[Vở thực hành Toán Lớp 8] Giải câu hỏi trắc nghiệm trang 5, 6 vở thực hành Toán 8

{"metatitle":"Giải bài tập FCGHD | Học tốt mọi môn","metadescription":"Hướng dẫn chi tiết cách giải bài tập FEDGH với phương pháp dễ hiểu và đầy đủ. Tài liệu học tập giúp học sinh nắm vững kiến thức và cải thiện kỹ năng làm bài."}

Câu 1 trang 5

Cho các biểu thức \(A = 2(x + 1){y^2};B = - 0,7xy{x^2}{z^3};C = (\sqrt 2 + \sqrt 3 ){y^2}zy\) và \(D = 3{x^3}z\sqrt y \) .

Hai đơn thức trong số các biểu thức đã cho là:

A. A và B.

B. B và C.

C. B và D.

D. C và D.

Phương pháp giải:

Sử dụng khái niệm đơn thức: Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số hoặc một biến, hoặc có dạng tích của những số và biến.

Lời giải chi tiết:

Trong các biểu thức trên, ta thấy chỉ có \(B = - 0,7xy{x^2}{z^3}\) và \(C = (\sqrt 2 + \sqrt 3 ){y^2}zy\) là đơn thức.

 \(A = 2(x + 1){y^2}\) không phải là đơn thức vì có chứa phép cộng với biến.

 \(D = 3{x^3}z\sqrt y \) không phải là đơn thức vì có chứa \(\sqrt y \) .

=> Chọn đáp án B.

Câu 2 trang 5

Cho các đơn thức \(A = (0,3 + \pi ){x^2}y;B = \frac{1}{2}x{\rm{y}}{{\rm{x}}^2}z;C = - xyx{z^2}\) và \(D = (\sqrt 2 + 1)x{y^2}z.\) Hai đơn thức thu gọn trong các đơn thức đã cho là:

A. A và B.

B. A và C.

C. A và D.

D. B và C.

Phương pháp giải:

Sử dụng khái niệm đơn thức thu gọn: Đơn thức thu gọn là đơn thức chỉ gồm một số, hoặc có dạng tích của một số với những biến, mỗi biến chỉ xuất hiện một lần và đã được nâng lên lũy thừa với số mũ nguyên dương.

Lời giải chi tiết:

Đơn thức \(A = (0,3 + \pi ){x^2}y\) và \(D = (\sqrt 2 + 1)x{y^2}z\) là hai đơn thức thu gọn.

Đơn thức \(B = \frac{1}{2}x{\rm{y}}{{\rm{x}}^2}z\) và \(C = - xyx{z^2}\) không phải đơn thức thu gọn vì biến x chưa được thu gọn.

=> Chọn đáp án C.

Câu 3 trang 6

Sau khi thu gọn các đơn thức \(A = 2xyzx;B = - 3yxzy;C = 4zxyz\) và \(D = - 5{x^2}yzy\) , đơn thức đồng dạng với đơn thức \( - 6{x^2}yz\) là:

A. A.

B. B.

C. C.

D. D.

Phương pháp giải:

  • Áp dụng các tính chất của phép nhân và phép nâng lên lũy thừa để thu gọn đơn thức.
  • Sử dụng khái niệm của hai đơn thức đồng dạng để tìm đơn thức đồng dạng với đơn thức \( - 6{x^2}yz\) .

Đơn thức đồng dạng là hai đơn thức (thu gọn) với hệ số khác 0 và có phần biến giống nhau.

Lời giải chi tiết:

Ta có:

 \(\begin{array}{l}A = 2xyzx = 2(x.x)yz = 2{x^2}yz;\\B = - 3yxzy = - 3x(y.y)z = - 3x{y^2}z;\\C = 4zxyz = 4xy(z.z) = 4xy{z^2};\\D = - 5{x^2}yzy = - 5{x^2}(y.y).z = - 5{x^2}{y^2}z.\end{array}\)

Đơn thức đồng dạng với đơn thức \( - 6{x^2}yz\) là đơn thức \(A\) vì có cùng phần biến \({x^2}yz\) .

=> Chọn đáp án A.

