[Bài tập trắc nghiệm Toán Lớp 8 Chân trời sáng tạo] Trắc nghiệm Bài 4: Hệ số góc của đường thẳng Toán 8 Chân trời sáng tạo
Bài học tập trung vào việc hiểu và vận dụng khái niệm hệ số góc của đường thẳng. Học sinh sẽ được làm quen với cách xác định hệ số góc dựa trên phương trình đường thẳng, từ đó áp dụng vào việc giải quyết các bài toán liên quan. Mục tiêu chính là giúp học sinh nắm vững kiến thức về hệ số góc, vận dụng thành thạo vào các bài tập trắc nghiệm, và rèn luyện kỹ năng tư duy logic, phân tích.
2. Kiến thức và kỹ năng Kiến thức: Học sinh sẽ tìm hiểu về khái niệm hệ số góc của đường thẳng, mối quan hệ giữa hệ số góc và độ dốc của đường thẳng trên mặt phẳng tọa độ. Học sinh sẽ học cách xác định hệ số góc từ phương trình đường thẳng dạng y = ax + b, hiểu được vai trò của hệ số a trong việc mô tả sự thay đổi của y theo x. Kỹ năng: Học sinh sẽ rèn luyện kỹ năng đọc đồ thị, phân tích phương trình đường thẳng, xác định hệ số góc, giải quyết các bài toán trắc nghiệm liên quan đến hệ số góc. Học sinh sẽ phát triển tư duy logic và kỹ năng phân tích vấn đề. 3. Phương pháp tiếp cậnBài học được thiết kế theo phương pháp hướng dẫn u2013 thực hành. Đầu tiên, bài học sẽ giới thiệu lý thuyết về hệ số góc, minh họa bằng các ví dụ cụ thể và hình ảnh. Sau đó, học sinh sẽ được hướng dẫn cách xác định hệ số góc từ phương trình đường thẳng. Bài học bao gồm các bài tập trắc nghiệm đa dạng, từ dễ đến khó, giúp học sinh luyện tập và củng cố kiến thức. Các bài tập sẽ được phân loại rõ ràng theo mức độ khó, giúp học sinh tự đánh giá năng lực.
4. Ứng dụng thực tếKiến thức về hệ số góc có nhiều ứng dụng thực tế trong đời sống, ví dụ như:
Mô hình hóa sự thay đổi: Hệ số góc giúp mô hình hóa sự thay đổi của một đại lượng theo đại lượng khác trong nhiều tình huống thực tế, như tốc độ thay đổi của giá cả, sự tăng trưởng của dân số, v.v. Đường thẳng trong kỹ thuật: Trong kỹ thuật, hệ số góc được dùng để tính toán độ dốc của các đường thẳng, giúp thiết kế và xây dựng các công trình. Quản lý dữ liệu: Hệ số góc giúp phân tích xu hướng thay đổi của dữ liệu, giúp cho việc ra quyết định hiệu quả hơn. 5. Kết nối với chương trình họcBài học này là một phần quan trọng trong chương trình Toán lớp 8, kết nối với các khái niệm đã học trước đó như phương trình đường thẳng, đồ thị hàm số. Nó cũng là nền tảng cho việc học các kiến thức phức tạp hơn về hàm số và đồ thị trong các lớp học tiếp theo.
6. Hướng dẫn học tập Chuẩn bị:
Học sinh cần nắm vững kiến thức về phương trình đường thẳng, đồ thị hàm số trước khi học bài này.
Làm bài tập:
Làm thật nhiều bài tập trắc nghiệm khác nhau để củng cố kiến thức và kỹ năng.
Tự học:
Học sinh nên tự tìm hiểu thêm các ví dụ và bài tập trên internet hoặc sách tham khảo.
Hỏi đáp:
Nếu gặp khó khăn, học sinh nên hỏi giáo viên hoặc các bạn để được giải đáp.
Thực hành:
Áp dụng kiến thức vào các tình huống thực tế để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của hệ số góc.
