[Bài tập trắc nghiệm Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo] Trắc nghiệm toán 6 các dạng toán (phép trừ, phép chia) bài 3 chương 1 chân trời sáng tạo có đáp án
Bài học này tập trung vào việc củng cố và rèn luyện kỹ năng giải các bài toán liên quan đến phép trừ và phép chia số nguyên, số thập phân, phân số, và hỗn số. Đây là một phần quan trọng của chương trình Toán lớp 6, giúp học sinh làm quen với các dạng toán cơ bản và nâng cao, đồng thời rèn luyện tư duy logic và khả năng tính toán. Mục tiêu chính của bài học là giúp học sinh:
Hiểu rõ các quy tắc và tính chất của phép trừ và phép chia. Áp dụng các quy tắc này để giải các bài toán trắc nghiệm. Nắm vững các phương pháp giải khác nhau cho từng dạng bài. Phát triển kỹ năng phân tích và lựa chọn đáp án chính xác. Làm quen với việc sử dụng các phương pháp tính nhanh và hợp lý. 2. Kiến thức và kỹ năngHọc sinh sẽ được ôn tập và củng cố các kiến thức về:
Quy tắc cộng, trừ, nhân, chia số nguyên.
Quy tắc cộng, trừ, nhân, chia số thập phân.
Quy tắc cộng, trừ, nhân, chia phân số.
Quy tắc cộng, trừ, nhân, chia hỗn số.
Các tính chất của phép toán (giao hoán, kết hợp, phân phối).
Các dạng bài toán liên quan đến phép trừ và phép chia.
Kỹ năng đọc hiểu đề bài toán.
Kỹ năng lựa chọn đáp án chính xác.
Kỹ năng tính toán nhanh và chính xác.
Bài học được thiết kế theo phương pháp kết hợp giữa lý thuyết và thực hành.
Giải thích chi tiết: Các quy tắc và tính chất sẽ được giải thích rõ ràng và dễ hiểu, kèm theo các ví dụ minh họa. Bài tập trắc nghiệm: Bài học bao gồm nhiều bài tập trắc nghiệm đa dạng, từ dễ đến khó, giúp học sinh luyện tập và củng cố kiến thức. Phân tích lời giải: Sau mỗi bài tập, sẽ có phân tích chi tiết lời giải, giúp học sinh hiểu rõ cách tiếp cận và giải quyết vấn đề. Đáp án chi tiết: Bài học cung cấp đáp án chi tiết cho tất cả các bài tập trắc nghiệm, giúp học sinh tự đánh giá kết quả học tập và tìm hiểu những lỗi sai. Thảo luận nhóm: Có thể áp dụng phương pháp thảo luận nhóm để học sinh cùng nhau giải quyết các bài tập khó và chia sẻ kinh nghiệm. 4. Ứng dụng thực tếKiến thức về phép trừ và phép chia được ứng dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày, bao gồm:
Tính toán tiền bạc.
Đo lường và chuyển đổi đơn vị.
Phân chia tài sản.
Giải quyết các vấn đề trong học tập và công việc.
Bài học này là một phần quan trọng trong chương trình Toán lớp 6, giúp học sinh chuẩn bị cho việc học các bài toán phức tạp hơn trong các chương sau. Nó kết nối trực tiếp với các kiến thức đã học ở các bài trước và tạo nền tảng vững chắc cho việc học các bài học tiếp theo.
6. Hướng dẫn học tậpĐể học tập hiệu quả, học sinh nên:
Đọc kỹ bài học:
Hiểu rõ các khái niệm và quy tắc.
Làm lại các bài tập trắc nghiệm:
Luyện tập thường xuyên để củng cố kiến thức.
Phân tích lời giải:
Hiểu rõ cách tiếp cận và giải quyết vấn đề.
Kiểm tra đáp án:
Đánh giá kết quả học tập và tìm hiểu những lỗi sai.
Tìm hiểu thêm các nguồn tài liệu:
Có thể tham khảo sách giáo khoa, tài liệu trực tuyến, hoặc hỏi thầy cô giáo nếu cần.
Đề bài
Tính \(\left( {368 + 764} \right) - \left( {363 + 759} \right)\), ta được
-
A.
