[Tài liệu Môn Hóa Lớp 8] Chuyên Đề KHTN 8 Cánh Diều Bài 12 Muối

Chuyên đề KHTN 8 Cánh Diều: Bài 12 - Muối

1. Tổng quan về bài học:

Bài học "Muối" trong Chuyên đề Khoa học tự nhiên 8 (Cánh Diều) giới thiệu cho học sinh khái niệm về muối, phân loại muối, tính chất vật lý và hóa học của muối, cũng như ứng dụng quan trọng của muối trong đời sống và sản xuất. Mục tiêu chính của bài học là giúp học sinh hiểu được bản chất của muối, phân biệt được các loại muối khác nhau và nắm được một số tính chất cơ bản của chúng, từ đó vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Bài học cũng giúp học sinh rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, thực hành thí nghiệm và làm việc nhóm.

2. Kiến thức và kỹ năng:

Sau khi hoàn thành bài học này, học sinh sẽ:

Kiến thức: Nắm được định nghĩa về muối, phân loại muối (muối trung hòa, muối axit, muối bazơ). Hiểu được tính chất vật lý của muối (trạng thái, màu sắc, mùi vị, độ tan...). Nắm được một số tính chất hóa học quan trọng của muối như phản ứng với axit, bazơ, muối khác. Hiểu được ứng dụng của muối trong đời sống (chế biến thực phẩm, bảo quản thực phẩm, y tế...) và sản xuất (nguyên liệu sản xuất phân bón, hóa chất...). Biết được tác hại của việc sử dụng muối không đúng cách đối với sức khỏe con người và môi trường. Kỹ năng: Quan sát và mô tả hiện tượng trong các thí nghiệm. Phân tích và giải thích các hiện tượng hóa học liên quan đến muối. Thực hiện các thí nghiệm đơn giản về muối một cách an toàn và chính xác. Xây dựng sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức về muối. Làm việc nhóm hiệu quả. 3. Phương pháp tiếp cận:

Bài học được thiết kế theo phương pháp tích hợp, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Học sinh sẽ được tiếp cận kiến thức thông qua:

Giảng dạy trực tiếp: Giáo viên sẽ trình bày lý thuyết một cách ngắn gọn, dễ hiểu, minh họa bằng hình ảnh, video và các ví dụ thực tế. Thực hành thí nghiệm: Học sinh sẽ được tham gia các thí nghiệm đơn giản để quan sát và ghi nhận hiện tượng, từ đó rút ra kết luận. Ví dụ: Thí nghiệm phản ứng giữa muối và axit, muối và bazơ. Hoạt động nhóm: Học sinh sẽ được chia nhóm để thảo luận, giải quyết các vấn đề, trình bày kết quả và học hỏi lẫn nhau. Ứng dụng thực tiễn: Bài học sẽ đưa ra nhiều ví dụ minh họa về ứng dụng của muối trong đời sống và sản xuất, giúp học sinh thấy được ý nghĩa thực tiễn của kiến thức đã học. 4. Ứng dụng thực tế:

Kiến thức về muối có ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống và sản xuất. Ví dụ:

Trong chế biến thực phẩm: Muối được sử dụng làm gia vị, chất bảo quản, giúp tăng hương vị cho món ăn. Trong y tế: Natri clorua (NaCl) là thành phần quan trọng trong nước muối sinh lý, dùng để bù nước, điện giải cho cơ thể. Trong công nghiệp: Muối được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất nhiều loại hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu... Trong nông nghiệp: Muối được sử dụng để cải tạo đất, diệt cỏ dại. 5. Kết nối với chương trình học:

Bài học "Muối" có liên hệ chặt chẽ với các bài học khác trong chương trình Khoa học tự nhiên lớp 8, đặc biệt là các bài học về:

Axit, bazơ: Bài học này giúp học sinh hiểu rõ hơn về phản ứng giữa muối với axit và bazơ. Phản ứng hóa học: Các phản ứng hóa học liên quan đến muối được minh họa cụ thể trong bài học này. Dung dịch: Khái niệm về độ tan của muối trong nước được đề cập đến trong bài học. 6. Hướng dẫn học tập:

Để học tập hiệu quả bài học "Muối", học sinh nên:

Đọc kỹ nội dung bài học: Chú ý các khái niệm, định nghĩa, công thức và các ví dụ minh họa.
Tham gia tích cực các hoạt động: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, thực hiện thí nghiệm một cách nghiêm túc.
Ghi chép đầy đủ: Ghi lại các kiến thức trọng tâm, các công thức và các ví dụ minh họa.
Ôn tập thường xuyên: Xem lại bài học sau mỗi buổi học để củng cố kiến thức.
Làm bài tập: Giải các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập để kiểm tra kiến thức đã học.
* Tìm hiểu thêm: Tìm kiếm thông tin trên internet hoặc các tài liệu tham khảo khác để mở rộng kiến thức về muối.

Từ khóa: Muối, muối trung hòa, muối axit, muối bazơ, tính chất vật lý của muối, tính chất hóa học của muối, phản ứng trao đổi, natri clorua (NaCl), ứng dụng của muối, bảo quản thực phẩm, sản xuất hóa chất, phân bón, thí nghiệm muối, Khoa học tự nhiên lớp 8, Cánh Diều, chuyên đề KHTN 8, bài 12, học tập hiệu quả, ôn tập, bài tập, thực hành, lý thuyết, phân loại muối, độ tan, phản ứng hóa học, axit, bazơ, dung dịch. Tiêu đề Meta: Chuyên đề KHTN 8: Bài 12 - Muối - Học hiệu quả Mô tả Meta: Khám phá thế giới muối! Học bài 12 Chuyên đề KHTN 8 Cánh Diều: định nghĩa, tính chất, ứng dụng. Nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hành. Tải tài liệu ngay!

Chuyên đề KHTN 8 Cánh diều bài 12 Muối được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 9 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

BÀI 12: MUỐI

SGK CÁNH DIỀU

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Khái niệm muối

Muối là những hợp chất được tạo ra khi thay thế ion${H^ + }$ trong acid bằng ion kim loại hoặc ion ammonium $(N{H_4}^ + )$.

2. Tên gọi của muối

Tên muối = tên kim loại (hoặc ammonium) + (hóa trị) + tên gốc muối
nếu kim loại có nhiều hóa trị

Ví dụ: K3PO4: Potassium phosphate

CuS: copper(II) sulfur

3. Tính tan của muối

Dựa vào khả năng tan trong nước, có thể chia muối thành 3 loại chính:

 Muối tan tốt trong nước: NaCl, CuSO4, Ca(NO3)2.

 Muối ít tan trong nước: CaSO4, PbCl2.

 Muối không tan trong nước: CaCO3, BaSO4, AgCl.

4. Tính chất hóa học của muối

Tác dụng với kim loại:

Kim loại A + Muối kim loại B $ \to $ Muối kim loại B + Kim loại A

Tác dụng với base:

Muối + Base$\; \to $ Muối mới + Base mới

Tác dụng với acid:

Muối + Acid$\; \to $ Muối mới + Acid mới

Tác dụng với acid:

Muối A+ Muối B$\; \to $ Muối C + Muối D

5. Mối quan hệ giữa acid, base, oxide và muối

6. Một số phương pháp điều chế muối

Có thể điều chế muối từ:

Oxide acid

Oxide acid + Base $ \to $ Muối + H2O

Oxide base:

Oxide base + acid $ \to $ Muối + H2O

Dung dịch acid và base:

Base + Acid $ \to $ Muối + H2O

Kim loại và acid:

Kim loại M + Acid (HCl, H2SO4 loãng )$ \to $ Muối + H2

Muối tác dụng với muối khác:

Muối A+ Muối B$\; \to $ Muối C + Muối D

B. CÂU HỎI TRONG BÀI HỌC

Câu 1. [CD – SGK trang 63]: Cho biết các muối: Na3PO4, MgCl2, CaCO3, CuSO4, KNO3 tương ứng với acid nào trong số các acid sau: HCl, H2SO4, H3PO4, HNO3, H2CO3.