Đề bài
: Cho hai hàm số \(y = x + 3\), \(y = mx + 3\left( {m \ne 0} \right)\) có đồ thị lần lượt là các đường thẳng \({d_1}\) và \({d_2}\). Biết rằng đường thẳng \({d_2}\) có cùng hệ số góc với đường thẳng \(y = - x + 5.\) Gọi A là giao điểm của hai đường thẳng \({d_1}\) và \({d_2}\), B là giao điểm của đường thẳng \({d_1}\) với trục Ox, C là giao điểm của đường thẳng \({d_2}\) với trục Ox. Chu vi của tam giác ABC là:
-
A.
\(2\sqrt {18} - 3\)
-
B.
\(2\sqrt {18} + 3\)
-
C.
\(2\sqrt {18} + 6\)
-
D.
\(2\sqrt {18} - 6\)
Hệ số góc của đường thẳng \(y = 2x + 1\) là:
-
A.
1
-
B.
2
-
C.
\(\frac{1}{2}\)
-
D.
3
Tìm hàm số bậc nhất có hệ số góc bằng 2 và có đồ thị cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng \( - 1\).
-
A.
\(y = x - 2\)
-
B.
\(y = x + 2\)
-
C.
\(y = 2x + 1\)
-
D.
\(y = 2x - 1\)
Cho đường thẳng \(y = ax + b\left( {a \ne 0} \right)\) có hệ số góc là:
-
A.
a
-
B.
b
-
C.
\(\frac{a}{b}\)
-
D.
\(\frac{b}{a}\)
Đường thẳng \(y = ax + b\) có hệ số góc a dương thì góc tạo bởi đường thẳng này và trục Ox là:
-
A.
Góc bẹt
-
B.
Góc tù
-
C.
Góc nhọn
-
D.
Góc vuông
Chọn khẳng định đúng nhất:
-
A.
Hai đường thẳng \(y = ax + b\left( {a \ne 0} \right)\) và \(y' = a'x + b'\left( {a' \ne 0} \right)\) song song với nhau khi \(a = a',b \ne b'\) và ngược lại, trùng nhau khi \(a = a',b = b'\) và ngược lại
-
B.
Hai đường thẳng \(y = ax + b\left( {a \ne 0} \right)\) và \(y' = a'x + b'\left( {a' \ne 0} \right)\) cắt nhau khi \(a \ne a'\) và ngược lại
-
C.
Cả A và B đều đúng
-
D.
Cả A và B đều sai
-
A.
\(0\)
-
B.
1
-
C.
2
-
D.
3
Giá trị của m để đường thẳng \(y = \left( {m + 1} \right)x + 2\left( {m \ne - 1} \right)\) song song với đường thẳng \(y = - 2x + 1\) là:
-
A.
\(m = \frac{1}{3}\)
-
B.
\(m = - \frac{1}{3}\)
-
C.
\(m = 3\)
-
D.
\(m = - 3\)
Tìm các giá trị của m để đường thẳng \(y = \left( {m - 1} \right)x - 2\left( {m \ne 1} \right)\) cắt đường thẳng \(y = 2x\) là:
-
A.
Không có giá trị nào
-
B.
\(m \ne - 3\)
-
C.
\(m \ne 3\)
-
D.
\(m \ne 2\)
Hai đường thẳng, \(y = 2mx + 1\left( {m \ne 0} \right)\) và \(y = \left( {m + 1} \right)x + 1\left( {m \ne - 1} \right)\) trùng nhau khi:
-
A.
\(m = - 2\)
-
B.
\(m = 2\)
-
C.
\(m = 1\)
-
D.
\(m = - 1\)
Cho các đường thẳng sau: \(y = x + 5;y = - x + 5;y = x + 7;y = - x + 3\)
Có bao nhiêu cặp 2 đường thẳng cắt nhau.
-
A.
1
-
B.
2
-
C.
3
-
D.
