[Tài liệu môn Hóa 10] Đề Thi Giữa Học Kỳ 1 Hóa 10 Cánh Diều Cấu Trúc Mới Giải Chi Tiết

Tiêu đề Meta: Đề Thi HK1 Hóa 10 Cánh Diều - Giải Chi Tiết Mô tả Meta: Tải ngay Đề Thi Giữa HK1 Hóa 10 Cánh Diều Cấu Trúc Mới kèm lời giải chi tiết. Đảm bảo sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi! Bài tập đa dạng, giúp bạn nắm chắc kiến thức Hóa học 10. Bài giới thiệu chi tiết về Đề Thi Giữa Học Kỳ 1 Hóa 10 Cánh Diều Cấu Trúc Mới Giải Chi Tiết 1. Tổng quan về bài học

Bài học này cung cấp bộ đề thi giữa học kỳ 1 môn Hóa học lớp 10 theo chương trình sách giáo khoa Cánh Diều, phiên bản cấu trúc mới. Mục tiêu chính là giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm bài thi, chuẩn bị tốt cho kỳ thi giữa học kỳ.

2. Kiến thức và kỹ năng

Học sinh sẽ được ôn tập và củng cố các kiến thức trọng tâm của chương trình Hóa học 10 học kỳ 1, bao gồm:

Các khái niệm cơ bản về hóa học: Chất, nguyên tử, phân tử, nguyên tố hóa học, phản ứng hóa học. Các định luật hóa học cơ bản. Cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Các loại liên kết hóa học (liên kết ion, liên kết cộng hóa trị). Tính chất vật lý và hoá học của một số chất. Các phương pháp cân bằng phương trình hoá học. Ứng dụng của kiến thức hoá học trong đời sống.

Học sinh sẽ được rèn luyện kỹ năng:

Đọc và phân tích đề bài.
Áp dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề.
Viết và trình bày lời giải bài tập một cách khoa học, chính xác.
Phát triển tư duy logic và khả năng phân tích.
Làm quen với cấu trúc đề thi giữa kỳ.

3. Phương pháp tiếp cận

Bài học được thiết kế theo phương pháp hướng dẫn giải chi tiết. Mỗi câu hỏi trong đề thi sẽ được phân tích kỹ lưỡng, từ việc xác định yêu cầu của câu hỏi đến việc áp dụng các kiến thức và kỹ năng cần thiết để giải quyết. Lời giải được trình bày rõ ràng, dễ hiểu, kèm theo các ví dụ minh họa.

4. Ứng dụng thực tế

Kiến thức hóa học được ứng dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày, ví dụ như:

Trong sản xuất các chất liệu, vật liệu mới. Trong nông nghiệp, y học, công nghệ. Trong việc bảo vệ môi trường. 5. Kết nối với chương trình học

Bài học này là một phần quan trọng trong quá trình ôn tập và củng cố kiến thức cho học kỳ 1. Những kiến thức được ôn tập trong đề thi này sẽ là nền tảng cho việc học các bài học tiếp theo trong chương trình Hóa học 10. Bài học này cũng giúp học sinh ôn tập lại toàn bộ kiến thức của các bài học trước đó.

6. Hướng dẫn học tập

Để học tập hiệu quả nhất với bộ đề thi này, học sinh cần:

Đọc kỹ từng câu hỏi và xác định rõ yêu cầu của đề bài.
Phân tích kỹ các dữ kiện trong câu hỏi.
Áp dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề.
Kiểm tra lại lời giải của mình.
Thảo luận với bạn bè hoặc giáo viên nếu gặp khó khăn.
Tập trung vào các dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi.
Ôn luyện thường xuyên, làm thêm nhiều bài tập khác nhau.