Hướng dẫn giải

Muối Na3PO4 MgCl2 CaCO3 CuSO4 KNO3
Acid tương ứng H3PO4 HCl H2CO3 H2SO4 HNO3

Câu 2. [CD – SGK trang 63]: Gọi tên các muối sau: KCl, ZnSO4, MgCO3, Ca3(PO4)2, Cu(NO3)2, Al2(SO4)3.

Hướng dẫn giải

Công thức hóa học Tên gọi
KCl Potassium chloride
ZnSO4 Zinc sulfate
MgCO3 Magnesium carbonate
Ca3(PO4)2 Calcium phosphate
Cu(NO3)2 Copper(II) nitrate
Al2(SO4)3 Aluminium sulfate

Câu 3. [CD – SGK trang 64]: Sử dụng bảng tính tan, cho biết muối nào sau đây tan được trong nước: K2SO4, Na2CO3, AgNO3, KCl, CaCl2, BaCO3, MgSO4

Hướng dẫn giải

Các muối tan trong nước là: K2SO4, Na2CO3, AgNO3, KCl, CaCl2, MgSO4

Câu 4. [CD – SGK trang 64]: Dung dịch CuSO4 có màu xanh lam, dung dịch ZnSO4 không màu. Viết phương trình hoá học xảy ra khi ngâm Zn trong dung dịch CuSO4, dự đoán sự thay đổi về màu của dung dịch trong quá trình trên.

Hướng dẫn giải

– Phương trình hoá học xảy ra: Zn + CuSO4→ ZnSO4 + Cu.

– Dự đoán sự thay đổi màu của dung dịch: Dung dịch nhạt màu dần đến mất màu.

Câu 5. [CD – SGK trang 64]: Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau:
a) Cho Fe vào dung dịch CuSO4.
b) Cho Zn vào dung dịch AgNO3.

Hướng dẫn giải

Phương trình hoá học xảy ra:

$a){\text{ }}Fe{\text{ }} + {\text{ }}CuS{O_4}\; \to {\text{ }}FeS{O_4} + {\text{ }}Cu \downarrow $

$b){\text{ }}Zn{\text{ }} + {\text{ }}2AgN{O_3} \to {\text{ }}Zn{\left( {N{O_3}} \right)_2}\; + {\text{ }}2Ag \downarrow $

Câu 6. [CD – SGK trang 65]: Dự đoán các hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sau:
a) Nhỏ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch Na2CO3.
b) Nhỏ dung dịch HCl loãng vào dung dịch AgNO3.
Giải thích và viết phương trình hoá học xảy ra (nếu có).

Hướng dẫn giải

a) Hiện tượng: có khí thoát ra.

Giải thích: H2SO4 loãng tác dụng với Na2CO3 sinh ra khí CO2 theo phương trình hoá học:

${H_2}S{O_4}\; + {\text{ }}N{a_2}C{O_3} \to {\text{ }}N{a_2}S{O_4}\; + {\text{ }}C{O_2} \uparrow {\text{ }} + {\text{ }}{H_2}O.$

b) Hiện tượng: xuất hiện kết tủa trắng.

Giải thích: HCl tác dụng với AgNO3 sinh ra kết tủa trắng là AgCl theo phương trình hoá học:

$HCl{\text{ }} + {\text{ }}AgN{O_3}\; \to {\text{ }}AgCl \downarrow {\text{ }} + {\text{ }}HN{O_3}.$

Câu 7. [CD – SGK trang 65]: Viết phương trình hoá học xảy ra trong các trường hợp sau:

a) Dung dịch FeCl3 tác dụng với dung dịch NaOH.

b) Dung dịch CuCl2 tác dụng với dung dịch KOH.