4
Cho hai hàm số bậc nhất \(y = 2mx + 1\) và \(y = \left( {m + 1} \right)x + m\), có bao nhiêu giá trị của m để đồ thị của hai hàm số đã cho là hai đường thẳng song song?
-
A.
0
-
B.
1
-
C.
2
-
D.
3
Tìm hàm số bậc nhất có đồ thị là đường thẳng song song với đường thẳng \(y = 3x + 1\) và đi qua điểm \(\left( {1;7} \right)\)?
-
A.
\(y = - 4 - 3x\)
-
B.
\(y = 4 - 3x\)
-
C.
\(y = 3x + 4\)
-
D.
\(y = 3x - 4\)
Hệ số góc của đường thẳng d biết d đi qua gốc tọa độ O và điểm M(2; 6) là:
-
A.
1
-
B.
2
-
C.
3
-
D.
4
Đường thẳng \(y = 2\left( {m + 1} \right)x + m - 2\left( {m \ne - 1} \right)\) đi qua điểm A(1; 9) có hệ số góc là:
-
A.
6
-
B.
8
-
C.
7
-
D.
9
Cho hai đồ thị hàm số bậc nhất là hai đường thẳng d: \(y = \left( {m - 2} \right)x - m\) và \(d':y = - 2x - 2mx + 3.\) Với giá trị nào của m thì d cắt d’
-
A.
\(m \ne - 1\)
-
B.
\(m \ne 0\)
-
C.
\(m \ne 1\)
-
D.
Cả A, B, C đều sai.
Cho hai đường thẳng d: \(y = \left( {m + 2} \right)x + m\) và d’: \(y = - 2x - 2m + 1\). Với giá trị nào của m thì d trùng với d’?
-
A.
Không có giá trị nào của m
-
B.
\(m = 0\)
-
C.
\(m = 1\)
-
D.
\(m = 2\)
Cho hàm số bậc nhất \(y = 2ax + a - 1\) có đồ thị hàm số là đường d.
Đường thẳng d có hệ số góc gấp hai lần hệ số góc của đường thẳng d’: \(y - 4x + 3 = 0\)
Khi đó, điểm A(x; 6) thuộc đường thẳng d thì giá trị của x là:
-
A.
\(x = \frac{{ - 8}}{3}\)
-
B.
\(x = \frac{8}{3}\)
-
C.
\(x = - \frac{3}{8}\)
-
D.
\(x = \frac{3}{8}\)
Hệ số góc của đường thẳng \(\frac{x}{3} + \frac{y}{2} = 1\) là:
-
A.
\(\frac{2}{3}\)
-
B.
\(\frac{3}{2}\)
-
C.
\(\frac{{ - 2}}{3}\)
-
D.
\(\frac{{ - 3}}{2}\)
Các điểm A(m; 3) và B(1; m) nằm trên đường thẳng có hệ số góc \(m > 0.\) Tìm m.
-
A.
\(m = 3\)
-
B.
\(m = \frac{1}{{\sqrt 3 }}\)
-
C.
\(m = 2\sqrt 3 \)
-
D.
\(m = \sqrt 3 \)
Cho hàm số bậc nhất \(y = mx + 3\) có đồ thị là đường thẳng d. Biết rằng đường thẳng d song song với đường thẳng \(y = - x\). Gọi A là giao điểm của đường thẳng d với đồ thị của hàm số \(y = x + 1.\) B là giao điểm của đường thẳng d với trục Ox. Diện tích tam giác OAB là:
-
A.
1đvdt
-
B.
2đvdt
-
C.
3đvdt
-
D.
4đvdt
Cho hàm số bậc nhất \(y = \frac{1}{2}{m^2}x + {m^{10}} - {m^4} - \frac{1}{4}mx + 3\left( 1 \right)\)
Tìm giá trị của m để đồ thị hàm số (1) có hệ số góc đạt giá trị nhỏ nhất.
-
A.
\(m = \frac{1}{2}\)
-
B.
\(m = \frac{1}{4}\)
-
C.
\(m = - \frac{1}{4}\)
-
D.