\(10\)
-
B.
\(20\)
-
C.
\(30\)
-
D.
\(100\)
Thực hiện hợp lý phép tính \(\left( {56.35 + 56.18} \right):53\) ta được
-
A.
\(112\)
-
B.
\(28\)
-
C.
\(53\)
-
D.
\(56\)
Kết quả của phép tính \(\left( {158.129 - 158.39} \right):180\) có chữ số tận cùng là
-
A.
\(8\)
-
B.
\(79\)
-
C.
\(9\)
-
D.
\(5\)
Kết quả của phép tính \(90 - 85 + 80 - 75 + 70 - 65 + 60 - 55 + 50 - 45\) là
-
A.
\(25\)
-
B.
\(20\)
-
C.
\(30\)
-
D.
\(35\)
Tìm số tự nhiên \(x\) biết rằng \(x - 50:25 = 8.\)
-
A.
\(11\)
-
B.
\(250\)
-
C.
\(10\)
-
D.
\(20\)
Giá trị \(x\) nào dưới đây thỏa mãn \(\left( {x - 50} \right):25 = 8?\)
-
A.
\(300\)
-
B.
\(150\)
-
C.
\(200\)
-
D.
\(250\)
Chọn kết luận đúng về số tự nhiên \(x\) thỏa mãn \(5x - 46:23 = 18.\)
-
A.
\(x\) là số chẵn
-
B.
\(x\) là số lẻ
-
C.
\(x\) là số có hai chữ số
-
D.
\(x = 0\)
Cho \({x_1}\) là số tự nhiên thỏa mãn \(\left( {5x - 38} \right):19 = 13\) và \({x_2}\) là số tự nhiên thỏa mãn \(100 - 3\left( {8 + x} \right) = 1\). Khi đó \({x_1} + {x_2}\) bằng
-
A.
\(80\)
-
B.
\(82\)
-
C.
\(41\)
-
D.
\(164\)
Tìm số chia và số dư trong phép chia khi biết số bị chia là \(36\) và thương là \(7.\)
-
A.
Số chia là \(5\), số dư là \(2.\)
-
B.
Số chia là \(7\), số dư là \(1.\)
-
C.
Số chia là \(5\), số dư là \(1.\)
-
D.
Số chia là \(6\), số dư là \(1.\)
Trong một phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên có số bị chia là \(200\) và số dư là \(13.\) Khi đó số chia và thương lần lượt là
-
A.
\(197;1\)
-
B.
\(1;197\)
-
C.
\(1;187\)
-
D.
\(187;1\)
Cho bảng giờ tàu HP1 Hà Nội – Hải Phòng tháng 10 năm 2020 như sau:
Quãng đường từ ga Gia Lâm đến ga Hải Dương; từ ga Hải Dương đến ga Hải phòng lần lượt là
-
A.
45 km, 52 km
-
B.
52 km, 45 km
-
C.
62 km, 45 km
-
D.
57 km, 102 km
Tìm số tự nhiên x, biết: 124+(118-x)=217
-
A.
10
-
B.
15
-
C.
25
-
D.
35
Mẹ em mua một túi 15 kg gạo tám thơm Hải Hậu loại 20 nghìn đồng một ki lô gam. Hỏi mẹ em phải đưa cho cô bán hàng bao nhiêu tờ tiền 50 nghìn đồng để trả tiền gạo?
-
A.
300
-
B.
4
-
C.
5
-
D.
6
Lời giải và đáp án
Tính \(\left( {368 + 764} \right) - \left( {363 + 759} \right)\), ta được
-
A.
\(10\)
-
B.
\(20\)
-
C.
\(30\)
-
D.
\(100\)
Đáp án : A
Ta tính từng ngoặc rồi trừ kết quả với nhau.
Ta có \(\left( {368 + 764} \right) - \left( {363 + 759} \right)\)\( = 1132 - 1122 = 10.\)
Thực hiện hợp lý phép tính \(\left( {56.35 + 56.18} \right):53\) ta được
-
A.
\(112\)
-
B.
\(28\)
-
C.
\(53\)
-
D.
\(56\)
Đáp án : D
- Tính trong ngoặc bằng cách sử dụng tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng.