Keywords (40 từ khóa):

Đề thi, Giữa kỳ, Hóa học 10, Cánh Diều, Giải chi tiết, Cấu trúc mới, Ôn tập, Kiến thức, Kỹ năng, Làm bài, Phân tích, Lý thuyết, Bài tập, Phương trình hóa học, Nguyên tử, Phân tử, Liên kết hóa học, Bảng tuần hoàn, Định luật, Ứng dụng, Đời sống, Hóa chất, Vật liệu, Nông nghiệp, Y học, Môi trường, Cân bằng phương trình, Câu hỏi, Lời giải, Ví dụ, Hướng dẫn, Giải đáp, Chuẩn bị thi, Ôn tập HK1, Tài liệu, File word, Download, Hóa học lớp 10, Sách giáo khoa, Tài liệu học tập, Đề thi giữa học kỳ, Cấu trúc, Chất, Nguyên tố.

Đề thi giữa học kỳ 2 Hóa 10 Cánh Diều cấu trúc mới giải chi tiết được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 5 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Dựa vào bảng enthalpy tạo thành chuẩn của 1 số chất dưới đây, thứ tự giảm dần độ bền nhiệt các khí sau đây: (1) HF(g); (2) HCl(g); (3) HBr(g) và (4) HI(g) là :

Chất ${\Delta _f}H_{298}^0$(kj/mol) Chất ${\Delta _f}H_{298}^0$(kj/mol)
HF(g) –273,00 HCl(g) –92,31
Chất ${\Delta _f}H_{298}^0$(kj/mol) Chất ${\Delta _f}H_{298}^0$(kj/mol)
HBr(g) –36,30 HI(g) +25,90

A. (1) > (2) > (3) > (4). B. (3) > (1) > (2) > (4).

C. (4) < (3) < (2) < (1). D. (1) < (2) < (3) < (4).

Câu 2. Cho phản ứng: C(kim cương) → C(graphite) r = -1,9 kJ

Phản ứng chuyển hóa giữa hai dạng đơn chất của carbon ở điều kiện chuẩn là

A. thu nhiệt và graphite bền hơn kim cương

B. tỏa nhiệt và kim cương bền hơn graphite.

C. tỏa nhiệt và graphite bền hơn kim cương

D. thu nhiệt, kim cương bền hơn graphite.

Câu 3. Đơn vị của enthalpy tạo thành chuẩn (nhiệt tạo thành chuẩn) có thể là

A. kJ. B. kJmol-1. C. kJ-1mol D. kJmol.

Câu 4. Trong phương trình dưới đây, chất nào đóng vai trò là chất oxi hóa?

H2 + CuO$\xrightarrow{{{t^0}}}$ CuO + H2O

A. H2. B. CuO. C. Cu. D. H2O.

Câu 5. Khi calcium phản ứng với nước, nhiệt độ thay đổi từ 18°C đến 39°C. Phản ứng của calcium với nước là

A. phản ứng thuận nghịch. B. phản ứng thu nhiệt.

C. phản ứng phân hủy. D. phản ứng tỏa nhiệt.

Câu 6. Biết phản ứng đốt cháy khí carbon monoxide (CO) như sau:

CO (g) +$\frac{1}{2}$O2 (g) → CO2 (g) ${\Delta _r}H_{298}^0$= −283,0 kJ

Ở điều kiện chuẩn, nếu đốt cháy hoàn toàn 2,479 L khí CO thì nhiệt lượng toả ra là bao nhiêu?

A. 28,3 kJ. B. 141,5 kJ. C. 283,0 kJ. D. 14,15 kJ.

Câu 7. Phản ứng hấp thụ năng lượng từ môi trường bên ngoài dưới dạng nhiệt gọi là

A. phản ứng oxi hóa – khử. B. phản ứng trung hòa.

C. phản ứng thu nhiệt. D. phản ứng tỏa nhiệt.

Câu 8. Một phản ứng có biến thiên enthalpy ${\Delta _r}H_{298}^0 = – 890,3\,kJ$. Vậy đây là phản ứng

A. thu nhiệt. B. tỏa nhiệt. C. phân hủy. D. trao đổi.

Câu 9. Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về phản ứng tỏa nhiệt?