\(m = - \frac{1}{2}\)
Lời giải và đáp án
: Cho hai hàm số \(y = x + 3\), \(y = mx + 3\left( {m \ne 0} \right)\) có đồ thị lần lượt là các đường thẳng \({d_1}\) và \({d_2}\). Biết rằng đường thẳng \({d_2}\) có cùng hệ số góc với đường thẳng \(y = - x + 5.\) Gọi A là giao điểm của hai đường thẳng \({d_1}\) và \({d_2}\), B là giao điểm của đường thẳng \({d_1}\) với trục Ox, C là giao điểm của đường thẳng \({d_2}\) với trục Ox. Chu vi của tam giác ABC là:
-
A.
\(2\sqrt {18} - 3\)
-
B.
\(2\sqrt {18} + 3\)
-
C.
\(2\sqrt {18} + 6\)
-
D.
\(2\sqrt {18} - 6\)
Đáp án : C
+ Sử dụng hệ số góc của đường thẳng: Ta gọi a là hệ số góc của đường thẳng \(y = ax + b\left( {a \ne 0} \right)\)
+ Đồ thị hàm số bậc nhất
Ta có: \({d_2}:y = - x + 3\)
Vẽ đồ thị của hai hàm số: \(y = x + 3\) và \(y = - x + 3\):
Từ đồ thị ta có, A(3; 0), B(-3; 0), C(3; 0)
Do đó, \(OA = 3,OB = 3,OC = 3,BC = 6\)
Tam giác AOB vuông tại O nên \(AB = \sqrt {O{A^2} + O{B^2}} = \sqrt {{3^2} + {3^2}} = \sqrt {18} \)
Tam giác AOC vuông tại O nên \(AC = \sqrt {O{A^2} + O{C^2}} = \sqrt {{3^2} + {3^2}} = \sqrt {18} \)
Chu vi của tam giác ABC là: \(AB + AC + BC = \sqrt {18} + \sqrt {18} + 6 = 2\sqrt {18} + 6\)
Hệ số góc của đường thẳng \(y = 2x + 1\) là:
-
A.
1
-
B.
2
-
C.
\(\frac{1}{2}\)
-
D.
3
Đáp án : B
Tìm hàm số bậc nhất có hệ số góc bằng 2 và có đồ thị cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng \( - 1\).
-
A.
\(y = x - 2\)
-
B.
\(y = x + 2\)
-
C.
\(y = 2x + 1\)
-
D.
\(y = 2x - 1\)
Đáp án : D
Hàm số bậc nhất có dạng \(y = ax + b\left( {a \ne 0} \right)\)
Vì đường thẳng \(y = ax + b\) có hệ số góc bằng 2 nên \(a = 2\left( {tm} \right)\)
Do đó hàm số: \(y = 2x + b\)
Đường thẳng \(y = 2x + b\) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng \( - 1\) nên \(y = - 1;x = 0\)
Ta có: \( - 1 = 2.0 + b\)
\(b = - 1\)
Do đó, hàm số cần tìm là: \(y = 2x - 1\)
Cho đường thẳng \(y = ax + b\left( {a \ne 0} \right)\) có hệ số góc là:
-
A.
a
-
B.
b
-
C.
\(\frac{a}{b}\)
-
D.
\(\frac{b}{a}\)
Đáp án : A
Đường thẳng \(y = ax + b\) có hệ số góc a dương thì góc tạo bởi đường thẳng này và trục Ox là:
-
A.
Góc bẹt
-
B.
Góc tù
-
C.
Góc nhọn
-
D.
Góc vuông
Đáp án : C
Chọn khẳng định đúng nhất:
-
A.
Hai đường thẳng \(y = ax + b\left( {a \ne 0} \right)\) và \(y' = a'x + b'\left( {a' \ne 0} \right)\) song song với nhau khi \(a = a',b \ne b'\) và ngược lại, trùng nhau khi \(a = a',b = b'\) và ngược lại
-
B.
