri thức
  • Tác giả, Tác phẩm văn lớp 6
  • Tóm tắt, bố cục Văn lớp 6 Chân trời sáng tạo
  • Tóm tắt, bố cục Văn lớp 6 Kết nối tri thức
  • Tóm tắt, bố cục Văn lớp 6 Cánh diều
  • Văn mẫu lớp 6 Chân trời sáng tạo
  • Văn mẫu lớp 6 Cánh diều
  • Văn mẫu lớp 6 Kết nối tri thức
  • Vở thực hành Ngữ văn Lớp 6
  • Môn Khoa học tự nhiên lớp 6

    Môn Tiếng Anh lớp 6

    Tài liệu tin học

    Tài liệu Lớp 1

    Tài liệu Lớp 2

    Tài liệu Lớp 3

    Tài liệu Lớp 4

    Tài liệu Lớp 5

    Trò chơi Powerpoint

    Sáng kiến kinh nghiệm