Hướng dẫn giải

$a){\text{ }}FeC{l_3}{\text{ }} + {\text{ }}3NaOH{\text{ }} \to {\text{ }}Fe{\left( {OH} \right)_3} \downarrow {\text{ }} + {\text{ }}3NaCl$
b) $CuC{l_2}{\text{ }} + {\text{ }}2KOH{\text{ }} \to {\text{ }}Cu{\left( {OH} \right)_2} \downarrow {\text{ }} + {\text{ }}2KCl.$

Câu 8. [CD – SGK trang 65]: Hoàn thành các phương trình hoá học theo các sơ đồ sau:

$a){\text{ }}MgO{\text{ }} + {\text{ }}?{\text{ }} \to {\text{ }}MgS{O_4}{\text{ }} + {\text{ }}{H_2}O$

$b){\text{ }}KOH{\text{ }} + {\text{ }}? \to {\text{ }}Cu{\left( {OH} \right)_2} \downarrow {\text{ }} + {\text{ }}?$

Hướng dẫn giải

$a){\text{ }}MgO{\text{ }} + {\text{ }}{H_2}SO4{\text{ }} \to {\text{ }}MgS{O_4}{\text{ }} + {\text{ }}{H_2}O$

$b){\text{ }}2KOH{\text{ }} + {\text{ }}CuC{l_2}{\text{ }} \to {\text{ }}Cu{\left( {OH} \right)_2} \downarrow {\text{ }} + {\text{ }}2KCl$

Câu 9. [CD – SGK trang 66]: Viết phương trình hoá học xảy ra giữa các dung dịch sau:

a) Dung dịch NaCl với dung dịch AgNO3.

b) Dung dịch Na2SO4 với dung dịch BaCl2.

c) Dung dịch K2CO3 với dung dịch Ca(NO3)2.

Hướng dẫn giải

$a){\text{ }}NaCl{\text{ }} + {\text{ }}AgN{O_3}{\text{ }} \to {\text{ }}AgCl \downarrow {\text{ }} + {\text{ }}NaN{O_3}.$

$b){\text{ }}N{a_2}S{O_4}{\text{ }} + {\text{ }}BaC{l_2}{\text{ }} \to {\text{ }}BaS{O_4} \downarrow {\text{ }} + {\text{ }}2NaCl$

$c){\text{ }}{K_2}C{O_3}{\text{ }} + {\text{ }}Ca{\left( {N{O_3}} \right)_2}{\text{ }} \to {\text{ }}CaC{O_3} \downarrow {\text{ }} + {\text{ }}2KN{O_3}.$

Câu 10. [CD – SGK trang 66]: Viết các phương trình hoá học theo sơ đồ chuyển hoá sau:

$CuO{\text{ }}\xrightarrow{{(1)}}CuS{O_4}{\text{ }}\xrightarrow{{(2)}}{\text{ }}CuC{l_2}{\text{ }}\xrightarrow{{(3)}}{\text{ }}Cu{\left( {OH} \right)_2}$

Hướng dẫn giải

Các phương trình hoá học theo sơ đồ:

$\begin{array}{*{20}{l}}
{\left( 1 \right){\text{ }}CuO{\text{ }} + {\text{ }}{H_2}S{O_4}{\text{ }} \to {\text{ }}CuS{O_4}{\text{ }} + {\text{ }}{H_2}O.} \\
{\left( 2 \right){\text{ }}CuS{O_4}{\text{ }} + {\text{ }}BaC{l_2}{\text{ }} \to {\text{ }}BaS{O_4} \downarrow {\text{ }} + {\text{ }}CuC{l_2}.} \\
{\left( 3 \right){\text{ }}CuC{l_2}{\text{ }} + {\text{ }}2NaOH{\text{ }} \to {\text{ }}Cu{{\left( {OH} \right)}_2} \downarrow {\text{ }} + {\text{ }}2NaCl.}
\end{array}$

Câu 11. [CD – SGK trang 67]: Viết ba phương trình hoá học khác nhau để tạo ra Na2SO4 từ NaOH.

Hướng dẫn giải

Ba phương trình hoá học khác nhau để tạo ra Na2SO4 từ NaOH là:

$\begin{array}{*{20}{l}}
{\left( 1 \right){\text{ }}2NaOH{\text{ }} + {\text{ }}S{O_3}{\text{ }} \to {\text{ }}N{a_2}S{O_4}{\text{ }} + {\text{ }}{H_2}O.} \\
{\left( 2 \right){\text{ }}2NaOH{\text{ }} + {\text{ }}{H_2}S{O_4}{\text{ }} \to {\text{ }}N{a_2}S{O_4}{\text{ }} + {\text{ }}2{H_2}O.} \\
{\left( 3 \right){\text{ }}2NaOH{\text{ }} + {\text{ }}CuS{O_4}{\text{ }} \to {\text{ }}N{a_2}S{O_4}{\text{ }} + {\text{ }}Cu{{\left( {OH} \right)}_2} \downarrow .}
\end{array}$

Câu 12. [CD – SGK trang 67]: Viết ba phương trình hoá học khác nhau để điều chế CuCl2.