Hai đường thẳng \(y = ax + b\left( {a \ne 0} \right)\) và \(y' = a'x + b'\left( {a' \ne 0} \right)\) cắt nhau khi \(a \ne a'\) và ngược lại
-
C.
Cả A và B đều đúng
-
D.
Cả A và B đều sai
Đáp án : C
+ Sử dụng nhận biết về hai đường thẳng song song: Hai đường thẳng \(y = ax + b\left( {a \ne 0} \right)\) và \(y' = a'x + b'\left( {a' \ne 0} \right)\) song song với nhau khi \(a = a',b \ne b'\) và ngược lại, trùng nhau khi \(a = a',b = b'\) và ngược lại
+ Sử dụng nhận biết về hai đường thẳng cắt nhau: Hai đường thẳng \(y = ax + b\left( {a \ne 0} \right)\) và \(y' = a'x + b'\left( {a' \ne 0} \right)\) cắt nhau khi \(a \ne a'\) và ngược lại.
Hai đường thẳng \(y = ax + b\left( {a \ne 0} \right)\) và \(y' = a'x + b'\left( {a' \ne 0} \right)\) song song với nhau khi \(a = a',b \ne b'\) và ngược lại, trùng nhau khi \(a = a',b = b'\) và ngược lại
Hai đường thẳng \(y = ax + b\left( {a \ne 0} \right)\) và \(y' = a'x + b'\left( {a' \ne 0} \right)\) cắt nhau khi \(a \ne a'\) và ngược lại.
-
A.
\(0\)
-
B.
1
-
C.
2
-
D.
3
Đáp án : B
Ta có: \(y = \frac{{3x + 1}}{3} = x + \frac{1}{3}\) nên hệ số góc của đường thẳng là 1
Giá trị của m để đường thẳng \(y = \left( {m + 1} \right)x + 2\left( {m \ne - 1} \right)\) song song với đường thẳng \(y = - 2x + 1\) là:
-
A.
\(m = \frac{1}{3}\)
-
B.
\(m = - \frac{1}{3}\)
-
C.
\(m = 3\)
-
D.
\(m = - 3\)
Đáp án : D
+ Sử dụng nhận biết về hai đường thẳng song song: Hai đường thẳng \(y = ax + b\left( {a \ne 0} \right)\) và \(y' = a'x + b'\left( {a' \ne 0} \right)\) song song với nhau khi \(a = a',b \ne b'\) và ngược lại
Để đường thẳng \(y = \left( {m + 1} \right)x + 2\left( {m \ne - 1} \right)\) song song với đường thẳng \(y = - 2x + 1\) thì \(2 \ne 1\) (luôn đúng) và \(m + 1 = - 2\)
\(m = - 3\) (thỏa mãn)
Tìm các giá trị của m để đường thẳng \(y = \left( {m - 1} \right)x - 2\left( {m \ne 1} \right)\) cắt đường thẳng \(y = 2x\) là:
-
A.
Không có giá trị nào
-
B.
\(m \ne - 3\)
-
C.
\(m \ne 3\)
-
D.
\(m \ne 2\)
Đáp án : C
Để đường thẳng \(y = \left( {m - 1} \right)x - 2\left( {m \ne 1} \right)\) cắt đường thẳng \(y = 2x\) thì \(m - 1 \ne 2\)
\(m \ne 3\) (thỏa mãn)
Hai đường thẳng, \(y = 2mx + 1\left( {m \ne 0} \right)\) và \(y = \left( {m + 1} \right)x + 1\left( {m \ne - 1} \right)\) trùng nhau khi:
-
A.
\(m = - 2\)
-
B.
\(m = 2\)
-
C.
\(m = 1\)
-
D.
\(m = - 1\)
Đáp án : C
Hai đường thẳng, \(y = 2mx + 1\left( {m \ne 0} \right)\) và \(y = \left( {m + 1} \right)x + 1\) trùng nhau khi: \(1 = 1\) (luôn đúng) và \(2m = m + 1\)
\(m = 1\) (thỏa mãn)
Cho các đường thẳng sau: \(y = x + 5;y = - x + 5;y = x + 7;y = - x + 3\)
Có bao nhiêu cặp 2 đường thẳng cắt nhau.