A. Phản ứng tỏa nhiệt năng lượng của hệ chất phản ứng cao hơn năng lượng của hệ sản phẩm.

B. Phản ứng tỏa nhiệt có giá trị biến thiên enthalpy nhỏ hơn 0.

C. Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng trong đó có sự hấp thu nhiệt năng từ môi trường.

D. Phản ứng tỏa nhiệt thường diễn ra thuận lợi hơn so với phản ứng thu nhiệt.

Câu 10. Cho các phương trình nhiệt hoá học:

(1) CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g) ${\Delta _r}H_{298}^0$ = +176,0 kJ

(2) C2H4(g) + H2(g) → C2H6(g) ${\Delta _r}H_{298}^0$ = –137,0 kJ

(3) Fe2O3(s) + 2Al(s) → Al2O3(s) + 2Fe(s) ${\Delta _r}H_{298}^0$ = –851,5 kJ

Trong các phản ứng trên, phản ứng toả nhiệt và phản ứng thu nhiệt tương ứng là

A. (2), (3) và (1). B. (2), (1) và (3) C. (1), (2) và (3). D. (1), (3) và (2).

Câu 11. Nitrogen đóng vai trò là chất khử trong phản ứng nào sau đây ?

A. N2 + 6Li → 2Li3N. B. N2 + O2 $\overset {{{3000}^0}C} \leftrightarrows $ 2NO. C. N2 + 2Al $\xrightarrow{{{t^0}}}$ 2AlN. D. N2 + 3Mg$\xrightarrow{{{t^0}}}$Mg3N2.

Câu 12. Trong thiên nhiên manganese (Mn) là nguyên tố tương đối phổ biến, đứng thứ ba trong các kim loại chuyển tiếp, chỉ sau Fe và Ti. Manganese tồn tại ở rất nhiều trạng thái số oxi hóa khác nhau từ +2 tới +7. Cho các chất sau: Mn, MnO2, MnCl2, KMnO4. Số oxi hóa của nguyên tố Mn trong các chất lần lượt là

A. 0, +4, +2, +7. B. 0, +4, –2, +7.

C. 0, +2, –4, –7. D. +2, –2, –4, +8.

Câu 13. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Đơn vị của ${\Delta _r}H_{298}^0$ có thể là kJ, kcal,…

B. Giá trị tuyệt đối của biến thiên enthalpy càng lớn thì nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào càng ít.

C. Một phản ứng có giá trị giá trị biến thiên enthalpy lớn hơn 0 thì phản ứng đó là phản ứng thu nhiệt.

D. Một phản ứng có giá trị biến thiên enthalpy nhỏ hơn 0 thì phản ứng đó là phản ứng tỏa nhiệt.

Câu 14. Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

Trong phản ứng trên xảy ra

A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu. B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.

C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu. D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.

Câu 15. Trong phản ứng: Cu + 2H2SO4 (đặc) $\xrightarrow{{{t^0}}}$ CuSO4 + SO2 + 2H2O, sulfuric acid

A. là chất khử.

B. vừa là chất khử, vừa là chất tạo môi trường.

C. là chất oxi hóa.

D. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất tạo môi trường.

Câu 16. Quá trình nào dưới đây là quá trình thu nhiệt?

A. Đốt cháy khí hydrogen. B. Chưng cất dầu mỏ.

C. Phản ứng của potassium với nước. D. Sử dụng xăng trong động cơ ô tô.

Câu 17. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Số oxi hoá của nguyên tử hydrogen trong các hợp chất luôn bằng +1.