- Thực hiện phép chia để tìm kết quả.
Ta có \(\left( {56.35 + 56.18} \right):53\)\( = 56.\left( {35 + 18} \right):53 = 56.53:53 = 56.1 = 56\)
Kết quả của phép tính \(\left( {158.129 - 158.39} \right):180\) có chữ số tận cùng là
-
A.
\(8\)
-
B.
\(79\)
-
C.
\(9\)
-
D.
\(5\)
Đáp án : C
- Tính trong ngoặc bằng cách sử dụng \(ab - ac = a.\left( {b - c} \right).\)
- Thực hiện phép chia để tìm kết quả.
Ta có \(\left( {158.129 - 158.39} \right):180\)\( = 158.\left( {129 - 39} \right):180 = 158.90:180\)\( = 79.2.90:180 = 79.180:180 = 79.\)
Vậy kết quả của phép tính có chữ số tận cùng là \(9.\)
Kết quả của phép tính \(90 - 85 + 80 - 75 + 70 - 65 + 60 - 55 + 50 - 45\) là
-
A.
\(25\)
-
B.
\(20\)
-
C.
\(30\)
-
D.
\(35\)
Đáp án : A
Thực hiện phép trừ hai số hạng liên tiếp trong dãy phép tính rồi cộng các kết quả với nhau.
Ta có
\(90 - 85 + 80 - 75 + 70 - 65 + 60 - 55 + 50 - 45\)
\(= (90 - 85) + (80 - 75) + (70 - 65) + (60 - 55) + (50 - 45)\)
\( = 5 + 5 + 5 + 5 + 5 = 10 + 10 + 5 = 25.\)
Tìm số tự nhiên \(x\) biết rằng \(x - 50:25 = 8.\)
-
A.
\(11\)
-
B.
\(250\)
-
C.
\(10\)
-
D.
\(20\)
Đáp án : C
Thực hiện phép chia trước rồi tìm \(x\) bằng cách lấy hiệu cộng với số trừ.
Ta có \(x - 50:25 = 8\)
\(x - 2 = 8\)
\(x = 8 + 2\)
\(x = 10.\)
Giá trị \(x\) nào dưới đây thỏa mãn \(\left( {x - 50} \right):25 = 8?\)
-
A.
\(300\)
-
B.
\(150\)
-
C.
\(200\)
-
D.
\(250\)
Đáp án : D
+ Tìm số bị chia bằng cách lấy số chia nhân với thương.
+ Tìm số bị trừ bằng cách lấy hiệu cộng với số trừ.
Ta có \(\left( {x - 50} \right):25 = 8\)
\(x - 50 = 25.8\)
\(x - 50 = 200\)
\(x = 50 + 200\)
\(x = 250.\)
Vậy \(x = 250.\)
Chọn kết luận đúng về số tự nhiên \(x\) thỏa mãn \(5x - 46:23 = 18.\)
-
A.
\(x\) là số chẵn
-
B.
\(x\) là số lẻ
-
C.
\(x\) là số có hai chữ số
-
D.
\(x = 0\)
Đáp án : A
+ Thực hiện phép chia trước
+ Tìm số bị trừ bằng cách lấy hiệu cộng với số trừ
+ Tìm số hạng chưa biết bằng cách lấy tích chia cho số hạng đã biết
Ta có \(5x - 46:23 = 18\)
\(5x - 2 = 18\)
\(5x = 18 + 2\)
\(5x = 20\)
\(x = 20:5\)
\(x = 4\)
Vậy \(x = 4.\)
Do đó \(x\) là số chẵn.
Cho \({x_1}\) là số tự nhiên thỏa mãn \(\left( {5x - 38} \right):19 = 13\) và \({x_2}\) là số tự nhiên thỏa mãn \(100 - 3\left( {8 + x} \right) = 1\). Khi đó \({x_1} + {x_2}\) bằng
-
A.
\(80\)
-
B.
\(82\)
-
C.
\(41\)
-
D.