-
A.
1
-
B.
2
-
C.
3
-
D.
4
Đáp án : D
Các cặp 2 đường thẳng cắt nhau là:
\(y = x + 5\) và \(y = - x + 5\); \(y = x + 5\) và \(y = - x + 3\); \(y = - x + 5\) và \(y = x + 7\); \(y = x + 7\) và \(y = - x + 3\)
Do đó, có 4 cặp hai đường thẳng cắt nhau.
Cho hai hàm số bậc nhất \(y = 2mx + 1\) và \(y = \left( {m + 1} \right)x + m\), có bao nhiêu giá trị của m để đồ thị của hai hàm số đã cho là hai đường thẳng song song?
-
A.
0
-
B.
1
-
C.
2
-
D.
3
Đáp án : A
Sử dụng nhận biết về hai đường thẳng song song: Hai đường thẳng \(y = ax + b\left( {a \ne 0} \right)\) và \(y' = a'x + b'\left( {a' \ne 0} \right)\) song song với nhau khi \(a = a',b \ne b'\) và ngược lại
Hàm số \(y = 2mx + 1\) là hàm số bậc nhất khi \(m \ne 0,\) hàm số \(y = \left( {m + 1} \right)x + m\) là hàm số bậc nhất khi \(m \ne - 1\)
Để hai đường thẳng \(y = 2mx + 1\) và \(y = \left( {m + 1} \right)x + m\) song song với nhau thì
\(\left\{ \begin{array}{l}2m = m + 1\\m \ne 1\end{array} \right. \Rightarrow \)\(\left\{ \begin{array}{l}m = 1\\m \ne 1\end{array} \right.\), do đó không có giá trị nào của m thỏa mãn bài toán.
Tìm hàm số bậc nhất có đồ thị là đường thẳng song song với đường thẳng \(y = 3x + 1\) và đi qua điểm \(\left( {1;7} \right)\)?
-
A.
\(y = - 4 - 3x\)
-
B.
\(y = 4 - 3x\)
-
C.
\(y = 3x + 4\)
-
D.
\(y = 3x - 4\)
Đáp án : C
Hàm số cần tìm có dạng \(y = 3x + b\left( {b \ne 1} \right)\)
Vì đường thẳng cần tìm đi qua điểm (1;7) nên ta có: \(7 = 3.1 + b,\) tìm được \(b = 4\) (thỏa mãn)
Vậy hàm số cần tìm là \(y = 3x + 4\)
Hệ số góc của đường thẳng d biết d đi qua gốc tọa độ O và điểm M(2; 6) là:
-
A.
1
-
B.
2
-
C.
3
-
D.
4
Đáp án : C
Gọi phương trình đường thẳng d cần tìm là \(y = ax + b\left( {a \ne 0} \right)\)
Vì d đi qua gốc tọa độ nên \(b = 0 \Rightarrow y = ax\)
Vì điểm M(2; 6) thuộc d nên \(6 = 2a,\) \(a = 3\) (thỏa mãn)
Phương trình đường thẳng d: \(y = 3x\) nên hệ số góc của đường thẳng d là 3.
Đường thẳng \(y = 2\left( {m + 1} \right)x + m - 2\left( {m \ne - 1} \right)\) đi qua điểm A(1; 9) có hệ số góc là:
-
A.
6
-
B.
8
-
C.
7
-
D.
9
Đáp án : B
Vì điểm A(1; 9) thuộc đường thẳng \(y = 2\left( {m + 1} \right)x + m - 2\) nên:
\(9 = 2\left( {m + 1} \right).1 + m - 2\)
\(3m = 9\)
\(m = 3\) (thỏa mãn)
Đường thẳng d: \(y = 8x + 1\), do đó đường thẳng d có hệ số góc là 8
Cho hai đồ thị hàm số bậc nhất là hai đường thẳng d: \(y = \left( {m - 2} \right)x - m\) và \(d':y = - 2x - 2mx + 3.\) Với giá trị nào của m thì d cắt d’
-
A.