B. Chỉ các nguyên tử trong các đơn chất mới có số oxi hoá bằng 0.

C. Số oxi hoá của nguyên tố oxygen trong các hợp chất luôn bằng -2.

D. Trong một phân tử tổng số oxi hóa của các nguyên tử bằng 0.

Câu 18. Cho quá trình Fe2+ → Fe3++ 1e, đây là quá trình

A. tự oxi hóa – khử. B. khử. C. nhận proton. D. oxi hóa.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Số oxi hóa là điện tích quy ước của nguyên tử trong phân tử khi coi tất cả các electron liên kết đều chuyển hoàn toàn về nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.

a. Số oxi hóa của nguyên tử trong bất kì một đơn chất hóa học nào đều bằng 0.

b. Tổng số oxi hóa của tất cả các nguyên tử trong một phân tử và trong một ion đa nguyên tử bằng 0.

c. Trong tất cả các hợp chất, hydrogen luôn có số oxi hóa bằng +1.

d. Trong tất cả các hợp chất, oxygen luôn có số oxi hóa bằng -2.

Câu 2. Phản ứng đốt cháy khí butane có trong thành phần khí gas: C4H10 + O2 $\xrightarrow{{{t^0}}}$ CO2 + H2O

a. Khí gas cháy là phản ứng tỏa nhiệt.

b. Vai trò của oxygen là chất bị oxi hóa.

c. Mỗi phân tử C4H10 nhường 6e.

d. Khi phản ứng được cân bằng, nếu hệ số của C4H10 là 2 thì hệ số của O2 là 8.

Câu 3. Ở điều kiện chuẩn 2 mol nhôm tác dụng vừa đủ với khí chlorine tạo muối aluminium chloride và giải phóng một lượng nhiệt 1390,81kJ.

a. Đây là phản ứng oxi hóa- khử vì có sự thay đổi số oxi hóa của Al và Cl .

b. Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng bằng 1390,81kJ.

c. Enthalpy tạo thành chuẩn của AlCl3(s) bằng -1390,81kJ.

d. Lượng nhiệt được giải phóng khi 0,075 mol AlCl3 được tạo thành ở cùng điều kiện gần bằng 52,2 kJ.

(2Al(s) + 3Cl2(g) →2AlCl3(g))

Câu 4. Cho hai phương trình nhiệt hoá học sau:

(1) CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g) ${\Delta _r}H_{298}^0 = + 176,0\,kJ$

(2) C(graphite, s) + O2(g) → CO2(g) ${\Delta _r}H_{298}^0 = – 393,5\,kJ$

a. Phản ứng (1) thu nhiệt, phản ứng (2) tỏa nhiệt.

b. Phản ứng (2) xảy ra thuận lợi hơn phản ứng (1).

c. Phản ứng (2) có thể tự xảy ra ở điều kiện thường mà không cần khơi mào.

d. Sau giai đoạn khơi mào, phản ứng (1) tiếp tục xảy ra phản ứng.

PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.

Câu 1. Có bao nhiêu phản ứng oxi hóa-khử trong số các phản ứng sau?

(1) Ca + H2O → Ca(OH)2 + H2↑.

(2) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O.

(3) Cu(OH)2 $\xrightarrow{{{t^0}}}$ CuO + H2O

(4) Mg + H2SO4 (loãng) → MgSO4 + H2.

Câu 2. Cho phản ứng: C6H6(l) +$\frac{{15}}{2}$O2(g) → 6CO2(g) + 3H2O(g). Ở điều kiện chuẩn, nhiệt tạo thành của C6H6(l) ; CO2(g) và H2O(g) lần lượt là +49,00 kJ/mol; -393,50 kJ/mol; -241,82 kJ/mol. Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên là bao nhiêu? (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười)

Câu 3. Cho năng lượng liên kết của một số liên kết ở điều kiện chuẩn như sau:

Liên kết H – H C – H C – C C = O C ≡ C
Eb(kJ/mol) 436 414 347 732 839

Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng sau? (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười)

$CH \equiv CH(g) + 2{H_2}(\;g) \to C{H_3} – C{H_3}(\;g)$

Câu 4. Có bao nhiêu phản ứng tỏa nhiệt trong số các phản ứng sau?