Hướng dẫn giải

Ba phương trình hoá học khác nhau để điều chế CuCl2:
$\begin{array}{*{20}{l}}
{\left( 1 \right){\text{ }}CuO{\text{ }} + {\text{ }}2HCl{\text{ }} \to {\text{ }}CuC{l_2}{\text{ }} + {\text{ }}{H_2}O.} \\
{\left( 2 \right){\text{ }}Cu{{\left( {OH} \right)}_2}{\text{ }} + {\text{ }}2HCl{\text{ }} \to {\text{ }}CuC{l_2}{\text{ }} + {\text{ }}2{H_2}O.} \\
{\left( 3 \right){\text{ }}CuS{O_4}{\text{ }} + {\text{ }}BaC{l_2}{\text{ }} \to {\text{ }}CuC{l_2}{\text{ }} + {\text{ }}BaS{O_4} \downarrow .}
\end{array}$

Câu 13. [CD – SGK trang 67]: Muối Al2(SO4)3 được dùng trong công nghiệp để nhuộm vải, thuộc da, làm trong nước,… Tính khối lượng Al2(SO4)3 tạo thành khi cho 51 kg Al2O3 tác dụng hết với dung dịch H2SO4.

Hướng dẫn giải

Đổi 51 kg = 51 000 gam.

${n_{A{l_2}{O_3}}} = \frac{{51000}}{{102}} = 500{\text{ }}(mol)$

Phương trình hoá học:

$A{l_2}{O_3}{\text{ }} + {\text{ }}3{H_2}S{O_4}{\text{ }} \to {\text{ }}A{l_2}{\left( {S{O_4}} \right)_3}{\text{ }} + {\text{ }}3{H_2}O$

Theo phương trình hóa học có:

${n_{A{l_2}{{(S{O_4})}_3}}} = {n_{A{l_2}{O_3}}} = 500{\text{ (mol)}}$

Khối lượng Al2(SO4)3 tạo thành là:

m = 500 × [27 × 2 + (32 + 16 × 4) × 3] = 171 000 gam = 171 kg.

C. CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

(KHÔNG CÓ)

D. TỰ LUẬN

Câu 1: Gọi tên các muối sau: NaF, CuCl2, CaSO3, Ba(HCO3)2, KHSO4

Hướng dẫn giải

NaF: sodium fluoride

CuCl2: copper (II) chloride

CaSO3: calcium sulfite

Ba(HCO3)2: barium hydrogen carbonate

KHSO4: potassium hydrogen sulfate

Thầy Dũng hóaCâu 2: Thạch nhũ trong hang động đá vôi được hình thành như thế nào?

Hướng dẫn giải

Nước mưa khí quyển có chứa COsẽ hòa tan rất mạnh các khoáng vật thuộc nhóm carbonate chuyển thành calcium hydrogencarbonate (Ca(HCO3)2), hình thành các khối thạch nhũ theo công thức$CaC{O_3}\; + {\text{ }}C{O_2}\; + {\text{ }}{H_2}O{\text{ }} \to {\text{ }}Ca{\left( {HC{O_3}} \right)_2}$

Bột muối Nabicar-NH 100mg - Nhà Thuốc Z159Câu 3: Tại sao thuốc muối chữa được bệnh đau dạ dày do ? Khi uống vào thường bị ợ hơi?

Hướng dẫn giải

Trong dạ dày, có chứa dung dịch HCl. Người bị đau dạ dày là người có nồng độ dung dịch HCl cao làm dạ dày bị bào mòn. NaHCO3 (hay được gọi là thuốc muối) dùng để chế thuốc đau dạ dày vì nó làm giảm hàm lượng dung dịch HCl có trong dạ dày nhờ phản ứng:

$NaHC{O_3}\;{\text{ }} + \;\;{\text{ }}HCl\;{\text{ }}\; \to \;{\text{ }}\;NaCl\;{\text{ }} + {\text{ }}{H_2}O{\text{ }} + {\text{ }}C{O_2}$

Khí CO2 sinh ra thoát ra ngoài qua ống tiêu hoá hiện tượng ợ hơi.