\(m \ne - 1\)
-
B.
\(m \ne 0\)
-
C.
\(m \ne 1\)
-
D.
Cả A, B, C đều sai.
Đáp án : B
d là hàm số bậc nhất khi \(m \ne 2\)
\(d':y = - 2x - 2mx + 3 = \left( { - 2 - 2m} \right)x + 3\)
d’ là hàm số bậc nhất khi \(m \ne - 1\)
Hai đường thẳng thẳng d: \(y = \left( {m - 2} \right)x - m\) và \(d':y = \left( { - 2 - 2m} \right)x + 3\) cắt nhau thì:
\(m - 2 \ne - 2 - 2m\)
\(3m \ne 0\)
\(m \ne 0\) (thỏa mãn)
Cho hai đường thẳng d: \(y = \left( {m + 2} \right)x + m\) và d’: \(y = - 2x - 2m + 1\). Với giá trị nào của m thì d trùng với d’?
-
A.
Không có giá trị nào của m
-
B.
\(m = 0\)
-
C.
\(m = 1\)
-
D.
\(m = 2\)
Đáp án : A
d là hàm số bậc nhất khi \(m \ne - 2\)
Hai đường thẳng d: \(y = \left( {m + 2} \right)x + m\) và d’: \(y = - 2x - 2m + 1\) trùng nhau khi:
\(\left\{ \begin{array}{l}m + 2 = - 2\\m = - 2m + 1\end{array} \right.\; \Leftrightarrow \;\left\{ \begin{array}{l}m = - 4\\m = \frac{1}{3}\end{array} \right.\) (vô lí)
Vậy không có giá trị nào của m thỏa mãn bài toán
Cho hàm số bậc nhất \(y = 2ax + a - 1\) có đồ thị hàm số là đường d.
Đường thẳng d có hệ số góc gấp hai lần hệ số góc của đường thẳng d’: \(y - 4x + 3 = 0\)
Khi đó, điểm A(x; 6) thuộc đường thẳng d thì giá trị của x là:
-
A.
\(x = \frac{{ - 8}}{3}\)
-
B.
\(x = \frac{8}{3}\)
-
C.
\(x = - \frac{3}{8}\)
-
D.
\(x = \frac{3}{8}\)
Đáp án : D
Hàm số \(y = 2ax + a - 1\) là hàm số bậc nhất khi \(a \ne 0\)
d’: \(y - 4x + 3 = 0\), \(y = 4x - 3\)
Vì đường thẳng d có hệ số góc gấp hai lần hệ số góc của đường thẳng d’: \(y = 4x - 3\) nên hệ số góc của đường thẳng d bằng 8, hay \(2a = 8,\) \(a = 4\) (thỏa mãn)
Do đó, d: \(y = 8x + 3\)
Vì điểm A(x; 6) thuộc đường thẳng d nên \(6 = 8.x + 3\)
\(x = \frac{3}{8}\)
Hệ số góc của đường thẳng \(\frac{x}{3} + \frac{y}{2} = 1\) là:
-
A.
\(\frac{2}{3}\)
-
B.
\(\frac{3}{2}\)
-
C.
\(\frac{{ - 2}}{3}\)
-
D.
\(\frac{{ - 3}}{2}\)
Đáp án : C
\(\frac{x}{3} + \frac{y}{2} = 1\)
\(\frac{{2x}}{3} + y = 2\)
\(y = \frac{{ - 2x}}{3} + 2\)
Do đó, hệ số góc của đường thẳng trên là \(\frac{{ - 2}}{3}\)
Các điểm A(m; 3) và B(1; m) nằm trên đường thẳng có hệ số góc \(m > 0.\) Tìm m.
-
A.
\(m = 3\)
-
B.
\(m = \frac{1}{{\sqrt 3 }}\)
-
C.