(1) N2 (g) + 3H2 (g) → 2NH3 (g) ${\Delta _r}H_{298}^0 = – 92\,kJ$

(2) H2 (g) + I2 (g) → 2HI (g) ${\Delta _r}H_{298}^0 = + 11,3\,kJ$

(3) Zn (s) + CuSO4 (aq) → ZnSO4 (aq) + Cu (s) ${\Delta _r}H_{298}^0 = – 210\,kJ$

(4) HCl (aq) + NaOH (aq) → NaCl (aq) + H2O (l) ${\Delta _r}H_{298}^0 = – 57,3\,kJ$

Câu 5. Cho 9,2 gam hỗn hợp Zn và Al (tỉ lệ số mol 1 : 1) tác dụng với lượng dư H2SO4 đặc, nóng thu được V lít khí SO2 (ở đkc, là sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Tính V. (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười)

Câu 6. Trong phản ứng: KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O. Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử là bao nhiêu?

ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI

PHẦN I (4,5 đ). Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 đ

1 2 3 4 5 6
A C B B D A
7 8 9 10 11 12
C B C A B A
13 14 15 16 17 18
B D D B D D

PHẦN II (4 đ). Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

-Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm

-Thí sinh lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm

-Thí sinh lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm

-Thí sinh lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm

-Thí sinh lựa chọn chính xác 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm

Câu Lệnh hỏi Đáp án
(Đ/S)
Câu Lệnh hỏi Đáp án
(Đ/S)
1 a Đ 3 a Đ
b S b S
c S c S
d S d Đ
2 a Đ 4 a Đ
b S b Đ
c Đ c S
d S d S

PHẦN III (1,5 đ): Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Mỗi câu đúng 1,5 điểm. Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6
ĐA 2 -3135,5 -292 3 6,2 10

HƯỚNG DẪN GIẢI

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 2. Phản ứng đốt cháy khí butane có trong thành phần khí gas: C4H10 + O2 $\xrightarrow{{{t^0}}}$ CO2 + H2O

a. Khí gas cháy là phản ứng tỏa nhiệt. → Đ

b. Vai trò của oxygen là chất bị oxi hóa. → S

c. Mỗi phân tử C4H10 nhường 6e. → Đ

d. Khi phản ứng được cân bằng, nếu hệ số của C4H10 là 2 thì hệ số của O2 là 8. → S

Hướng dẫn giải

$\mathop {{C_4}}\limits^{ + 2,5} \to 4\mathop C\limits^{ + 4} + 6e$

2C4H10 + 13O2 $\xrightarrow{{{t^0}}}$ 8CO2 + 10H2O

Câu 3. Ở điều kiện chuẩn 2 mol nhôm tác dụng vừa đủ với khí chlorine tạo muối aluminium chloride và giải phóng một lượng nhiệt 1390,81kJ.

a. Đây là phản ứng oxi hóa- khử vì có sự thay đổi số oxi hóa của Al và Cl . → Đ

b. Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng bằng 1390,81kJ. → S

c. Enthalpy tạo thành chuẩn của AlCl3(s) bằng -1390,81kJ. → S

d. Lượng nhiệt được giải phóng khi 0,075 mol AlCl3 được tạo thành ở cùng điều kiện gần bằng 52,2 kJ.→ Đ

Hướng dẫn giải

b. Sai, Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng bằng -1390,81kJ.

c. Sai, nếu 2 mol Al phản ứng thì hệ số của AlCl3 không phải bằng 1.

(2Al(s) + 3Cl2(g) →2AlCl3(g))

Câu 4. Cho hai phương trình nhiệt hoá học sau:

(1) CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g) ${\Delta _r}H_{298}^0 = + 176,0\,kJ$

(2) C(graphite, s) + O2(g) → CO2(g) ${\Delta _r}H_{298}^0 = – 393,5\,kJ$

a. Phản ứng (1) thu nhiệt, phản ứng (2) tỏa nhiệt. → Đ

b. Phản ứng (2) xảy ra thuận lợi hơn phản ứng (1). → Đ

c. Phản ứng (2) có thể tự xảy ra ở điều kiện thường mà không cần khơi mào. → S

d. Sau giai đoạn khơi mào, phản ứng (1) tiếp tục xảy ra phản ứng. → S

PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.