Câu 4. Sodium sulfate ở điều kiện thường là chất rắn, màu trắng, được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp.

a) Tìm hiểu qua internet, sách, báo, … hãy cho biết một số ứng dụng của sodium sulfate.

b) Hãy viết 3 phương trình hoá học tạo sodium sulfate.

Hướng dẫn giải

a) Một số ứng dụng của sodium sulfate: sản xuất thuốc nhuộm, bột giấy …

b) 3 phương trình hoá học tạo sodium sulfate:

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

Na2O + H2SO4 → Na2SO4 + H2O

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O.

Câu 5: Vì sao mưa acid có thể làm hư hại các tượng bằng đá vôi để ngoài trời?

Hướng dẫn giải

Đá vôi có thành phần chủ yếu là calcium carbonate (CaCO3), tương đối cứng, không tan trong nước nhưng lại tan trong acid. Mưa axit là hiện tượng mưa có độ pH dưới 5,6, trong nước mưa có hòa tan một số phân tử acid có khả năng phản ứng với CaCO3 làm hư hại các bức tượng trên

E. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

MỨC ĐỘ 1: BIẾT (7 câu biết)

Câu 1. Điền vào chỗ trống: “Muối là những hợp chất được tạp ra khi thay thế ion … trong … bằng ion kim loại hoặc ion ammonium ($NH_4^ + $).”

A. $O{H^ – }$base

B. $O{H^ – }$acid

C. ${H^ + }$, acid

D. ${H^ + }$, base

Câu 2. Muối không tan trong nước là:

A. CuSO4

B. CaSO4

C. Ca(NO3)2

D. BaSO4

Câu 3. Tính chất hóa học của muối là

A. Tác dụng với kim loại

B. Tác dụng với axit

C. Tác dụng với dung dịch bazơ

D. A, B, C đều đúng

Câu 4. Công thức của calcium carbonate là:

A. CaC2 B. CaCO3 C. CaSO4 D. Ca(HCO3)2

Câu 5. Hợp chất NaHSO4 có tên gọi là
A. Sodium sunfat.
B.
Sodium sunfit.
C.
Sodium hydrogensunfat.
D. Sodium sunfuric

Câu 6. Muối ăn có công thức hoá học là:

A. Na2SO4.

B. Na2CO3.

C. NaCl.

D. Na2S

Câu 7.  Muối nào sau đây không tan?

A. KCl

B. KNO3

C. ZnCl2

D. ZnCO3

ĐÁP ÁN

1

2 3 4 5 6 7
C D D B C C

D

MỨC ĐỘ 2 : HIỂU (5 câu )

Câu 1. Cho phương trình phản ứng:

$BaC{O_3}\; + {\text{ }}2HCl{\text{ }} \to {\text{ }}BaC{l_2}\; + {\text{ }}Y{\text{ }} + {\text{ }}{H_2}O$
Vậy Y là

A. CO

B. H2

C. Cl2

D. CO2

Câu 2. Cho dung dịch KOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3, hiện tượng quan sát được là:

A. Có kết tủa trắng xanh.

B. Có khí thoát ra.

C. Có kết tủa đỏ nâu.

D. Kết tủa màu trắng.

Câu 3. Trộn 2 dung dịch nào sau đây sẽ không xuất hiện kết tủa ?

A. BaCl2, Na2SO4

B. Na2CO3, Ba(OH)2

C. BaCl2, AgNO3

D. NaCl, K2SO4

Câu 4. Hãy cho biết muối nào có thể điều chế bằng phản ứng của kim loại với dung dịch axit H2SO4 loãng?

A. ZnSO4

B. Na2SO3

C. CuSO4

D. MgSO3

Câu 5. Cho các phát biểu sau:

(1) Muối tác dụng với axit tạo thành muối mới và axit mới.

(2) Hai dung dịch muối tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.

(3) Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.