\(m = 2\sqrt 3 \)
-
D.
\(m = \sqrt 3 \)
Đáp án : D
Đường thẳng có dạng \(y = mx + n\) (d)
Vì đường thẳng d đi qua điểm A(m; 3) nên \(3 = {m^2} + n\) (1)
Vì đường thẳng d đi qua điểm B(1; m) nên \(m = m + n\), tìm được \(n = 0\)
Thay \(n = 0\) vào (1) ta có: \({m^2} = 3,\) tìm được \(m = \pm \sqrt 3 \)
Mà \(m > 0\) nên \(m = \sqrt 3 \)
Cho hàm số bậc nhất \(y = mx + 3\) có đồ thị là đường thẳng d. Biết rằng đường thẳng d song song với đường thẳng \(y = - x\). Gọi A là giao điểm của đường thẳng d với đồ thị của hàm số \(y = x + 1.\) B là giao điểm của đường thẳng d với trục Ox. Diện tích tam giác OAB là:
-
A.
1đvdt
-
B.
2đvdt
-
C.
3đvdt
-
D.
4đvdt
Đáp án : C
+ Sử dụng nhận biết về hai đường thẳng song song: Hai đường thẳng \(y = ax + b\left( {a \ne 0} \right)\) và \(y' = a'x + b'\left( {a' \ne 0} \right)\) song song với nhau khi \(a = a',b \ne b'\) và ngược lại
+ Đồ thị hàm số bậc nhất
Hàm số \(y = mx + 3\) là hàm số bậc nhất khi \(m \ne 0\)
Vì đường thẳng d song song với đường thẳng \(y = - x\) nên \(m = - 1\) (thỏa mãn)
Do đó, d: \(y = - x + 3\)
Vẽ đồ thị của hai hàm số: \(y = - x + 3\) và \(y = x + 1\):
Nhìn vào đồ thị ta thấy, A(1; 2), B(3; 0), do đó, \(OB = 3\)
Gọi K là hình chiếu của A trên trục Ox, do đó AK là đường cao trong tam giác OAB và \(AK = 2\)
Diện tích tam giác OAB là: \(S = \frac{1}{2}AK.OB = \frac{1}{2}.3.2 = 3\) (đvdt)
Cho hàm số bậc nhất \(y = \frac{1}{2}{m^2}x + {m^{10}} - {m^4} - \frac{1}{4}mx + 3\left( 1 \right)\)
Tìm giá trị của m để đồ thị hàm số (1) có hệ số góc đạt giá trị nhỏ nhất.
-
A.
\(m = \frac{1}{2}\)
-
B.
\(m = \frac{1}{4}\)
-
C.
\(m = - \frac{1}{4}\)
-
D.
\(m = - \frac{1}{2}\)
Đáp án : B
Ta có: \(y = \frac{1}{2}{m^2}x + {m^{10}} - {m^4} - \frac{1}{4}mx + 3 = \left( {\frac{1}{2}{m^2} - \frac{1}{4}m} \right)x + {m^{10}} - {m^4} + 3\)
Hàm số (1) là hàm số bậc nhất khi \(\frac{1}{2}{m^2} - \frac{1}{4}m \ne 0\), tìm được \(m \ne 0,m \ne \frac{1}{2}\)
Ta có: \(\frac{1}{2}{m^2} - \frac{1}{4}m = \frac{1}{2}\left( {{m^2} - \frac{1}{2}m} \right) = \frac{1}{2}\left( {{m^2} - 2.m.\frac{1}{4} + \frac{1}{{16}} - \frac{1}{{16}}} \right) = \frac{1}{2}{\left( {m - \frac{1}{4}} \right)^2} - \frac{1}{{32}} \ge \frac{{ - 1}}{{32}}\)
Do đó, hệ số góc của đồ thị hàm số (1) đạt giá trị nhỏ nhất là \(\frac{{ - 1}}{{32}}\) khi \(m - \frac{1}{4} = 0\), \(m = \frac{1}{4}\) (thỏa mãn)