Câu 1. Có bao nhiêu phản ứng oxi hóa-khử trong số các phản ứng sau?

(1) Ca + H2O → Ca(OH)2 + H2↑.

(2) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O.

(3) Cu(OH)2 $\xrightarrow{{{t^0}}}$ CuO + H2O

(4) Mg + H2SO4 (loãng) → MgSO4 + H2.

Đáp án là 2

Câu 2. Cho phản ứng: C6H6(l) +$\frac{{15}}{2}$O2(g) → 6CO2(g) + 3H2O(g). Ở điều kiện chuẩn, nhiệt tạo thành của C6H6(l) ; CO2(g) và H2O(g) lần lượt là +49,00 kJ/mol; -393,50 kJ/mol; -241,82 kJ/mol. Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên là bao nhiêu? (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười)

Đáp án là -3135,5

Hướng dẫn giải

${\Delta _r}H_{298}^0 = 6{\Delta _f}H_{298\left( {C{O_2}} \right)}^0 + 3{\Delta _f}H_{298\left( {{H_2}O} \right)}^0 – {\Delta _f}H_{298\left( {{C_6}{H_6}} \right)}^0 – {\Delta _f}H_{298\left( {{C_6}{H_6}} \right)}^0$

$= 6.( – 393,50) + 3.( – 241,82) – 4,9 – 0 = – 3135,46\;kJ$

Câu 3. Cho năng lượng liên kết của một số liên kết ở điều kiện chuẩn như sau:

Liên kết H – H C – H C – C C = O C ≡ C
Eb(kJ/mol) 436 414 347 732 839

Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng sau? (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười)

$CH \equiv CH(g) + 2{H_2}(\;g) \to C{H_3} – C{H_3}(\;g)$

Đáp án là -292

Hướng dẫn giải

${\Delta _r}H_{298}^0(1)$= 2E(C-H) + E(C≡C) – 6E(C-C) – E(C-C) = (2.414) + 839 + (2.436) – (6.414) – 347 = -292 (kJ)

Câu 4. Có bao nhiêu phản ứng tỏa nhiệt trong số các phản ứng sau?

(1) N2 (g) + 3H2 (g) → 2NH3 (g) ${\Delta _r}H_{298}^0 = – 92\,kJ$

(2) H2 (g) + I2 (g) → 2HI (g) ${\Delta _r}H_{298}^0 = + 11,3\,kJ$

(3) Zn (s) + CuSO4 (aq) → ZnSO4 (aq) + Cu (s) ${\Delta _r}H_{298}^0 = – 210\,kJ$

(4) HCl (aq) + NaOH (aq) → NaCl (aq) + H2O (l) ${\Delta _r}H_{298}^0 = – 57,3\,kJ$

Đáp án là 3

Câu 5. Cho 9,2 gam hỗn hợp Zn và Al (tỉ lệ số mol 1 : 1) tác dụng với lượng dư H2SO4 đặc, nóng thu được V lít khí SO2 (ở đkc, là sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Tính V. (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười)

Hướng dẫn giải

Số mol Zn = số mol Al= 0,1 mol

Bảo toàn e: số mol SO2 = 0,25 mol

V SO2 = 0,25.24,79 = 6,1975 lít

Đáp án là 6,2

Câu 6. Trong phản ứng: KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O. Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.

$10C{l^ – } \to 5C{l_2} + 10e$

Đáp án là 10

Tài liệu đính kèm

  • De-thi-giua-HK2-Hoa-10-Canh-Dieu-cau-truc-moi-De-1-hay.docx

    69.46 KB • DOCX

    Tải xuống

Giải bài tập những môn khác

Tài liệu môn toán

Tài liệu tin học

Tài liệu Lớp 1

Tài liệu Lớp 2

Tài liệu Lớp 3

Tài liệu Lớp 4

Tài liệu Lớp 5

Trò chơi Powerpoint

Sáng kiến kinh nghiệm