(4) Phản ứng trung hòa không thuộc loại phản ứng trao đổi.

Số phát biểu đúng là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

ĐÁP ÁN

1

2 3 4 5
D C D A

D

MỨC ĐỘ 3: VẬN DỤNG (GIẢI CHI TIẾT) 3 câu

Câu 1. Cho 35 gam CaCO3 vào dung dịch HCl dư, kết thúc phản ứng thu được bao nhiêu lít khí CO2 ở điều kiện chuẩn?

A. 7,84 lít

B. 6,72 lít

C. 8,68 lít

D. 5,90 lít

Hướng dẫn giải

${n_{CaC{O_3}}} = \frac{{35}}{{100}} = 0,35{\text{ (mol)}}$

PTHH: $CaC{{\text{O}}_3} + 2HCl \to CaC{l_2}{\text{ }} + {\text{ }}{H_2}{\text{O + C}}{{\text{O}}_{\text{2}}}$

Ta có: ${n_{C{O_2}}} = {n_{CaC{{\text{O}}_3}}} = 0,35{\text{ (mol)}}$

$ \Rightarrow {V_{C{O_2}}} = n.24,79 = 0,35.24,79 = 8,68{\text{ (L)}}$

Chọn C

hang – Wiktionary tiếng ViệtCâu 2. Quá trình tạo thành thạch nhũ trong các hang động đá vôi kéo dài hàng triệu năm. Quá trình này được giải thích bằng phương trình hóa học nào sau đây ?

A. $Ca{\left( {HC{O_3}} \right)_2}\; \to {\text{ }}CaC{O_3}\; + {\text{ }}C{O_2}\; + {\text{ }}{H_2}O$

B. $Mg{\left( {HC{O_3}} \right)_2}\; \to {\text{ }}MgC{O_3}\; + {\text{ }}C{O_2}\; + {\text{ }}{H_2}O$

C. $CaC{O_3}\; + {\text{ }}C{O_2}\; + {\text{ }}{H_2}O{\text{ }} \to {\text{ }}Ca{\left( {HC{O_3}} \right)_2}$

D. $CaC{O_3}\; + {\text{ }}2HCl{\text{ }} \to {\text{ }}CaC{l_2} + {\text{ }}C{O_2}\; + {\text{ }}{H_2}O$

Hướng dẫn giải

Nước mưa khí quyển có chứa COsẽ hòa tan rất mạnh các khoáng vật thuộc nhóm carbonate chuyển thành calcium hydrogencarbonate (Ca(HCO3)2)
$CaC{O_3}\; + {\text{ }}C{O_2}\; + {\text{ }}{H_2}O{\text{ }} \to {\text{ }}Ca{\left( {HC{O_3}} \right)_2}$
Ca(HCO3)2 chảy xuống theo các kẽ nứt bị phân hủy tạo thành CaCO3 → Thạch nhũ$Ca{\left( {HC{O_3}} \right)_2} \to CaC{O_3} \downarrow + C{O_2} + {H_2}O$

Chọn C

Câu 3. Muối được sử dụng làm bột nở cho bánh quy xốp là muối nào sau đây?

A. $N{a_2}C{O_3}$

B. $N{H_4}Cl$

C. $NaHC{O_3}$

D. $N{H_4}HC{O_3}$

Hướng dẫn giải

Muối được sử dụng làm bột nở cho bánh quy xốp là NH4HCO3 vì ở nhiệt độ cao muối này bị phân hủy hoàn toàn thành khí:

$N{H_4}HC{O_3}\;\;\xrightarrow{{{t^o}}}N{H_3}\; + {\text{ }}C{O_2}\; + {\text{ }}{H_2}O$

Chọn D

Tài liệu đính kèm

  • Chuyen-de-KHTN-8-Canh-dieu-bai-12.docx

    539.58 KB • DOCX

    Tải xuống

Giải bài tập những môn khác

Tài liệu môn toán

Tài liệu tin học

Tài liệu Lớp 1

Tài liệu Lớp 2

Tài liệu Lớp 3

Tài liệu Lớp 4

Tài liệu Lớp 5

Trò chơi Powerpoint

Sáng kiến kinh nghiệm