Câu 4 trang 6

Cho hai đơn thức \(M = 5,5{x^3}{y^2}z\) và \(N = - 1,5{x^3}{y^2}z\) . Tổng và hiệu của chúng là:

A. \(M + N = 4{x^3}{y^2}z;M - N = 6{x^3}{y^2}z;\)

B. \(M + N = 4{x^2}{y^3}z;M - N = 7{x^3}{y^2}z;\)

C. \(M + N = 4{x^3}{y^2}z;M - N = 7{x^3}{y^2}z;\)

D. \(M + N = 4{x^3}{y^2}z;M - N = 7{x^2}{y^3}z.\) 

Phương pháp giải:

Sử dụng quy tắc cộng (trừ) hai đơn thức đồng dạng: Muốn cộng (hay trừ) hai đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến.

Lời giải chi tiết:

 \(\begin{array}{l}M + N = 5,5{x^3}{y^2}z + \left( { - 1,5{x^3}{y^2}z} \right)\\ = 5,5{x^3}{y^2}z - 1,5{x^3}{y^2}z\\ = (5,5 - 1,5){x^3}{y^2}z\\ = 4{x^3}{y^2}z\\M - N = 5,5{x^3}{y^2}z - \left( { - 1,5{x^3}{y^2}z} \right)\\ = 5,5{x^3}{y^2}z + 1,5{x^3}{y^2}z\\ = (5,5 + 1,5){x^3}{y^2}z\\ = 7{x^3}{y^2}z\end{array}\)

=> Chọn đáp án C.

Giải bài tập những môn khác

Môn Ngữ văn Lớp 8

  • Bài tập trắc nghiệm Văn Lớp 8 Cánh diều
  • Bài tập trắc nghiệm Văn Lớp 8 Chân trời sáng tạo
  • Bài tập trắc nghiệm Văn Lớp 8 Kết nối tri thức
  • Đề thi, đề kiểm tra Văn Lớp 8 Cánh diều
  • Đề thi, đề kiểm tra Văn Lớp 8 Chân trời sáng tạo
  • Đề thi, đề kiểm tra Văn Lớp 8 Kết nối tri thức
  • Lý thuyết Văn Lớp 8
  • SBT Văn Lớp 8 Cánh diều
  • SBT Văn Lớp 8 Chân trời sáng tạo
  • Soạn văn Lớp 8 Kết nối tri thức
  • Soạn văn Lớp 8 Kết nối tri thức siêu ngắn
  • Soạn văn Lớp 8 Cánh diều siêu ngắn
  • Soạn văn Lớp 8 Cánh diều chi tiết
  • Soạn văn Lớp 8 Chân trời sáng tạo siêu ngắn
  • Soạn văn Lớp 8 Chân trời sáng tạo chi tiết
  • Soạn văn chi tiết Lớp 8 Cánh diều
  • Soạn văn chi tiết Lớp 8 chân trời sáng tạo
  • Soạn văn chi tiết Lớp 8 kết nối tri thức
  • Soạn văn siêu ngắn Lớp 8 Cánh diều
  • Soạn văn siêu ngắn Lớp 8 kết nối tri thức
  • Soạn văn siêu ngắn Lớp 8 chân trời sáng tạo
  • Tác giả và tác phẩm văn Lớp 8
  • Tóm tắt, bố cục Văn Lớp 8 Kết nối tri thức
  • Tóm tắt, bố cục Văn Lớp 8 Cánh diều
  • Tóm tắt, bố cục Văn Lớp 8 Chân trời sáng tạo
  • Trắc nghiệm Văn Lớp 8 Cánh diều
  • Trắc nghiệm Văn Lớp 8 Chân trời sáng tạo
  • Trắc nghiệm Văn Lớp 8 Kết nối tri thức
  • Văn mẫu Lớp 8 Chân trời sáng tạo
  • Văn mẫu Lớp 8 Kết nối tri thức
  • Văn mẫu hay Lớp 8 Cánh Diều
  • Vở thực hành Ngữ văn Lớp 8
  • Môn Toán học Lớp 8

    Môn Tiếng Anh Lớp 8

    Tài liệu tin học

    Tài liệu Lớp 1

    Tài liệu Lớp 2

    Tài liệu Lớp 3

    Tài liệu Lớp 4

    Tài liệu Lớp 5

    Trò chơi Powerpoint

    Sáng kiến kinh nghiệm