\(164\)
Đáp án : B
Tìm \({x_1}\) và \({x_2}\) sau đó tính tổng \({x_1} + {x_2}\)
+ Ta có \(\left( {5x - 38} \right):19 = 13\)
\(5x - 38 = 13.19\)
\(5x - 38 = 247\)
\(5x = 247 + 38\)
\(5x = 285\)
\(x = 285:5\)
\(x = 57\)
Vậy \({x_1} = 57.\)
+ Ta có \(100 - 3\left( {8 + x} \right) = 1\)
\(3\left( {8 + x} \right) = 100 - 1\)
\(3\left( {8 + x} \right) = 99\)
\(8 + x = 99:3\)
\(8 + x = 33\)
\(x = 33 - 8\)
\(x = 25.\)
Vậy \({x_2} = 25\)
Khi đó \({x_1} + {x_2} = 57 + 25 = 82.\)
Tìm số chia và số dư trong phép chia khi biết số bị chia là \(36\) và thương là \(7.\)
-
A.
Số chia là \(5\), số dư là \(2.\)
-
B.
Số chia là \(7\), số dư là \(1.\)
-
C.
Số chia là \(5\), số dư là \(1.\)
-
D.
Số chia là \(6\), số dư là \(1.\)
Đáp án : C
Sử dụng kiến thức về phép chia có dư để đánh giá và tìm số chia, số dư của phép tính.
Gọi số chia là \(b\), số dư là \(r\,\left( {b \in {N^*};\,0 \le r < b} \right)\).
Theo đề bài ta có \(36 = 7.b + r\) suy ra \(7b \le 36\) và \(8b > 36\) suy ra \(b = 5\) từ đó ta có \(r = 1.\)
Trong một phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên có số bị chia là \(200\) và số dư là \(13.\) Khi đó số chia và thương lần lượt là
-
A.
\(197;1\)
-
B.
\(1;197\)
-
C.
\(1;187\)
-
D.
\(187;1\)
Đáp án : D
Sử dụng kiến thức về phép chia có dư để đánh giá và tìm số chia, số dư của phép tính.
Gọi thương là \(p\); số chia là \(b\)\(\left( { b>13} \right)\)
Theo đề bài ta có \(200 = bq + 13\) nên \(bq = 187 = 187.1\) mà \(b > 13\) nên \(b = 187\) và \(q = 1.\)
Cho bảng giờ tàu HP1 Hà Nội – Hải Phòng tháng 10 năm 2020 như sau:
Quãng đường từ ga Gia Lâm đến ga Hải Dương; từ ga Hải Dương đến ga Hải phòng lần lượt là
-
A.
45 km, 52 km
-
B.
52 km, 45 km
-
C.
62 km, 45 km
-
D.
57 km, 102 km
Đáp án : B
- Quãng đường trong bảng là quãng đường từ ga Hà Nội (mốc 0 km) đến các ga trong mỗi cột.
- Quãng đường: lấy địa điểm ở cột bên phải trừ cột bên trái.
Quãng đường từ ga Gia Lâm đến ga Hải Dương:
57-5 =52 (km)
Quãng đường từ ga Hải Dương đến ga Hải Phòng:
102-57 =45 (km).
Tìm số tự nhiên x, biết: 124+(118-x)=217
-
A.
10
-
B.
15
-
C.
25
-
D.
35
Đáp án : C
+) Nếu a+b=c thì b=c-a.
+) a=124; b=(118-x); c=217
+) Tính 118-x.
+) Tính x.
124+(118-x)=217
(118-x)=217-124
118-x=93
x=118-93
x=25
Vậy x=25.
Mẹ em mua một túi 15 kg gạo tám thơm Hải Hậu loại 20 nghìn đồng một ki lô gam. Hỏi mẹ em phải đưa cho cô bán hàng bao nhiêu tờ tiền 50 nghìn đồng để trả tiền gạo?
-
A.
300
-
B.
4
-
C.
5
-
D.
6
Đáp án : D
Tính số tiền mẹ mua gạo.
Số tờ tiền bằng số tiền mua gạo chia cho 50.
Số tiền gạo là 15.20=300 nghìn đồng
Số tờ tiền mà mẹ em phải đưa là 300:50=6 (tờ)
Vậy mẹ em phải đưa cho cô bán hàng 6 tờ tiền mệnh giá 50 nghìn đồng.